Thực tiễn xác định người thực hành trong đồng phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người thực hành trong đồng phạm từ thực tiễn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 48)

Đồng phạm là trường hợp phạm tội do nhiều người cố ý cùng thực hiện nhưng không phải mọi vụ án có sự tham gia của nhiều người đều là vụ án có đồng phạm. Nếu chỉ là vụ án thông thường, không có dấu hiệu đồng phạm thì sự phân hóa TNHS giữa những người phạm tội không phải là sự phân hóa TNHS trong đồng phạm. Để đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu phân hóa TNHS trong đồng phạm thì trước hết cần xác định đó là vụ án có đồng phạm, rồi từ đó dựa vào vai trò, tính chất và mức độ nguy hiểm của từng người mà Tòa án sẽ đưa ra hướng xử lý tương xứng và phù hợp với quy định của pháp luật.

Bảng 2.1:Số vụ án đưa ra xét xử của Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh

Năm Số vụ Số bị cáo Tỷ lệ (%)

2017 232 340 1.47

2018 191 287 1.50

2019 158 276 1.75

Nguồn: Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh

Qua số liệu thống kê của Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh số lượng các bị cáo trong các vụ án hình sự đã xét xử từ năm 2017 đến năm 2019 có nhiều biến động.

Mặc dù Tòa án không có thống kê chi tiết về những vụ án có đồng phạm và số lượng người thực hành trong các vụ án, song bằng bảng thống kê cho thấy số lượng các vụ án hình sự có đông người tham gia có chiều hướng gia tăng.

Tác giả xin nêu ra một số bản án về trường hợp Tòa án không xác định vai trò của các bị cáo trong đồng phạm, không xác định người thực hành để phân tích.

Ví dụ: Tại Bản án số 69/2019/HSST ngày 02/4/2019 của Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh xét xử Nguyễn Thành Thông và Đào Văn Tâm về tội “Trộm cắp tài sản” theo Khoản 1 Điều 173 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Nội dung vụ án như sau: Nguyễn Thành Thông và Đào Văn Tâm có mối quan hệ là bạn bè. Khoảng 23h ngày 24/8/2018 Thông đi bộ đến nhà Tâm tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh thì Tâm gặp Đào Văn Tiếng (anh ruột của Tâm) cùng với 01 người bạn của Tiếng (không rõ lai lịch). Tại đây Tiếng rủ cả nhóm đi tìm tài sản để lấy trộm bán lấy tiền tiêu xài. Lúc này, Tâm vừa về đến nhà nên Thông rủ Tâm cùng đi trộm tài sản, Tâm đồng ý.

Tâm điều khiển xe mô tô biển số 52H2-9706 chở Thông. Tiếng điều khiển xe mô tô (không rõ biển số) chở bạn của Tiếng đi lòng vòng để tìm tài sản sơ hở để lấy trộm. Đến khoảng 4h ngày 25/8/2018 khi cả nhóm đi qua nhà trọ địa chỉ C7C/19FD11, tổ 209, ấp 4A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh thì Tiếng phát hiện bên trong đường đi của dãy nhà trọ có dựng 03 xe mô tô không có người trông coi, cả nhóm thống nhất lấy trộm. Lúc này Tâm điều khiển xe mô tô biển số 52H2-9706 và bạn của Tiếng chạy xe mô tô không rõ biển số về nhà Tâm để cất xe mô tô biển số 52H2-9706 rồi bạn của Tiếng chở Tâm về khu nhà trọ trên. Tại đây, Tiếng kêu Tâm đứng bên ngoài cách vị trí trộm xe khoảng 15 mét để trông xe và cảnh giới. Tiếng, Thông và bạn của Tiếng đi vào bên trong để lấy trộm xe mô tô. Tiếng dùng kềm cộng lực chuẩn bị từ trước cắt khóa hàng rào, dùng đoản bẻ khóa xe mô tô biển số 71B3 – 125.76. Thông đi đến đẩy xe mô tô biển số 61Z2 – 9772 dùng tay bứt dây điện để khởi động xe. Do không mở được công tắc điện nên Tiếng và bạn của Tiếng đẩy xe mô tô biển số 71B3 – 125.76 ra ngoài để Thông điều khiển xe

và dùng chân đẩy xe mô tô 71B3 – 125.76 do Tiếng cầm lái. Cả nhóm điều khiển xe về nhà Tâm tại địa chỉ: Nhà không số, Khu C9, ấp 4A, xã Bình Hưng cất giấu 02 xe mô tô vừa trộm được. Tại đây bạn của Tiếng đưa cho Tâm một biển số xe (không rõ biển số) để thay cho xe mô tô biển số 61Z2 – 9772. Tiếng lấy biển số 49G1-394.26 thay cho xe mô tô biển số 71B3 – 125.76. Đến khoảng 17h chiều cùng ngày, Tiếng và bạn của Tiếng bán được xe mô tô 61Z2 – 9772 (đã được thay biển số khác) cho người không rõ lai lịch với số tiền 2.000.000 đồng, chia đều cho 4 người, mỗi người được 500.000 đồng.

Xét hành vi của các bị cáo trong vụ án, các bị cáo phạm tội với lỗi cố ý, mục đích chung phạm tội là muốn có tiền tiêu xài cho bản thân. Khi thực hiện hành vi phạm tội các bị cáo là người đã trưởng thành, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức được việc làm của mình là sai trái, là vi phạm pháp luật nhưng bản tính tham lam, lười biếng lao động nên các bị cáo cố ý cùng thực hiện việc phạm tội. Bị cáo Thông và bị cáo Tâm đều mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hậu quả xảy ra. Bị cáo Thông và bị cáo Tâm đều được hưởng lợi từ việc bán tài sản mà cả nhóm đã trộm cắp được.

Tòa án đã đưa ra nhận định “đây là trường hợp có đồng phạm, trong đó có sự tham gia thực hiện tội phạm của Thông và Tâm. (Tiếng đang truy tìm, bạn Tiếng không rõ lai lịch)” Tòa án mới chỉ nhận định là có đồng phạm

trong vụ án chứ chưa nêu rõ từng loại người đồng phạm trong vụ án.

Theo tác giả bị cáo Thông là người thực hành, trực tiếp đi vào nhà trọ, dùng tay bứt dây điện để khởi động xe và lấy cắp xe. Bị cáo Tâm khi được bị cáo Thông rủ đi trộm cắp đã không do dự mà đồng ý ngay. Tuy nhiên bị cáo Tâm đã không trực tiếp thực hiện hành vi trộm cắp mà đứng bên ngoài cảnh giới, hành vi của Tâm chỉ mang tính chất tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng phạm khác thực hiện hành vi phạm tội của mình nên Tâm chỉ giữ vai trò là người giúp sức.

Ví dụ: Tại Bản án số 219/2019/HSST ngày 26/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh xét xử Ngô Văn Hải, Trần Anh Dũng về tội “Cướp giật tài sản” theo khoản 1 Điều 171 và Lại Ngọc

Thu Ngân về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo

Khoản 1 Điều 323 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Nội dung vụ án như sau: Vào tối ngày 16/7/2019, Trần Anh Dũng đến nhà dì ruột là bà Lê Thị Kim Lan tại địa chỉ F1/221 ấp 6, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh chơi. Sau đó, Dũng rủ bạn gồm Ngô Văn Hải, Lại Ngọc Thu Ngân và Phạm Phương Anh đến chơi. Khoảng 01 giờ ngày 17/7/2019, Dũng rủ Hải đi trộm đồ ăn thì Hải đồng ý. Hải điều khiển xe mô tô biển số 99F6-0894 chở Dũng đi trộm khoai lang, trái cây rồi đem về nhà bà Lan để cùng ăn. Đến khoảng 03 giờ cùng ngày, Hải rủ Dũng đi trộm cắp tài sản người khác bán lấy tiền chia nhau tiêu xài, Dũng đồng ý và điều khiển xe mô tô biển số 99F6-0894 chở Hải đi ngang qua nhà số 3A28 Trần Văn Giàu, ấp 3, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh thì Dũng phát hiện bà Phạm Thị Bích Hạnh đang đứng quay mặt vào phía trong nhà để mở cửa, sau lưng bà Hạnh có để chiếc xe mô tô hiệu Dream, trên ba ga xe có để một túi xách màu đỏ. Dũng chỉ cho Hải biết và Hải giật chiếc giỏ xách của bà Hạnh. Sau khi Hải đồng ý, Dũng điều khiển xe quay lại, Hải chạy bộ đến dùng tay trái giật chiếc túi xách của bà Hạnh, bà Hạnh phát hiện, tri hô và đuổi theo nhưng không kịp, Hải leo lên xe mô tô do Dũng điều khiển để tẩu thoát. Dũng chở Hải về nhà lấy túi xách ra kiểm tra thì thấy bên trong có một chiếc lắc vàng 18k trọng lượng 1,7 chỉ, 01 điện thoại hiệu INTEX, 01 giấy chứng minh nhân dân mang tên Phạm Thích Hạnh, 02 giấy biên nhận cầm vàng của tiệm vàng Kim Long và 662.000 đồng tiền mặt. Dũng và Hải kể lại việc chiếm đoạt giỏ xách của bà Hạnh và đưa vàng cho Ngân và Phương Anh đem bán, số tiền bán vàng được cả nhóm đã chia nhau tiêu xài.

Tòa án đã nhận định “đây là vụ án mang tính chất đồng phạm giản đơn,

bị cáo Hải là người rủ rê đồng thời là người trực tiếp chiếm đoạt tài sản, bị cáo Dũng là người phát hiện người bị hại và là người điều khiển xe”

Các bị cáo thực hiện hành vi một cách táo bạo và ngang nhiên nơi đường phố, gây mất an ninh trật tự. Bên cạnh đó các bị cáo đều đã trưởng thành, đủ độ tuổi chịu TNHS, biết rõ việc làm của mình là vi phạm pháp luật mà vẫn cố tình thực hiện.

Tác giả cho rằng đây là vụ án mang tính chất đồng phạm giản đơn, không có sự bàn bạc phân công nhiệm vụ từ trước. Khi Dũng nhìn thấy túi xách của bà Hạnh thì chỉ cho Hải, Hải không do dự đồng ý liền với Dũng thực hiện hành vi cướp giật túi xách của bà Hạnh. Hành vi giật giỏ xách của bà Hạnh rồi nhanh chóng leo lên xe mô tô do Dũng điều khiển để nhanh chóng tẩu thoát của bị cáo Hải đã cấu thành tội phạm cướp giật tài sản.

Tuy nhiên, Tòa án chỉ nhận định bị cáo là người giữ vai trò chính, nhưng lại không gọi tên chính xác tên loại người đồng phạm là gì. Trong vụ án nêu trên bị cáo Hải là người rủ rê, khởi xướng bị cáo Dũng, đồng thời là người trực tiếp giật giỏ xách của bà Hải như vậy Tòa án phải ghi nhận bị cáo Hải là người chủ mưu đồng thời cũng là người thực hành. Bị cáo Dũng là người phát hiện ra người bị hại và khi thấy bị cáo Hải cướp được túi xách của bà Hải liền điều khiển xe, tạo điều kiện thuận lợi để Dũng tẩu thoát. Trường hợp này Dũng là người giúp sức tích cực.

Ví dụ: Bản án số 160/2018/HSST ngày 27/12/2018 xét xử Nguyễn Hoàng Hân và Ngô Văn Nhựt Nam về tội Cướp giật tài sản theo Điều 172 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Nguyễn Hoàng Hân và Ngô Văn Nhựt Nam có mối quan hệ là bạn bè. Khoảng 12 giờ ngày 26/6/2018, Hân nhắn tin cho Nam qua mạng xã hội rủ Nam đi cướp giật tài sản, Nam đồng ý. Hân điều khiển xe mô tô biển số 51Y6 – 3210 qua nhà Nam. Sau đó Hân đưa biển số 59L1 – 472.28 cho Nam thay

vào xe mô tô biển số 51Y - 3210. Đến khoảng 13 giờ 15 phút cùng ngày, Nam điều khiển xe chở Hân ra đến đường Kênh Trung Ương thì Nam phát hiện chị Nguyễn Thị Giàu đang điều khiển xe mô tô hiệu Honda Vision phía trước cùng chiều, trong túi quần bên phải chị Giàu có để điện thoại di động hiệu Iphone 6S, Nam nảy sinh ý định cướp giật điện thoại của chị Giàu nên chỉ cho Hân thấy đồng thời điều khiển xe bám theo xe chị Giàu. Khi đến trước nhà số E19/19H ấp 5, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh thì Nam cho xe áp sát vào bên phải xe của chị Giàu để Hân ngồi sau dùng tay trái giật điện thoại di động rồi tẩu thoát. Chị Giàu tri hô thì được anh Nguyễn Minh Trung và anh Hồ Thanh Minh đuổi theo bắt giữ được Hân và Nam cùng với vật chứng giao cho Công an xã Vĩnh Lộc B lập biên bản bắt người có hành vi phạm tội quả tang.

Các bị cáo phạm tội với lỗi cố ý, mục đích phạm tội chung của cả hai là muốn có tiền tiêu xài cho bản thân. Các bị cáo đã là người trưởng thành, đủ năng lực chịu TNHS nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn cố ý làm.

Trường hợp này là vụ án có đồng phạm nhưng mang tính chất giản đơn, không có sự bàn bạc, phân công vai trò cụ thể. Trong đó, bị cáo Hân là người giữ vai trò chủ mưu, khởi xướng rủ rê, dùng xe của mình để làm phương tiện đi cướp giật tài sản và chính bị cáo là người trực tiếp giật điện thoại của người bị hại. Như vậy, Nguyễn Hoàng Hân vừa là người chủ mưu, vừa là người thực hành. Đối với bị cáo Nam là đồng phạm giúp sức tích cực, khi được bị cáo Hân rủ đi cướp giật là đồng ý ngay, bị cáo là người phát hiện người bị hại mang theo tài sản để chỉ cho Hân và điều khiển ép xe bị hại tạo điều kiện thuận lợi để cho bị cáo Hân cướp giật điện thoại.

Tòa án đã xác định đúng người thực hành trong các vụ án nêu trên. Bên cạnh đó vẫn còn một số trường hợp quan điểm giữa viện kiểm sát và Tòa án chưa thống nhất, bỏ lọt tội phạm dẫn tới việc bản án bị trả điều tra bổ sung hoặc bị hủy.

Ví dụ: Bản án số 200/2017/HSST ngày 31 tháng 11 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh.

Khoảng 20 giờ ngày 06/6/2016 Trương Minh Toàn, Trần Thanh Phong và Trần Đức Trí tổ chức nhậu tại tiệm sửa xe của Toàn, thuộc ấp 5, xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Trong lúc nhậu thì Toàn có kể cho Phong và Trí việc mâu thuẫn trước đó giữa Toàn và ông Nguyễn Minh Nhựt. Trương Minh Toàn cho rằng ông Nhựt mỗi lần đi ngang tiệm sửa xe của Toàn đều phun nước bọt vào tiệm của Toàn và người nhà của Toàn.

Khoảng 23 giờ 20 phút cùng ngày thì cả nhóm nghỉ nhậu, Phong điều khiển xe đến nhà ông Nhựt và Toàn điều khiển xe chở Trí chạy theo sau. Khi Trần Thanh Phong đến nhà ông Nhựt thì phát sinh cãi vã với ông Nhựt rồi Phong lao vào đánh ông Nhựt và bị ông Nhựt xô ngã. Lúc này, Toàn và Trí cũng lao vào đánh ông Nhựt bằng tay. Ông Nhựt lấy cây tuýp sắt (dài khoảng 50cm) tại nhà của ông Nhựt đánh trúng mày phải của Toàn làm rách da, chảy máu và Toàn bỏ chạy ra ngoài. Trần Đức Trí xông vào giật cây tuýp sắt của ông Nhựt ném ra ngoài còn Phong vẫn tiếp tục đánh ông Nhựt bằng tay. Lúc này, Trương Minh Toàn chạy ra xe của Phong thấy có 01 con dao tự chế để trên yên xe nên Toàn lấy con dao ném xuống mé kênh thì ông Nhựt nhìn thấy và chạy ra nhặt con dao, Trần Thanh Phong chạy theo ông Nhựt giằng con dao làm cả hai té xuống kênh và tiếp tục giằng lấy con dao. Trương Minh Toàn nhặt cây tuýp sắt đánh vào tay, vào đầu ông Nhựt gây thương tích. Ông Hồ Khắc Duy đang soi cá gần đó thấy đánh nhau nên tri hô và Phong, Toàn ngừng đánh ông Nhựt. Ông Nhựt chạy đến giật cây chĩa trên tay ông Huy đâm ông Phong, Toàn nhưng chỉ bị thương tích nhẹ. Sau đó, Phong và Toàn bỏ chạy về, còn Trí đã chạy xe về trước đó. Ông Nguyễn Minh Nhựt được gia đình đưa đi cấp cứu và báo công an lập hồ sơ xử lý.

Kết quả giám định pháp y cho thấy ông Nguyễn Minh Nhựt có tỷ lệ tổn thương là 09 %.

Quá trình điều tra và tại phiên tòa, ông Trần Thanh Phong, ông Trần Đức Trí thì khai nhận có tham gia đánh người bị hại bằng tay và có việc ông Trần Thanh Phong giằng co con dao với ông Nguyễn Minh Nhựt nhưng không biết ai gây các thương tích và không biết hung khí gì gây thương tích cho người bị hại. Riêng người bị hại ông Nguyễn Minh Nhựt đều khẳng định các thương tích của người bị hại là do ông Trần Thanh Phong sử dụng con dao tự chế và bị cáo Trương Minh Toàn sử dụng cây tuýp sắt gây ra. Ông Trần Đức Trí có tham gia đánh bằng tay không và khống chế để các đối tượng khác sử dụng hung khí gây thương tích cho người bị hại. Việc giằng co con dao như trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người thực hành trong đồng phạm từ thực tiễn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)