thành phố Đà Nẵng
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân
2.3.1.1. Ưu điểm
- Trong những năm qua thành Phố Đà Nẵng đã có những lựa chọn phù hợp về nội dung để GDPL cho thanh niên trên địa bàn thành phố một cách hiệu quả, hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng thanh niên ở các quận, huyện trong thành phố. Nhờ đó,“ Vào năm 2019 toàn thành phố đã thực hiện được 5955 buổi PBGDPL trực tiếp với khoảng 1.200.000 lượt người tham dự, trong đó cấp thành phố đã thực hiện được 593 buổi khoảng 621.500 lượt người tham dự” [ 39, tr 9] . UBND thành phố chỉ đạo các ban, sở, ngành, UBND quận, huyện tích cực tuyên truyền, phổ biến các văn bản liên quan đến Đề án thực hiện chương “ Thành phố 4 an”, “ Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư” trên địa bàn thành phố đến năm 2020. “Công an thành phố tổ chức 3 hội nghị quán triệt các luật có liên quan đến công an cho 335 cán bộ là lãnh đạo, chỉ huy trong công an thành phố, tổ chức cuộc thi viết “ Tìm hiểu Luật An ninh mạng” với tổng số 3.813 cán bộ, chiến sĩ tham gia, tổ chức 4.141 buổi tuyên truyền về Thành phố 4 an và các nội dung liên quan đến an ninh trật tự, an toàn xã hội với hơn 346.700 lượt người nghe. Báo Công an thành phố Đà Nẵng tuyên truyền, phổ biến GDPL thông qua hơn 8.000 tin bài” [39, tr.6]. Ngoài ra nội dung GDPL cho thanh niên ở các quận, huyện được tổ chức gắn liền với tình hình thực tế của các địa phương. Bên cạnh đó nội dung pháp luật được truyền đạt trong môn giáo dục công dân cho học sinh THPT, các môn luật của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng. Nội dung GDPL trong các hoạt động ngoại khóa, trong các hoạt động vui chơi, sinh
hoạt, văn hóa văn nghệ và những chủ trương, giáo dục lịch sử quê hương, đường lối phát triển của thành phố Đà Nẵng.
- Hình thức phổ biến, GDPL cho thanh niên thành phố Đà Nẵng rất đa dạng, phong phú với nhiều hình thức như: truyền miệng, hoạt động giảng dạy chính khóa môn giáo dục công dân ở cấp THPT, môn pháp luật ở trình độ Đại học, Cao đẳng và hoạt động ngoại khóa tại trường, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng bên cạnh đó còn có hình thức biên soạn, phát hành tài liệu pháp luật và tuyên truyền trực quan, xây dựng nhiều tủ sách pháp luật để nhân dân thành phố nói chung và thanh niên nói riêng tìm hiểu, nghiên cứu, đọc tài liệu pháp luật nhiều hơn. Ngoài ra còn thành lập các mô hình câu lạc bộ, đội nhóm giáo dục pháp luật thông qua tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật, các loại hình văn hóa- văn nghệ, hội thảo “ Lắng nghe vị thành niên nói về các vấn đề xã hội”, tìm hiểu HIV/AIDS, kết hợp với cơ quan tổ chức “ Ngày pháp luật” được lồng ghép trong sinh hoạt, cuộc họp với thời gian và thời lượng phù hợp. Kết quả mang lại rất khả quan. “Năm 2019 thành phố đã tổ chức được 98 cuộc thi, tuyên truyền phổ biến GDPL thông qua hình thức sân khấu hóa, thi viết thu hút khoảng 190.000 lượt người tham gia. Sở Công Thương tổ chức 11 cuộc tuyên truyền pháp luật liên quan về phòng chống ma túy, phòng, chống cháy nổ cho các tiểu thương trên địa bàn thành phố với 1236 người dự” [39, tr.8].
- Phương pháp GDPL cho thanh niên được thành phố Đà Nẵng quan tâm, đổi mới thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng phổ biến, GDPL cho nhân dân đặt biệt là các nhóm đối tượng thanh niên. Thành Đoàn đã luôn chủ động tuyên truyền, phổ biến, GDPL theo từng địa phương, từng nhóm đối tượng thông qua các buổi sinh hoạt, các hội thi, tọa đàm. Ngoài ra tại các trường học, dạy môn giáo dục công dân, môn pháp luật được các giáo viên, giảng viên thay đổi phương pháp giảng dạy thường xuyên phát huy tích cực sự trao đổi với các học sinh, sinh viên, đồng thời kết hợp nhiều phương pháp với nhau như: đóng vai,
nêu vấn đề, kể chuyện... “Nhà trường kết hợp với Công an thành phố tổ chức 73 lượt tuyên truyền cho trên 33.000 lượt học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” [39, tr.4].
- Đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy giáo dục công dân ở THPT, các môn pháp luật ở trường Đại học, Cao đẳng…. đều có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của nhà trường và sự hài lòng của người học. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ làm công tác GDPL luôn được củng cố tăng lên cả về số lượng và chất lượng, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong hệ thống tổ chức Đoàn từ quận, huyện, cơ sở thường xuyên được củng cố. “Đến nay thành phố có 267 báo cáo viên pháp luật, 2103 tuyên truyền viên pháp luật” [39, tr.10]. Đồng thời đảm bảo mỗi Đoàn cơ sở đều có tuyên truyền viên pháp luật. Đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cấp xã được thành lập chủ yếu là đội ngũ cán bộ hòa giải và cán bộ đang công tác tại các nghành, đoàn thể của xã, phường, thị trấn kiêm nhiệm đã góp phần rất to lớn nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền tại cơ sở.
2.3.1.2. Nguyên nhân của ưu điểm
- Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng luôn quán triệt sâu sắc quan điểm GDPL cho nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng là vấn đề cần thiết của việc phát huy nhân tố con người, là hoạt động quan trọng để xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đội ngũ cán bộ đoàn, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên làm công tác phổ biến GDPL cho thanh nhiên chủ yếu là cán bộ trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong công tác GDPL cho thanh niên. Ngoài ra ở các trường THPT, trường Đại học, Cao đẳng trong địa bàn thành phố Đà Nẵng mỗi năm có tổ chức hội thi giáo viên giỏi.
- Nội dung, hình thức, phương thức GDPL cho thanh niên đa dạng hóa nhiều địa phương đã có những cách sáng tạo hiệu quả đã thu hút được đông đảo
thanh niên tham gia, các mô hình GDPL cho thanh niên được triển khai rộng khắp từ thành phố đến cơ sở, công tác kiểm tra hoạt động GDPL được tiến hành thường xuyên, biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong các hoạt động GDPL cho thanh niên được triển khai sâu rộng.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
- Nội dung GDPL hiện nay thường tập trung vào các Bộ luật, Luật, Pháp lệnh chưa chú trọng tuyên truyền các văn bản dưới luật, Đồng thời, một số địa phương có sự quan tâm nhưng chưa đúng trọng tâm, chưa thực sự đổi mới nội dung hình thức tập huấn, chưa chú trọng đến nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, một số chuyên đề pháp luật khi phổ biến chưa phù hợp với đối tượng thanh niên địa phương mình. Trong hoạt động còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa các ban và giữa các thành viên, hoạt động của một số địa phương còn mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy được những vai trò, phối hợp để thực hiện công tác GDPL.
- Một số nơi còn nặng về hình thức chưa chú trọng tới hiệu quả, một số xã, phường còn thiếu linh hoạt trong lựa chọn hình thức, biện pháp GDPL phù hợp với các nhóm đối tượng. Các hình thức GDPL mới còn đơn điệu, chậm được nhân rộng, phổ biến, không hấp dẫn cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục pháp luật.
- Các phương pháp GDPL cho thanh niên thành phố Đà Nẵng mặc dù đã được áp dụng khá đa dạng, phong phú song nhìn chung hiệu quả mang lại chưa cao, có một số địa phương áp dụng phương pháp chưa thật sự hợp lý, chưa phù hợp với đối tượng cần tuyên truyền, phổ biến và chưa thích hợp với tình hình thực tiễn.
- Đội ngũ làm công tác GDPL đông về số lượng nhưng chất lượng chưa đồng đều, thiếu tâm huyết và không có thời gian đầu tư một cách hợp lý cho công tác GDPL, mặt khác chế độ thù lao, bồi dưỡng đối với những người làm
công tác GDPL còn hạn chế, chưa tương xứng nên chưa tạo động lực mạnh mẽ cho họ khi thực hiện nhiệm vụ.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
- Một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ GDPL cho đội ngũ cán bộ, công chức, báo cáo viên, tuyên truyền viên... làm công tác GDPL.
- Chế độ, chính sách cho báo cáo viên, tuyên truyền viên còn thiếu, chưa thực sự khuyến khích và phát huy được tiềm năng của đội ngũ làm công tác GDPL. Do chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng và đủ mạnh nên địa phương nào quan tâm đến công tác GDPL thì dự trù hoặc cấp kinh phí phù hợp cho công tác này và ngược lại.
- Việc triển khai, thực hiện cùng một thời điểm nhiều văn bản pháp luật cũng như các chương tình, kế hoạch của nhà nước, trong khi điều kiện nhân lực, vật lực có hạn.
- Hệ thống pháp luật nước ta chưa đồng bộ, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống, chất lượng các văn bản luật chưa cao, số lượng các văn bản pháp luật của nhà nước bạn hành ngày càng nhiều, lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung… do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai công tác GDPL.
Tiểu kết chương 2
Chương này trình bày cụ thể về thực trạng thanh niên Đà Nẵng và phân tích thực trạng GDPL đối với thanh niên thành phố Đà Nẵng: Thanh niên thành phố Đà Nẵng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong dân số. Trong những năm gần đây, thanh niên Đà Nẵng đã có những chuyển biến tích cực về mọi mặt như lập thân lập nghiệp, chủ động hội nhập quốc tế, có ý thức xây dựng chính quyền vươn lên đứng vào hàng ngũ của Đảng, là lực lượng xung kích lao động sáng tạo phát triển kinh tế. Bên cạnh những chuyển biến tích cực thì vi phạm pháp luật của thanh niên trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng, tập trung vào các
nhóm tội trộm cắp, cướp giật tài sản, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người, gây rối trật tự, an toàn xã hội, ma túy, mại dâm…Ngoài ra các hoạt động GDPL ở Đà Nẵng đã có nhiều đổi mới về hình thức, nội dung phương pháp, chủ thể và điều kiện đảm bảo GDPL, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần chính quyền thành phố, các ban ngành đoàn thể cùng xã hội tham gia khắc phục và đổi mới. Phương pháp GDPL cho thanh niên được thành phố Đà Nẵng quan tâm, đổi mới thường xuyên nâng cao chất lượng GDPL cho nhân dân đặt biệt là các nhóm đối tượng thanh niên nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, đồng thời phòng chống và đẩy lùi tội phạm tuổi thanh niên. Phát huy sự nhiệt huyết, sức trẻ đi đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
3.1.1. Giáo dục pháp luật cho thanh niên phải đảm bảo tính phát triển toàn diện về nhiều mặt của thanh niên
Theo khoản 1, điều 4 của Luật Thanh niên 2005: “Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[28, tr.1]. Do đó cần đào tạo, bồi dưỡng, định hướng thanh niên tới sự phát triển toàn diện, trong đó bao gồm việc hình thành ở thanh niên những chuẩn mực đạo đức phù hợp. Để phát huy được lớp thanh niên như vậy thì điều cần thiết nhất là phải kết hợp giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa cùng với GDPL cho thanh niên. GDPL phải được coi là nội dung không thể thiếu trong giáo dục để góp phần hình thành bản chất con người và năng lực toàn diện của thế hệ thanh niên Đà Nẵng nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung hiện nay.
Về vấn đề trên, theo Nghị quyết 29 tại Hội nghị Trung ương 8 khoá XI của Đảng năm 2013 có ghi rõ: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề....” [2, tr.6].
3.1.2. Giáo dục pháp luật cho thanh niên phải kết hợp với giáo dục của gia đình và toàn xã hội
Tầm quan trọng của sự kết hợp giáo dục giữa các chủ thể gia đình, nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp và xã hội. Trong gia đình thì cần sự kết hợp giữa ông bà, cha mẹ, anh chị em... là những người gần gũi và được sự tin tưởng tuyệt đối của thanh niên. Trong nhà trường, cơ quan và doanh nghiệp cần có sự phối hợp của lãnh đạo và các trưởng bộ phận hoặc giáo viên,… Ngoài xã hội thì cần
phối hợp giữa các tổ chức xã hội, câu lạc bộ, … để cùng tham gia vào GDPL cho thanh niên.
Trong Luật Thanh niên năm 2005 chỉ rõ trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên là “Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho thanh niên được giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, truyền thống yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”[28, tr.5 ]. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 25-NQ/TƯ, ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng “Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc;... có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, cộng đồng... đồng thời đề ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đạt được mục tiêu này là tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân, đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục trong đó có nội dung, phương pháp giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.[4, tr 3]
3.1.3 Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm trang bị kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên
Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú. UBND thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, tố chức thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với từng đối tượng thanh thiếu niên và địa bàn cư trú cụ thể; chủ trì, phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, chọn Câu lạc bộ pháp luật, Chi nhánh trợ giúp pháp lý, trung tâm tư vấn pháp luật để củng cố, hỗ trợ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; biên soạn các tài liệu pháp luật phổ thông ngắn gọn, dễ hiểu, gắn với quyền, nghĩa vụ, học tập, công việc và địa bàn cư trú; chủ trì, phối hợp xây dựng các chương trình, chuyên mục pháp luật trên báo, đài dành cho thanh thiếu niên; Thành Đoàn Đà Nẵng tham gia chỉ đạo, hướng dẫn lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật với thực hiện các cuộc vận động, phong trào, chương trình, kế hoạch, tháng hành động của Đoàn, Đội; tổ
chức thi Thanh niên giỏi pháp luật, phát động phong trào đọc sách pháp luật; Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố, Hội Sinh viên thành phố dành thời lượng thích hợp, xây dựng chuyên mục pháp luật, chương trình tuyên truyền pháp luật; tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thanh thiếu niên; ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên như Hội Luật gia, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh sẽ hướng