TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Một số yếu tố đặc thù của thành phố Đà Nẵng tác động đến giáo dục pháp luật cho thanh niên pháp luật cho thanh niên
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố có bờ biển đẹp nhất miền trung Việt Nam mà còn được mệnh danh là thành phố đáng sống, thành phố của những cây cầu, thành phố 5 “không” 3 “có”, ... “Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2, có 8 đơn vị hành chính cấp Huyện như sau: Quận Hải Châu, Quận Cẩm Lệ, Quận Thanh Khê, Quận Liên Chiểu, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Sơn Trà, Huyện Hòa Vang, Huyện Hoàng Sa. Với 56 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 45 phường và 11 xã với dân số thống kê năm 2019 là: 1.134 triệu người”.[15]
Sự quan tâm lãnh đạo của các cấp chính quyền thành phố Đà Nẵng có ảnh hưởng nhất định đến việc đẩy mạnh hoạt động GDPL cho nhân dân thành phố, trong đó có chú trọng đến đối tượng thanh niên. Chính quyền, đoàn thể nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công việc GDPL cho thanh niên, coi việc thực hiện nhiệm vụ GDPL là việc làm thường xuyên, liên tục, quan tâm chỉ đạo sâu sát công tác GDPL thông qua những chỉ thị, nghị quyết. Kịp thời đưa ra những yêu cầu về nội dung, phương pháp và hình thức GDPL phù hợp với từng nhóm đối tượng thanh niên để nâng cao hiệu quả GDPL nhằm tăng thêm sự hiểu biết và ý thức tuân thủ chấp hành pháp luật cho thanh niên, ngoài ra còn phòng chống và đầy lùi các vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, tội phạm ở lứa tuổi thanh niên. Bên cạnh đó còn phát huy sức trẻ, sự nhiệt huyết của thanh niên đi đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 – 2021 , Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 26
tháng 4 năm 2019 của Thủ Tướng Chính Phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021”, Kế hoạch số 8696/KH-UBND ngày 24/12/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020 trên địa bàn thành phố đà nẵng. Đà Nẵng xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động GDPL và đưa pháp luật vào cuộc sống thực tiễn, được sự ủng hộ, tôn trọng, chấp hành của nhân dân trong đó có thanh niên. Thành phố Đà Nẵng có hệ thống cơ quan quyền lực như Hội đồng nhân dân, cơ quan hành pháp luôn giám sát mọi hoạt động GDPL, ngăn chặn những hành vi vi phạm qui định của pháp luật đối với công tác pháp lý của Thành phố.
Đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế của thành phố Đà Nẵng dần được tăng cường về số lượng, số người có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ cao. Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng đã tiến hành hoàn thiện bộ phận làm nhiệm vụ GDPL. Hiện nay Sở Tư pháp thành phố đã thành lập các phòng phổ biến GDPL. Trong các đơn vị cấp quận, huyện của thành phố thì thành lập Phòng Tư pháp, đồng thời bố trí cán bộ chuyên trách về công tác GDPL. Tại cấp xã, đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch thường xuyên được củng cố và giữ vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác GDPL ở cơ sở, nhằm nâng cao sự hiểu biết đặc biệt là những kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hiện pháp luật cho nhân dân trong đó chú trọng hơn về đối tượng thanh niên. Đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật.Theo Thống kê của Thành phố Đà Nẵng cho biết: “Toàn thành phố có 267 báo cáo viên pháp luật trong đó có 50 báo cáo viên thành phố, 217 báo cáo viên quận, huyện và 2103 tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, số lượng ngày một tăng lên theo từng năm”[39, tr.10]. Cùng với chủ trương hướng mạnh GDPL về cơ sở, lực lượng công chức tư pháp – hộ tịch của xã, phường, thị trấn đã huy động cán bộ Đảng, chính quyền và đoàn thể tham gia công tác GDPL. Bên cạnh đó, còn có sự tham gia đông đảo của đội ngũ
giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy môn Pháp luật tham gia thực hiện công tác GDPL.
Thành phố đã huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, khuyến khích người dân và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đà Nẵng đã huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho hoạt động GDPL cho nhân dân thành phố nói chung và thanh niên nói riêng. Ngoài ra còn đầu tư cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam’’[15]. Đồng thời kêu gọi, thúc đẩy, tạo điều kiện cho các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển thành phố.
Sự đồng thuận, nhất quán liên kết chặc chẽ của nhiều bộ phận từ lãnh đạo cho đến tầng lớp nhân dân trong thành phố Đà Nẵng tạo nên những hiệu quả trong tình hình lao động, việc làm trong 6 tháng đầu năm 2020 có nhiều tín hiệu khả quan. So với cùng kỳ năm trước Đời sống dân cư nhìn chung được cải thiện, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của nhân dân, đặc biệt là ở khu vực ngoại thành. Về mặc giáo dục đào tạo được đầu tư phát triển, nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy được tuyển chọn, chọn lọc khắc khe nhằm mang lại chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng học sinh, sinh viên.
2.1.2. Tình hình thanh niên và nhu cầu giáo dục pháp luật cho thanh niên tại thành phố Đà Nẵng
Thanh niên Đà Nẵng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong dân số thành phố, khoảng 36% dân số[14]. Để phát huy tốt những tiềm năng, nguồn lực của thanh niên thì bộ máy lãnh đạo và các cấp chính quyền đã xây dựng những chính sách pháp luật, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho sự phát triển những thế mạnh của thanh niên trong địa bàn Thành phố. Theo Nghị quyết 25/NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã
khẳng định: “Thanh niên là trụ cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ”[4, tr 3] . Trước sự quan tâm, chăm lo và kỳ vọng lớn lao của Đảng và Nhà nước và các cấp lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng hơn bao giờ hết, mỗi thanh niên cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm để không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để trở thành lực lượng đi đầu thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng vững chắc đất nước nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Các cơ quan, ban, nghành, đoàn thể, cơ sở giáo dục và các doanh nghiệp thực hiện hoạt động GDPL nhằm nâng cao nhận thức cho thanh niên trên địa bàn thành phố bao gồm các đối tượng thanh niên là người có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, không phân biệt giới tính, thành phần dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp.
Về số lượng: Số lượng thanh niên 408,240 người, chiếm 36% dân số theo số lượng thống kê năm 2019. Hiện Thành phố có 8 quận, huyện đoàn trong đó có 6 quận đoàn và 2 huyện đoàn. Tính đến ngày 31.12.2018 toàn thành phố có 585 đoàn cơ sở trực thuộc và 194 chi đoàn trong các doanh nghiệp[14].
Về trình độ: Thanh niên còn trong nhà trường, các cơ sở giáo dục là học sinh, sinh viên chiếm 27,4% khoảng 111.857 người[14]. Đây là nhóm đối tượng trẻ, ham học hỏi, năng động, không thích sự gò bó, dễ bị xúi giục làm những điều trái với pháp luật do sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nhưng vẫn được gia đình, bố mẹ, thầy cô quản lý, nhắc nhở đồng thời được địa phương và nhà trường tổ chức tuyên truyền, tập huấn, tham gia ngoại khóa về pháp luật nhằm nâng cao khả năng hiểu biết, tiếp thu, tôn trọng và tuân thủ pháp luật, độ tuổi còn nằm trong sự giám sát, kiểm tra, nhắc nhở của gia đình, nhà trường ít có thể tiếp xúc với những vấn đề vi phạm pháp luật hơn các nhóm khác nên những vụ việc vi phạm pháp luật của đối tượng còn là học sinh, sinh viên sẽ chiếm tỉ lệ thấp hơn.
Thanh niên làm những công việc văn phòng, những cán bộ, công chức, viên chức trẻ chiếm 18,3% khoảng 74,707 người, lực lượng vũ trang chiếm 8,3% khoảng 33,883 người[14]. Thanh niên trong nhóm này có công ăn việc làm ổn định, họ có tri thức, nhận thức tốt những vấn đề của pháp luật, tuân thủ, chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật, họ biết luật, hiểu luật hơn các nhóm khác, có ý thức tôn trọng, bảo về và tuân thủ pháp luật nên họ ít bị lôi kéo vào những hoạt động phi pháp, thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hơn các nhóm khác.
Thanh niên làm trong các doanh nghiệp chiếm 31,8% khoảng 129,821 người[14], nhóm đối tượng thanh niên này về trình độ văn hóa, kinh tế có sự khác nhau nhưng họ cũng có ý thức chấp hành nội quy, quy định tại nơi làm việc cũng như tôn trọng, chấp hành pháp luật tương đối tốt. Thanh niên thuộc các thành phần khác chiếm 14,2% khoảng 57,970 người [14], nhóm đối tượng này thường là những thanh niên làm việc tự do hoặc là ăn chơi lêu lổng. Nhóm đối tượng này thường gặp những vấn đề trong cuộc sống, không có việc làm hoặc thu nhập thấp cộng với trình độ hiểu biết về pháp luật thấp hơn nên dễ sa ngã, dễ bị lôi cuốn vào việc thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật như: cờ bạc, trộm cắp, đua xe, mại dâm.
Trong những năm gần đây thanh niên thành phố có những chuyển biến tích cực về vật chất và tinh thần. Ngày càng khẳng định hơn vai trò, trách nhiệm của bản thân, tích cực tham gia vào các hoạt động của đoàn, hội tại nơi học tập, làm việc và địa bàn nơi sinh sống, có những thay đổi tích cực. Các cấp Đoàn luôn chú trọng công tác tổ chức hội chợ việc làm, đưa thanh niên đến gần với doanh nghiệp hơn, giao lưu đối thoại với doanh nghiệp, các buổi tư vấn hướng nghiệp, nâng cao kỹ năng mềm được sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của lực lượng thanh niên, Đoàn viên thanh niên đô thị còn đi đầu trong việc thực hiện chương trình thành phố “5 không”, “3 có”. Ngoài ra điểm nhấn “trong phong trào thanh niên tình nguyện của thanh niên Thành phố Đà Nẵng là hoạt động “ Hiến máu
tình nguyện”. Phát huy tinh thần xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong năm 2019 toàn thành phố có 850 thanh niên ưu tú đăng ký lên đường nhập ngũ[14].
Bên cạnh đó còn tồn tại không ít hành vi vi phạm pháp luật, do rất nhiều nguyên nhân trong đó có một số nguyên nhân như sau: như nhận thức của một số thanh niên về pháp luật còn hạn chế khiến nhiều thanh niên rơi vào trường hợp vừa là nạn nhân vừa là tội phạm do không ý thức được hành vi và hậu quả của hành vi mà mình gây ra hoặc một số trường hợp tội phạm khi thực hiện thành vi phạm tội của mình họ chỉ nghĩ đó là hành vi không tốt và không nghĩ đó là hành vi kết án tù. Ngoài ra còn có một số đối tượng quen với lối sống ăn chơi, buông thả dẫn đến tệ nạn ma túy. Theo thống kê của cơ quan điều tra Công an Thành phố Đà Nẵng thì "thời gian qua thành phần nghiện ma túy rất đa dạng và khó kiểm soát gồm: học sinh, sinh viên, công nhân, công chức, người có tiền án, tiền sự..Theo đó thì những đối tượng bị phát hiện và bắt giữ là người nghiện và sử dụng trái phép chiếm 81%, không nghề nghiệp chiếm 78%, có tiền án tiền sự chiếm 35% và nhà trọ, nhà nghỉ, quán bar là nơi hoạt động. Nhìn chung tình hình tội phạm trong nhiều năm qua trên địa bàn thành phố diễn ra phức tạp và có tính gia tăng”[13].
Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà nẵng hệ thống thông tin, tuyên truyền được đầu tư đúng mức, các chiến dịch thanh niên tình nguyện được chú trọng nội dung GDPL, tổ chức chiến dịch đợt cao điểm nhằm hướng thanh niên tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn như: cờ bạc, nghiện hút ma túy, mại dâm…Quang trọng là mỗi thanh niên cần có đủ bản lĩnh, ý chí, trình độ để phát huy thuận lợi, tận dụng thời cơ, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức.
Nhu cầu mà thanh niên Thành phố Đà Nẵng cần trong lúc nền kinh tế xã hội phát triển chính là sự quan tâm, giúp đỡ sâu sắc hơn và những chính sách phù hợp của bộ mấy lãnh đạo, của các cấp chính quyền thành phố về công tác
GDPL trong thanh niên về cả chiều sâu lẫn chiều rộng, cần nhiều phiên tòa giả định xét xử những hành vi đã vi phạm trên địa bàn đưa ra tổ chức tại các trụ sở, được đầu tư về nội dung và hình thức nhằm GDPL cho nhân dân nói chung và thanh niên thành phố nói riêng. Thanh niên được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, tổ chức nhiều diễn đàn, giao lưu nhằm nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của thanh niên trong việc chấp hành và bảo vệ pháp luật. GDPL đòi hỏi luôn có sự đổi mới với nội dung, hình thức, phương pháp phong phú, thiết thực. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh thông tin của Đoàn, các câu lạc bộ, đội, nhóm, hệ thống loa phát thanh địa phương hướng tới những vấn đề liên quan trực tiếp đến đối tượng thanh niên như Luật Thanh niên, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình, tuyên truyền về, ma túy, mại dâm, tư vấn sức khỏe sinh sản cho thanh niên. Để đạt được tiêu chí và phẩm chất trên đòi hỏi bản thân thanh niên phải tự học, tự rèn luyện,tuân thủ và tôn trong pháp luật, tự tin, tự chịu trách nhiệm để trở thành nguồn lao động chất lượng cao, trở thành người có ích cho xã hội.