.Giải pháp về pháp luật Đối với BLHS hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIỂM sát điều TRA vụ án cố ý gây THƯƠNG TÍCH HOẶC gây tổn hại CHO sức KHỎE của NGƯỜI KHÁC từ THỰC TIỄN HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 74 - 77)

- Căn cứ không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Xú

3.2.1 .Giải pháp về pháp luật Đối với BLHS hiện hành

Đối với BLHS hiện hành

- Nghiên cứu lý luận cùng các quy định cụ thể của BLHS về các giai đoạn thực hiện tội phạm và Điều 134 BLHS thấy rằng, từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này đều quy định hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây chết người là dấu hiệu bắt buộc. Khoản 6 không quy định hậu quả (đối với hành vi bị tội phạm hóa thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội). Chúng tôi cho rằng đây là một thiếu sót rất đáng lưu ý của BLHS. Vì theo quy định tại khoản 6

Điều 134 BLHS thì “6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy

hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội

phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì

phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy trường hợp một người dùng một trong các thứ

nêu trên và họ đã sử dụng để gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng vì lý do khách quan mà hậu quả chưa xảy ra (do nạn nhân chậm tiếp cận với các thứ trên mà các thứ này bị phân hủy do vận động tự nhiên, môi trường, thời tiết; do nạn nhân tránh được, bỏ chạy kịp thời; do nạn nhân hoặc người khác có biện pháp can thiệp làm mất hoặc giảm công năng của một trong các thứ nêu trên… hoặc do sai lầm về công cụ, phương tiện phạm tội) thì người thực hiện hành vi đó lại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong khi xét về các giai đoạn thực hiện tội phạm thì phạm tội chưa đạt nguy hiểm hơn so với chuẩn bị phạm tội.

Từ đó, chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 134 khoản 6 thành: ...6. Người nào chuẩn bị hoặc đã sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 đến khoản 5 Điều này, hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Từ thực tiễn kiểm sát điều tra, chúng tôi đề nghị sửa đổi bổ sung Điều 16 và Điều 17 BLHS như sau (phần chữ in đậm, nghiêng và gạch chân là phần đề nghị

bổ sung; phần in thường và gạch chân là đề nghị bỏ):

Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp tự mình (bỏ cụm từ không thực hiện tội phạm) hoặc ngăn chặn người mình sử dụng vào việc phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Trường hợp phạm tội có đồng phạm, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức phụ thuộc vào hành vi của từng người đối với vai trò của họ trong đồng phạm và với những người đồng phạm khác trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt về hậu quả và chưa hoàn thành về hành vi để tội phạm không hoàn thành. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Điều 17.Đồng phạm: 1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý

cùng thực hiện một tội phạm. 2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. 3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Người thực hành là người thực hiện tội phạm (bỏ từtrực tiếp).

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.Người đồng phạm là người trực tiếp hoặc sử dụng người khác thực hiện tội phạm. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành

vi vượt quá của người đồng phạm khác (bỏ từ thực hành)”.

- Qua nghiên cứu các Giáo trình các BLHS thấy rằng đều có nội dung về các giai đoạn thực hiện tội phạm. Theo đó, phân chia ra thành 4 giai đoạn sau: Chuẩn bị phạm tội; Phạm tội chưa đạt (gồm 2 dạng: phạm tội chưa đạt về hậu quả và chưa

hoàn thành về hành vi; phạm tội chưa đạt về hậu quả nhưng đã hoàn thành về hành vi); tội phạm hoàn thành (hoàn thành nhưng chưa kết thúc/chưa dừng lại; hoàn thành và đã kết thúc). Các giáo trình về nội dung này cũng chỉ ra rằng việc phân chia ra thành 2 dạng của giai đoạn phạm tội chưa đạt có ý nghĩa về lượng hình và ý nghĩa về xác định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; và việc phân chia tội phạm hoàn thành nhưng chưa kết thúc (chưa dừng lại) có ý nghĩa xác định đồng phạm khi xuất hiện người tham gia trong giai đoạn này mà những người phạm tội không có sự thông mưu với nhau từ trước. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với các nội dung trên. Nhưng tôi cho rằng để những NTHTT nhận thức và áp dụng đúng các quy định của BLHS hiện hành, thì ngoài quy định về tội phạm đối với các hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, thì BLHS cần luật hóa các dạng của giai đoạn phạm tội chưa đạt và các dạng của giai đoạn tội phạm hoàn thành.

Lý do ở đây là: Các giai đoạn thực hiện tội phạm có liên quan đến chế định đồng phạm, liên quan đến TYNCCDVPT hoặc chuyển hóa tội phạm. vậy cần luật hóa để xác định hành vi TYNCCDVPT hoặc chuyển hóa tội phạm hoặc xuất hiện đồng phạm đối với dạng phạm tội chưa đạt về hậu quả và chưa hoàn thành về hành vi; Để xác định đồng phạm xuất hiện ở dạng phạm tội chưa đạt về hậu quả nhưng đã hoàn thành về hành vi. Để xác định người đồng phạm xuất hiện trong giai đoạn tội phạm hoàn thành nhưng thuộc dạng hoàn thành nhưng chưa kết thúc/chưa dừng lại.Ngoài ra, còn để phục vụ xác định rằng, một người tham gia thực hiện tội phạm khi tội phạm do người khác thực hiện đang diễn ra mà giữa 2 người không có sự thông đồng với nhau từ trước, thì hậu quả tội phạm là hậu quả chung vì thỏa mãn về mặt lý trí và ý chí trong đồng phạm; Mặt khác, để xác định hành vi độc lập của từng người phạm tội khi xâm hại khách thể được BLHS bảo vệ nhưng giữa họ không có đồng phạm.

Đối với BLTTHS: Cần sửa đổi theo hướng quy định mô hình hệ thống Tòa

án, VKS theo 3 cấp và giao cho Viện trưởng VKS cấp tỉnh và Chánh án TAND cấp tỉnh có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm các bản án, quyết định giải quyết vụ việc có hiệu lực pháp luật của các TAND cấp huyện, và giao

cho Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm. BLTTHS cần quy định trách nhiệm của người có thẩm quyền tham mưu kháng nghị, người có thẩm quyền kháng nghị kể cả kháng nghị phúc thẩm mà không tham mưu, không kháng nghị đối với những trường hợp đủ căn cứ kháng nghị để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể, nhất là những trường hợp sai tội danh, sai khung hình phạt, kháng nghị để minh oan. Cần bổ sung vào khoản 2 Điều 336 một trong những nội dung chính của kháng nghị của VKS phải có nội dung vụ án (theo quan điểm VKS).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIỂM sát điều TRA vụ án cố ý gây THƯƠNG TÍCH HOẶC gây tổn hại CHO sức KHỎE của NGƯỜI KHÁC từ THỰC TIỄN HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)