Khái quát nguồnnhân lực trong khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực TRONG KHỐI cơ QUAN QUẢN lý NHÀ nước cấp HUYỆN TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 36 - 41)

huyện tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Hiệp Đức là một trong 09 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có diện tích tự nhiên 49.418,61 ha, phía Đông giáp huyện Thăng Bình; phía Tây giáp huyện Phước Sơn; phía Nam giáp huyện Tiên Phước và Bắc Trà My; phía Bắc giáp huyện Quế Sơn. Địa hình mang nét đặc trưng của vùng đồi núi phức tạp và độ chia cắt lớn, hơn 80% là diện tích đồi núi, tập trung chủ yếu ở phía Bắc, Nam và Tây của huyện, còn lại là dạng đồng bằng thung lũng, phân bố ven các chân đồi núi và tập trung nhiều ở phía Đông; có tiềm năng về đất đai, khoáng sản; có vị trí quan trọng do nằm trên trục đường Quốc lộ 14E, gần vùng phát triển kinh tế và đô thị phía Tây của tỉnh là thị trấn Khâm Đức huyện Phước Sơn, không xa với các đầu mối giao thông và các trung tâm kinh tế lớn của khu vực như thành phố Đà Nẵng, đô thị phố cổ Hội An.

Hiện nay, toàn huyện có 01 thị trấn Tân An; 08 xã vùng thấp gồm các xã: Hiệp Hòa, Hiệp Thuận, Quế Bình, Quế Lưu, Quế Thọ, Bình Lâm, Bình Sơn, Thăng Phước và 03 xã vùng cao gồm các xã: Sông Trà, Phước Trà và Phước Gia với tổng dân số toàn huyện trên 41.115 người.

Trải qua hơn 33 năm xây dựng và trưởng thành (1986 - 2019), toàn Đảng, toàn dân, toàn quân huyện nhà đã chung sức, đồng lòng vượt qua nhiều khó khăn thử thách, xây dựng huyện Hiệp Đức phát triển trên nhiều mặt. Nội lực kinh tế được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ, mức tăng trưởng GDP hằng năm đạt 15,08 %, huyện đã khai thác mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, đất đai, lao động, nguồn vốn, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản đạt trên 451 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương

mại, dịch vụ, du lịch với giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt trên 320 tỷ đồng, thương mại - dịch vụ đạt xấp xỉ 548 tỷ đồng. Diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện từng bước được thay đổi với kết cấu kinh tế - hạ tầng được tăng cường, văn hoá – xã hội được chú trọng; đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và chuyển biến tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ ổn định. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng được nâng lên; hệ thống chính trị ngày càng được củng cố; bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở được kiện toàn; cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực. Ý thức chính trị, tư duy và trình độ của đội ngũ CBCCVC có bước trưởng thành trên nhiều mặt, bước đầu tích luỹ được kinh nghiệm và thực hiện có hiệu quả những chủ trương về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh do Đảng và Nhà nước đặt ra.

2.1.2. Khái quát nguồn nhân lực trong khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

2.1.2.1. Hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong khối cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

UBND huyện Hiệp Đức là cơ quan thực thi pháp luật, thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể UBND; đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên UBND huyện. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh Quảng Nam; có trách nhiệm chấp hành mọi văn bản của HĐND huyện, UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo chế độ quy định hoặc theo yêu cầu của UBND tỉnh; chịu sự giám sát của HĐND huyện trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện các Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, trước HĐND huyện và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. UBND huyện thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với các Sở, Ngành ở tỉnh.

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, UBND huyện Hiệp Đức có 11 cơ quan chuyên môn được sắp xếp, tổ chức, hoạt động chức năng nhiệm

nhằm giúp UBND huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành và lĩnh vực công tác ở địa phương. Bao gồm 11 cơ quan chuyên môn:

Văn phòng HĐND và UBND huyện; Thanh tra; Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Kinh tế và Hạ tầng; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Và 03 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa - thông tin - thể thao và lĩnh vực khác, gồm các đơn vị:

Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh, Ban quản lý đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp.

Về công tác quản lý nhà nước, tại báo cáo sơ kết tình hình hoạt động của huyện Hiệp Đức giai đoạn 2015 - 2017; UBND huyện Hiệp Đức đã thực hiện đúng các quy định của Trung ương, của tỉnh và các cấp có thẩm quyền; làm tốt công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… đối với đội ngũ CBCCVC, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của mỗi cấp, mỗi ngành. Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ, công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường và đẩy mạnh, góp phần ngăn ngừa khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố; bộ máy chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn được kiện toàn; cải cách hành chính có nhiều chuyển biến. Ý thức chính trị, tư duy và trình độ của đội ngũ CBCCVC có bước trưởng thành trên nhiều mặt, bước đầu tích luỹ được kinh nghiệm và thực hiện có hiệu quả những chủ trương về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Tuy nhiên, trước yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, đội ngũ CBCCVC nói chung và đội ngũ CCVC của huyện Hiệp Đức nói riêng có những hạn chế nhất định, khả năng tư duy chưa thật sự nhạy bén, một số CCVC có những biểu hiện ì ạch, không thích ứng kịp với sự đổi mới của khoa học - công nghệ, chưa chuyên tâm công tác...dẫn đến hiệu quả công việc ở

một số bộ phận chưa cao, gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của huyện.

2.1.2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong khối cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Tính đến ngày 30/6/2019, UBND huyện Hiệp Đức có 122 CCVC, gồm: 85 công chức và 37 viên chức (14 viên chức sự nghiệp văn hóa - thông tin và thể thao, 23 viên chức sự nghiệp khác) [19]. Nguồn nhân lực của khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam chủ yếu là những lao động đã có biên chế Nhà nước và được ngân sách Nhà nước trả lương, các NNL chủ yếu có trình độ CMNV cao, tuổi đời của NNL đang có xu hướng trẻ hóa, tỷ lệ sử dụng lao động nam nữ khá cân bằng. Số lượng nguồn nhân lực của khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện của huyện Hiệp Đức qua các năm được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Số lượng NNL khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện của huyện Hiệp Đức

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng số lao động 107 116 116 122

Công chức 77 85 87 85

Viên chức 30 31 29 37

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hiệp Đức năm 2019

Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy số lượng lao động công chức, viên chức của cơ quan quản lý nhà nước của huyện trong thời gian qua ít biến động, tương đối ổn định vì số lượng lao động dựa trên chỉ tiêu biên chế tỉnh phân bổ. Số lao động thay đổi qua các năm là do sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ sau khi thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của BCH TW khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Hiện nay, huyện Hiệp Đức không chỉ chú trọng vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẵn có, mà còn chú trọng tới việc thu hút và phát triển nguồn nhân lực mới, trong đó đa phần là đội ngũ nhân lực trẻ được đào tạo qua các trường, được bổ sung bằng hình thức tuyển dụng mới. Tình hình lao động của khối cơ quan quản lý nhà nước huyện qua các năm được minh họa bằng đồ thị ở hình 2.1:

Hình 2.1: Tình hình lao động khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, giai đoạn 2015 - 2018 140 120 100 80 60 40 20 0 2015 2016 2017 2018 Tổng sốCông chức Viên chức

Đặc điểm nổi bật của nguồn nhân lực tại khối cơ quan quản lý nhà nước là các nhân lực thuộc biên chế Nhà nước, được biên chế nhà nước trả lương cho nên người lao động có tính gắn bó mật thiết với cơ quan. Điều đó, tạo điều kiện cho công tác đào tạo và phát triển NNL sử dụng lâu dài tại huyện.

Khối cơ quan quản lý nhà nước huyện Hiệp Đức luôn không ngừng phấn đấu để thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu công chức. Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền và đảm bảo để bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả càng đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2015-2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực TRONG KHỐI cơ QUAN QUẢN lý NHÀ nước cấp HUYỆN TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)