Thực tiễn quyết định hình phạt đối với người thực hành trong đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người thực hành trong đồng phạm từ thực tiễn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 58)

đồng phạm.

Về thực tiễn áp dụng các quy định về các vụ án đồng phạm và xác định người thực hành trong đồng phạm, Tòa án đã xác định đúng vai trò của từng đồng phạm, áp dụng chính xác trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với mỗi đồng phạm.

Ví dụ: Tại Bản án số 12/2019/HSST ngày 16/01/2019 xét xử Trần Quyết Thắng và Lê Vũ Linh cùng phạm tội “Cướp giật tài sản” theo điều 171 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Nội dung vụ án như sau: Trần Quyết Thắng và Lê Vũ Linh có mối quan hệ là bạn bè. Vào khoảng 07 giờ 30 phút ngày 22/8/2018, Thắng điều khiển xe mô tô biển số 64H4 – 0292 chở Linh lưu thông trên đường Nguyễn Hữu Trí, hướng từ ngã tư Bình Điền về tỉnh Long An. Khi đến trước quán nước tại địa chỉ B5/1 khu phố 2, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh (chiều ngược lại) thì Thắng phát hiện chị Võ Ngọc Lam đang ngồi uống nước trên tay cầm điện thoại hiệu OPPO nên Thắng nói cho Linh biết và kêu Linh vào quán giật điện thoại của chị Lam, Linh đồng ý. Thắng điều khiển xe quay lai, dừng cách quán nước khoảng 20 mét, Linh giả vờ vào quán nằm trên võng phía sau chị Lam gọi nước uống. Lợi dụng lúc chị Lam không để ý, mất cảnh giác Linh đi từ phía sau chị Lam rồi dùng tay giật điện thoại di động của chị Lam, đồng thời Linh phát hiện trên bàn chị Lam có để 01 điện thoại di động hiệu OPPO nên Linh giật luôn điện thoại này chạy ra ngoài đường. Thắng thấy Linh giật được điện thoại thì điều khiển xe chạy đến đón Linh. Lúc này, chị Lam tri hô và cùng người dân đuổi theo nên Linh không lên xe của Thắng mà ném lại điện thoại chạy bộ được một đoạn thì bị chị Lam bắt giữ. Đối với Thắng điều khiển xe đến quán nước thì cũng bị té ngã và bị người dân bắt giữ cùng vật chứng giao cho Công an thị trấn Tân Túc lập biên bản bắt người có hành vi phạm tội quả

tang, lập hồ sơ ban đầu chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Chánh giải quyết theo quy định.

HĐXX đã nhận định: Đây là vụ án có đồng phạm nhưng mang tính chất giản đơn không có sự bàn bạc, phân công vai trò, cấu kết chặt chẽ. Trong đó, bị cáo Thắng là người giữ vai trò chủ mưu, rủ rê, khởi xướng, phát hiện bị hại mang theo điện thoại; sau đó điều khiển xe dừng và đứng cảnh giới. Đối với bị cáo Linh là đồng phạm tích cực, khi được bị cáo Thắng rủ cướp giật là đồng ý ngay, bị cáo người đi bộ vào trong quán nước trực tiếp giật điện thoại của bị hại Lam.

Trong bản án nêu trên, Tòa án đã xác định rõ vai trò của từng bị cáo. Các bị cáo phạm tội với lỗi cố ý, mục đích phạm tội là muốn có tiền tiêu xài cho bản thân. Khi thực hiện hành vi phạm tội các bị cáo có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức được việc làm của mình là sai trái, là vi phạm pháp luật nhưng bản tính tham lam, lười biếng lao động nên các bị cáo cùng cố ý phạm tội cho nên HĐXX thống nhất buộc các bị cáo phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn để giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung.

HĐXX cũng đã xét đến nhân thân của các bị cáo. Tính đến ngày phạm tội, bị cáo Thắng không có tiền án, tiền sự. Bị cáo Linh có 01 tiền án chưa được xóa, do đó lần phạm tội này của bị cáo thuộc trường hợp tái phạm nên mức án của bị cáo Linh sẽ cao hơn bị cáo Thắng.

Bên cạnh các tình tiết tăng nặng TNHS, Tòa án cũng đã ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo một phần hình phạt được quy định tại các điểm h, s Khoản 1, Điều 51 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Áp dụng Khoản 1 Điều 171; các điểm s, h Khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) xử phạt bị cáo Trần Quyết Thắng 02 năm tù.

Áp dụng Khoản 1 Điều 171; các điểm s, h Khoản 1 Điều 51; điểm h Khoản 1 Điểu 52 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) xử phạt bị cáo Lê Vũ Linh 02 năm 06 tháng tù.

Ví dụ: Tại Bản án số 19/2019/HSST ngày 23/01/2019 của Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh xét xử Hoàng Văn Lương, Hoàng Thanh Long về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm, phụ gia thực phẩm” theo Điều 193 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Ngày 10/11/2017 Đội quản lý thị trường huyện Bình Chánh phối hợp Công an xã Qui Đức, huyện Bình Chánh thi hành quyết định kiểm tra phòng trọ số 8 địa chỉ: C1/13 xã Qui Đức, huyện Bình Chánh do bà Phạm Thị Hoa là chủ thì phát hiện Hoàng Thanh Long (người thuê trọ) sang chiết bột ngọt nghi giả nhãn hiệu Ajnomoto và hạt nêm Knorr.

Hoàng Văn Lương, Hoàng Thanh Long và Dương Thành Đoàn đã có hành vi sản xuất bột ngọt giả nhãn hiệu Ajnomoto của Công ty Ajnomoto Việt Nam và hạt nêm giả nhãn hiệu Knorr của Công ty trách nhiệm hữu hạn quốc tế Unilever Việt Nam theo cách thức: dùng can nhựa xúc bột ngọt nguyên liệu (loại bao 25kg), hạt nêm nguyên liệu (loại bao 10kg) vào bao bì, dùng cân để cân trọng lượng rồi dùng bàn ép để ép miệng bao bì. Trong đó, Lương có vai trò mua nguyên liệu, tìm nơi tiêu thụ thành phẩm, Đoàn có vai trò mua bao bì giả nhãn hiệu Ajnomoto và Knorr, trực tiếp tham gia vào sản xuất hàng giả cùng Long, chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng giả thành phẩm; Long trực tiếp sản xuất hàng giả, đi chào hàng và giao hàng thành phẩm theo yêu cầu của Lương. Lúc bị bắt thu giữ số bột ngọt giả nhãn hiệu Ajnomoto, số hạt nêm giả nhãn hiệu Knorr thành phẩm tương đương với hàng thật trị giá 33.614.000 đồng. Với hành vi trên bị cáo Hoàng Văn Lương và bị cáo Hoàng Thanh Long đã phạm vào tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực thẩm, phụ gia thực phẩm”. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Khoản 1 Điều 193 BLHS 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

HĐXX đã nhận định: Đây là vụ án mang tính chất đồng phạm giản đơn, trong đó Hoàng Văn Lương giữ vai trò rủ rê và cùng Hoàng Thanh Long trực tiếp thực hiện tội phạm. Bị cáo Long là người làm thuê cho bị cáo Lương. Do đó, mức hình phạt của bị cáo Lương phải cao hơn so với bị cáo Long là phù hợp.

Xét hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, bởi lẽ các bị cáo bán ra thị trường những sản phẩm mang nhãn hiệu, kiểu dáng, màu sắc tương tự như sản phẩm thật đã gây ngộ nhận cho người sử dụng, làm mất uy tín, gây sự hoài nghi về chất lượng của cơ sở sản xuất bột ngọt Ajnomoto và hạt nêm Knor, làm lũng loạn thị trường, gây khó khăn cho các cấp quản lý. Do đó cần xử phạt các bị cáo với mức án tương xứng với tính chất và mức độ phạm tội của từng bị cáo.

Theo tác giả, HĐXX cần xác định rõ vai trò của Hoàng Văn Lương là khởi xướng, là người chủ mưu thì mới đảm bảo phân hóa TNHS một cách triệt để, tuân thủ nguyên tắc “nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy”, đảm bảo sự công bằng và hợp lý trong quyết định hình phạt.

Áp dụng các nguyên tắc xác định TNHS thì Lương và Long cùng phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm. Long và Lương đều có nhân thân tốt, không có tình tiết tăng nặng TNHS và có các tình tiết giảm nhẹ TNHS sau: các bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bản thân các bị cáo phạm tội lần đầu, chưa có tiền án tiền sự, gia đình các bị cáo là gia đình có công với cách mạng, nên HĐXX đã áp dụng các khoản 1, 2 Điều 51 BLHS 2015 để giảm nhẹ một phần hình phạt cho các bị cáo.

Riêng đối với bị cáo Long tham gia vụ án với vai trò là người giúp sức, là người làm thuê cho bị cáo Lương, hiện nay có 02 con nhỏ nên Hội đồng xét xử cho bị cáo được hưởng án treo cũng đủ tác dụng giáo dục bị cáo.

Áp dụng Khoản 1 Điều 193; Điểm s, Khoản 1,2 Điều 51; điểm b Khoản 1, Điều 47 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo Hoàng Văn Lương 02 năm 06 tháng tù.

Áp dụng Khoản 1 Điều 193; Điểm s, Khoản 1, 2 Điều 51; Điều 65, điểm b, Khoản 1, Điều 47 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo Hoàng Thanh Long 02 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 04 năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Trên thực tiễn, còn có một số trường hợp Tòa án chỉ nêu chung chung người giữ vai trò chính và xác định là đồng phạm chứ chưa nêu rõ cụ thể từng loại người đồng phạm.

Ví dụ: Tại Bản án số 07/2019/HSST ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh xét xử Phan Thành Nhân và Phan Nhật Phan về tội “Trộm cắp tài sản” theo Điều 173 BLHS năm 2015.

Khoảng 16 giờ ngày 05/8/2018, Phan Thành Nhân điều khiển xe mô tô biển số 59T1-328.63 và mang theo 01 bộ dụng cụ mở khóa xe, dụng cụ mở khóa từ, bình xịt hơi cay, dao xếp để đến nơi ở của Phan Nhật Phan, rủ Phan Nhật Phan đi trộm cắp tài sản của người khác, Phan đồng ý. Phan mang theo 02 bình xịt hơi cay, rồi cùng Nhân đi trộm cắp tài sản; trên đường đi, Nhân điện thoại cho Nguyễn Đăng Phú để mua bộ đoản mở khóa xe máy, khi đến nơi ở của Phú thì Phú giao cho Phan 01 bộ đoản (đã qua sử dụng). Sau đó, Phan chở Nhân chạy xe qua các tuyến đường thuộc địa bàn xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh để tìm tài sản trộm cắp. Khoảng 16 giờ 30 phút cùng ngày, khi Phan điều khiển xe lưu thông trên đường An Phú Tây – Hưng Long thì Nhân phát hiện một chiếc xe mô tô biển số 69D1-356.18 của anh Bùi Văn Phương đang để trước nhà số 161B/6 ấp 2, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh không có người trông coi nên nói Phan dừng xe lại để lấy trộm. Phan điều khiển xe quay lại, dừng cách xe của anh Phương khoảng 07m và ngồi trên xe cảnh giới. Nhân xuống xe và đi đến nơi dựng

chiếc xe mô tô của anh Phương, dùng dụng cụ mở khóa xe mang theo sẵn mở khóa xe của anh Phương nhưng chưa nổ máy được, đang giật dây điện để khởi động xe nhằm tẩu thoát thì bị lực lượng tuần tra Công an xã An Phú Tây và Công an huyện Bình Chánh phát hiện bắt giữ. Trong lúc bị lực lượng Công an vây bắt thì Nhân dùng bình xịt hơi cay chống trả nhằm tẩu thoát, nhưng bị lực lượng Công an khống chế bắt giữ.

Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm hại đến quyền sở hữu tài sản đối với tài sản của người khác. Các bị cáo lợi dụng sự quản lý tài sản của chủ sở hữu rồi lén lút thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trái phép. Tại thời điểm phạm tội các bị cáo đều là người trưởng thành, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình, biết rõ hành vi do mình thực hiện là trái pháp luật nhưng vì vụ lợi mà các bị cáo cùng cố ý thực hiện hành vi phạm tội.

Trước khi đi tìm tài sản sơ hở để trộm cắp thì các bị cáo đều chuẩn bị cất giữ trong người bình xịt hơi cay nhằm mục đích chống trả để tẩu thoát nếu bị phát hiện, truy bắt. Như vậy, xét về ý chí thì các bị cáo đã thống nhất việc hành hung nhằm tẩu thoát nếu bị phát hiện và cụ thể là khi bị phát hiện hành vi trộm cắp bị lực lượng công an truy bắt bị cáo Phan Thành Nhân đã dùng bình xịt hơi cay chống trả, xịt vào người của lực lượng truy bắt nhằm tẩu thoát. Mặt khác, trước khi thực hiện hành vi phạm tội các bị cáo có sự cấu kết chặt chẽ như chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội, thống nhất lấy tài sản của người khác bán chia lợi bất chính và khi thực hiện hành vi phạm tội có sự phân công nhiệm vụ vai trò rõ ràng nên có các căn cứ xác định việc phạm tội của các bị cáo là có tổ chức.

Xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm của từng hành vi và vai trò của từng bị cáo. Bị cáo Phan Thành Nhân là người khởi xướng rủ rê bị cáo Phan Nhật Phan phạm tội, thực hiện hành vi phạm tội với vai trò là người thực

hành, trực tiếp mở khóa xe để lấy tài sản, hành hung để tẩu thoát khi bị truy bắt nên tính chất mức độ hành vi của bị cáo cao hơn bị cáo Phan Nhật Phan.

Sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS của từng bị cáo. HĐXX quyết định áp dụng các điểm a, đ khoản 2 Điều 173; các điểm h, s khoản 1 Điều 51 BLHS 2015.

Xử phạt bị cáo Phan Thành Nhân 03 năm 06 tháng tù Xử phạt bị cáo Phan Nhật Phan 03 năm tù.

Trường hợp này thuộc đồng phạm có thông mưu trước. Các bị cáo có sự chuẩn bị, lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ rõ ràng, trong đó bị cáo Phan là người cảnh giới, bị cáo Nhân là người trực tiếp thực hiện hành vi trộm cắp, các bị cáo có cấu kết chặt chẽ khi thực hiện hành vi phạm tội trong đó bị cáo Nhân là chủ mưu, khi bị phát hiện bắt giữ đã dùng bình xịt hơi cay được chuẩn bị từ trước chống trả lại những người vây bắt nhằm tẩu thoát.

Tòa án đã áp dụng đúng nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm. Vì trước khi thực hiện hành vi phạm tội của bị cáo Phan và đồng phạm đã có sự thống nhất chuẩn bị bình xịt hơi cay và thống nhất về ý chí sẽ dùng bình xịt hơi cay chống trả khi bị phát hiện và thực tế đồng phạm của bị cáo đã sử dụng bình xịt hơi cay để chống trả khi bị bắt giữ, nên bị cáo phải chịu chung trách nhiệm với hành vi mà đồng phạm đã thực hiện.

Trong các ví dụ vừa nêu trên, Tòa án áp dụng chính xác các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm để xác định TNHS của các bị cáo. Áp dụng nguyên tắc chịu trách nhiệm về tội phạm chung, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người đồng phạm nào chỉ áp dụng riêng cho người đó, xác định TNHS tương xứng với tính chất và mức độ của hành vi phạm tội. Tuy nhiên có một số trường hợp HĐXX chưa làm rõ hành vi vượt quá của người thực hành cấu thành một tội danh độc lập khác mà HĐXX đã bỏ sót dẫn tới việc bản án bị hủy.

Ví dụ: Tại bản án hình sự sơ thẩm số 69/2017/HSST ngày 26 tháng 4 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh.

Đoàn Tứ Hanh và đối tượng tên Tính (không rõ lai lịch) có mối quan là bạn bè. Khoảng 01 giờ ngày 14/7/2015, Tính rủ Hanh đi chích điện bắt trộm chó, đồng thời giao cho Hanh bộ chích điện tự chế, Hanh đồng ý. Tính điều khiển xe mô tô biển số 78G1-123.24 chở Hanh đi từ khu phố 5, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, khi cả hai đến đường Rạch Già thuộc tổ 55, ấp 4, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh thì phát hiện một con chó màu xám đang đi ngoài đường nên Tính điều khiển xe áp sát, Hanh sử dụng bộ dụng cụ chích điện làm con chó ngất xỉu, Hanh xuống xe dùng băng keo cuốn miệng con chó lại rồi bỏ vào bao. Cả hai tiếp tục đi, khi đến trươc nhà số E9/55 ấp 5, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh thì thấy con chó của ông Trang Sỹ Hồng đang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người thực hành trong đồng phạm từ thực tiễn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)