Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm y tế QUẬN NGŨ HÀNH sơn, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 32 - 39)

1.3.1. Nhân tố bên trong

Nhân tố bên trong bao gồm các nhân tố thuộc về nguồn lực bên trong của đơn vị, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của đơn vị, quyết định nội lực phát triển nguồn nhân lực của đơn vị. Trong phát triển nguồn nhân lực, các nhân tố này là chiến lược phát triển, nhân tố quản lý, văn hóa, đặc điểm và hoạt động của đơn vị.

1.3.1.1. Chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động của đơn vị

Chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động của đơn vị là cơ sở để hoạch định phương hướng phát triển nguồn nhân lực về số lượng, cơ cấu, yêu cầu năng lực và đề xuất các chính sách, giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn của tổ chức (Nguyễn Thị Mỹ Duyên, 2012)

Cho nên phát triển nguồn nhân lực trong một đơn vị cần đáp ứng được mục tiêu phát triển và được cụ thể hóa trong chiến lược và kế hoạch hoạt động của đơn vị đó. Do vậy, chiến lược và kế hoạch hoạt động trong 5 năm cũng như hàng năm có vai trò quyết định tới phát triển nguồn nhân lực. Vai trò này thể hiện chỗ quyết định mục tiêu, phương hướng phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác hoạch định phát triển nguồn nhân lực.

1.3.1.2. Nhân tố quản lý

Nhân tố quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều phối thực hiện các nội dung từ hoạch định, xây dựng quy hoạch, kế hoạch và triển khai thực hiện phát triển nguồn nhân lực trong đơn vị. Quản lý các thay đổi về con người và tổ chức nhằm cải thiện hiệu quả công việc là một trong những chức năng quan trọng của quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Vậy nhân tố quản lý tác động lên số lượng và chất lượng nguồn nhân lực làm chúng thay đổi.

1.3.1.3. Hiện trạng nguồn nhân lực

Hiện trạng nguồn nhân lực của một tổ chức ở mỗi thời điểm được đặc trưng bởi quy mô, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực. Hiện trạng nguồn nhân lực phụ thuộc vào kết quả phát triển nguồn nhân lực ở giai đoạn trước đó, nhưng lại ảnh hưởng quyết định đến yêu cầu phát triển phục vụ mục tiêu chung của tổ chức trong thời kỳ mới.

1.3.1.4. Văn hóa đơn vị

Trong mọi tổ chức đều có những hệ thống hoặc khuôn mẫu của các giá trị, các biểu tượng, nghi thức, huyền thoại… Văn hóa tổ chức sẽ giới hạn những điều mà nhân viên sẽ làm bằng cách gợi ra một phương thức đúng để tổng hợp, xác định, phân tích và giải quyết vấn đề. Bầu văn hóa đơn vị là bầu không khí xã hội và tâm

lý của đơn vị, được định nghĩa như là một hệ thống các giá trị, các niềm tin và các thói quen được chia sẻ trong phạm vi một tổ chức, tác động và tạo ra các chuẩn mực hành vi. Nó chủ yếu được hình thành và phát triển từ tấm gương của các cấp quản trị. Một nhà lãnh đạo tạo ra bầu không khí học tập bằng việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên nâng cao kiến thức, sẽ có được một đội ngũ nhân viên thích ứng nhanh nhạy với mọi biến động của thị trường. Ngoài ra các yếu tố như đồng phục, sự giải lao, vui đùa, giải tỏa căng thẳng, sự giúp đỡ giữa nhân viên và nhà quản lý cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực cho đơn vị. Vì thế, chúng ta cần phải xác định ra bầu văn hóa của tổ chức và xây dựng, bồi đắp các chuẩn mực bởi nó ảnh hưởng đến sự hoàn thành công tác trong toàn đơn vị và ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động cũng như ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành kế hoạch của tổ chức, đơn vị đó.

1.3.1.5. Khả năng tài chính

Khả năng tài chính của đơn vị cũng ảnh hưởng rất lớn đến thực thiện hoạt động đào tạo phát triển nhân viên. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, nhiều đơn vị sự nghiệp dù biết mình cần phải đào tạo nhân viên nhưng khả năng tài chính không cho phép họ gửi người đi đào tạo tại những cơ sở đào tạo có uy tín; buộc họ phải lựa chọn phương án đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo tại những cơ sở trong nước với chi phí thấp, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo.

1.3.1.6. Đặc điểm và quy mô hoạt động

Các đặc điểm khác của đơn vị gồm truyền thông văn hóa, quy mô và địa bàn hoạt động, đặc điểm trong thực hiện nhiệm vụ có ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, tính truyền thống và gắn kết chặt chẽ sự chỉ huy tập trung giữa các bộ phận do đặc điểm hoạt động nhiệm vụ chuyên môn có ảnh hưởng tích cực tới phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác triển khai thực hiện.

1.3.2. Nhân tố bên ngoài

1.3.2.1. Chính sách vĩ mô và sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Chính phủ đưa ra chính sách vĩ mô, quy định luật pháp để khuyến khích phát triển tổ chức trong đó có phát triển nguồn nhân lực, Lê Thị Mỹ Linh (2009). Bên cạnh sự hỗ trợ của chính phủ, đơn vị sự nghiệp còn có thể nhận được sự hỗ trợ phát triển của tổ chức quốc tế về các mặt như nguồn vốn, chuyên môn, nâng cao trình độ công nghệ và cả phát triển nguồn nhân lực.

1.3.2.2. Sự phát triển của hệ thống cung cấp dịch vụ

Khi hệ thống cung cấp dịch vụ phát triển, các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo sẵn sàng thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp với đơn vị thì sẽ dễ dàng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ người lao động.

1.3.2.3. Giáo dục và đào tạo

Theo Nguyễn Long Giao thì giáo dục và đào tạo là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng sản xuất, quyết định sự phát triển và tăng trưởng kinh tế - xã hội. Bởi tri thức và phẩm chất của người lao động là sản phẩm của quá trình giáo dục và đào tạo. Các quốc gia đều nhìn nhận rằng một nền giáo dục hoàn chỉnh, đồng bộ, toàn diện sẽ tạo ra những nhà khoa học, những người lao động có tri thức, có kỹ năng nghề nghiệp, năng động và sáng tạo. Đối với mỗi người, giáo dục và đào tạo còn là quá trình hình thành, phát triển thế giới quan, tình cảm, đạo đức, hoàn thiện nhân cách.

1.3.2.4. Truyền thống lịch sử và giá trị văn hóa

Truyền thống lịch sử và giá trị văn hóa gồm ý thức dân tộc, lòng tự hào về những giá trị truyền thống là yếu tố cơ bản, có ý nghĩa xuyên suốt không chỉ hôm nay mà cả về sau. Những giá trị truyền thống như: tôn sư trọng đạo, ý thức cộng đồng, lòng yêu nước, thương người, tinh thần dũng cảm, bất khuất, tinh thần hiếu học, lối sống thanh bạch, giàu lòng nhân ái… là những giá trị truyền thống đang chi phối cuộc sống của mỗi chúng ta, là những nhân tố có ý nghĩa nhất định, cần phát huy.

1.3.2.5. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực, bởi những nhân tố này đã tạo điều kiện cho các quốc gia, địa phương kết hợp tốt nhất sức mạnh của dân tộc với sức mạnh quốc tế, phát huy được nội lực và mọi tiềm năng sáng tạo; đồng thời tranh thủ

được tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển.

1.3.3. Nhân tố thuộc về bản thân người lao động

Người lao động luôn quan tâm đến cơ hội mới nghề nghiệp của họ, điều này ảnh hưởng đến việc cân nhắc trong việc đào tạo và phát triển người lao động trong tổ chức, tránh trường hợp đào tạo xong người lao động chuyển sang đơn vị mới.

1.3.3.1. Phát triển trình độ chuyên môn

Phát triển trình độ chuyên môn là nội dung quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Trình độ chuyên môn là những hiểu biết có được do kinh nghiệm hoặc học tập. Trình độ chuyên môn bao gồm: kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên ngành và kiến thức đặc thù.

1.3.3.2. Phát triển kỹ năng hành nghề

Kỹ năng hành nghề là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể. Những kỹ năng sẽ giúp cho người lao động hoàn thành tốt công việc của mình, quy định tính hiệu quả của công việc.

1.3.3.3. Phát triển thái độ đối với nghề

Thái độ của người lao động cho thấy cách nhìn của người đó về vai trò, trách nhiệm, mức độ nhiệt tình đối với công việc, những điều này sẽ được thể hiện rõ qua hành vi của người lao động. Một người có kỹ năng hành nghề tốt nhưng thái độ không đúng thì hiệu quả đóng góp sẽ không cao.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tác giả tập trung trình bày cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong đơn vị sự nghiệp công lập, nêu các khái niệm cơ bản về nhân lực, nguồn nhân lực, nội dung phát triển nguồn nhân lực cũng như các yếu tổ ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực và tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực.

Từ nghiên cứu lý luận và các vấn đề nêu trên có thể rút ra kết luận:

- Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia nói chung và đối với từng đơn vị nói riêng

Nguồn nhân lực giữ vai trò là động lực trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của một quốc gia.

Nguồn nhân lực là nguồn vốn đặc biệt có ý nghĩa quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một tổ chức, đơn vị nhằm nâng cao năng lực thực hiện, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị trong hiện tại và tương lai.

- Thực chất của phát triển nguồn nhân lực là phát triển số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người lao động nhằm tận dụng tối đa nguồn lực hiện có, đáp ứng mục tiêu phát triển của đơn vị, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh cho đơn vị. Đây cũng là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đơn vị.

- Với những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực đã nêu trên càng khẳng định vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và đối với sự phát triển của đơn vị sự nghiệp nói riêng. Về mặt kinh tế, phát triển nguồn nhân lực giúp cho đơn vị khai thác các khả năng tiềm tàng,

nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của đơn vị về nguồn nhân lực. Về mặt xã hội, phát triển nguồn nhân lực thể hiện quan điểm rất nhân văn về quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức và người lao động.

Trong xu hướng chung của môi trường kinh tế cạnh tranh quyết liệt, nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định đến chất lượng phục vụ và sự thành công của đơn vị.

Vì vậy, việc phân tích và vận dụng đúng các cơ sở lý thuyết của phát triển nguồn nhân lực vào môi trường y tế nói chung cũng như Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn nói riêng sẽ mang ý nghĩa thiết thực.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm y tế QUẬN NGŨ HÀNH sơn, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)