Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 64 - 87)

tiễn thành phố Đà Nẵng

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục pháp luật cho thanh niên

Chỉ thị số 32/CT-TW đã khẳng định: “Công tác phổ biến, GDPL là một bộ phận của công tác chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng”[1, tr.1 ]. Vì vậy, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là một yếu tố quan trọng đối với việc tăng cường công tác GDPL cho thanh niên.

Nội dung GDPL cần được Đảng bộ đưa làm nội dung lãnh đạo thường xuyên đến các chi bộ và từng cán bộ đảng viên và làm tiêu chí đánh giá hoạt động của từng chi bộ và từng cán bộ đảng viên. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác GDPL nói chung và cho thanh niên nói riêng đến từng cán bộ đảng viên, đặc biệt là cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo để từ đó vạch ra các đề án, kế hoạch hoạt động để làm cơ sở thực hiện công tác GDPL.

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền triển khai, thực hiện công tác phổ biến, GDPL với nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến, GDPL sát với tình hình thực tế

của các địa phương, đơn vị đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ. Bên cạnh đó, các cấp uỷ đảng, chính quyền phải thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ làm công tác thanh niên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt. Mỗi cán bộ, đảng viên phải xác định học tập pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên, là một trong những tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, đảng viên. Hơn nữa mỗi cán bộ, đảng viên thực sự là những "tấm gương" trong việc học tập và chấp hành pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của Nhân dân, trong đó có thanh niên.

Ngoài ra, trong các trường học cần quan tâm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, giảng viên để tạo động lực và quyết tâm thực hiện nhiệm vụ này. Ta có thể thực hiện các cách như: Tổ chức các buổi sinh hoạt quán triệt nội dung ở chi bộ, đoàn thể và đơn vị cơ sở; soạn thảo tài liệu gửi đến các chi bộ, đoàn thể, đơn vị, từng giáo viên, giảng viên giảng dạy, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc triển khai đến học sinh, sinh viên. 3.1.1.2. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ngành liên quan trong công tác giáo dục pháp luật cho thanh niên

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Nhân dân sẽ mang lại sức mạnh to lớn trong công tác GDPL cho thanh niên. Thành lập các đội thanh niên xung kích tư vấn, tuyên truyền pháp luật, phối hợp với Sở Tư pháp biên soạn, biên dịch các loại tờ rơi, tờ gấp, sổ tay pháp luật. phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố hướng dẫn việc tuyên truyền văn bản pháp luật bằng hình thức thông tin, cổ động, xây dựng các cụm panô, áp phích, bảng tin ở các cụm dân cư. Đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan báo chí mở các trang web, chuyên mục về pháp luật, đăng tải các luật và bộ luật, thông tin về pháp luật lên các trang web của các xã, huyện, quận và thành phố.

3.2.1.3. Tăng cường giáo dục pháp luật đối với thanh niên đặc thù, có nguy cơ cao về vi phạm pháp luật

công tác GDPL đối với những thanh niên làm việc xa nhà, thanh niên trong các trường giáo dưỡng, trung tâm giáo dục, trung tâm cai nghiện, thanh niên mãn hạn tù trở về địa phương... Đây là các đối tượng thanh niên dễ bị lôi kéo, kích động, dụ dỗ, dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật. Các cán bộ Đoàn, thanh tra viên, tuyên truyền viên cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường, gia đình, xã hội trong việc giáo dục nâng cao ý thức thanh niên chấp hành pháp luật.

3.2.1.4. Kết hợp giữa giáo dục pháp luật với tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức lối sống đối với thanh niên

Giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức lối sống cho thanh niên là một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục của tổ chức Đoàn, nhằm nâng cao nhận thức chính trị, giúp thanh niên sống có lý tưởng cách mạng, có nghị lực và hoài bão tốt đẹp cho cuộc sống. Kết hợp giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức lối sống với các hình thức GDPL giúp mang lại hiệu quả cao trong công tác GDPL cho thanh niên. Các cấp, các ngành phải nâng cao tầm quan trọng của công tác GDPL trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng; đổi mới chương trình, đổi mới cách thức giáo dục, gắn kết hài hòa các nội dung và mục đích tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên; đẩy mạnh giáo dục các giá trị truyền thống cho thanh niên.

Các hoạt động giáo dục phải phù hợp với tâm lý, nguyện vọng của thanh niên, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, tạo động lực cho thanh niên có tinh thần học tập, lao động và rèn luyện. Lồng ghép GDPL tại các lễ hội dân gian là nơi tập trung đông người tham gia. Thông qua các hoạt động sinh hoạt cộng đồng như vậy, công tác GDPL sẽ thuận lợi hơn, tạo tâm lý thoải mái hơn, tập trung đông đảo thanh niên hơn, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho Nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng.

3.2.1.5. Tăng cường đầu tư, khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo cơ chế hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục pháp luật đối với thanh niên

Hoàn chỉnh cơ chế chính sách, đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí, ưu tiên bố trí nguồn lực cho các nhóm đối tượng đặc thù yếu thế, đối tượng có

điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Xây dựng quỹ hỗ trợ công tác GDPL, đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ cho công tác GDPL cho thanh niên theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả của công tác GDPL trong thanh niên. Kêu gọi sự hỗ trợ từ các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các lực lượng xã hội tại địa phương, đơn vị để có nguồn kinh phí đầu tư phát triển các mô hình GDPL của Đoàn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của các giáo viên dạy giáo dục công dân, giảng viên dạy pháp luật, các cộng tác viên, tuyên truyên truyền viên pháp luật nhằm tăng mức độ phục vụ, tạo tính chuyên nghiệp, tăng hiệu quả công tác GDPL cho thanh niên.

3.2.2. Nhóm giải pháp dành cho thành phố Đà Nẵng

3.2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương tại các xã, huyện, quận trên địa bàn thành phố cần triển khai, thực hiện công tác GDPL với nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau. Lập các kế hoạch, chương trình GDPL cụ thể cho từng nhóm đối tượng khác nhau, sát với tình hình thực tế đời sống và công việc của họ. Mỗi cán bộ, đảng viên phải xem học tập pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên để nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật không chỉ cho bản thân mà còn là tấm gương cho gia đình và người dân noi theo.

Các cấp ủy Đảng cần lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức kinh tế thực hiện công tác GDPL một cách đầy đủ, tận tình và có sự quan tâm nhiều hơn đến công tác này. Bảo đảm mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được phổ biến kịp thời, chi tiết đến từng toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng.

UBND thành phố cần quan tâm chọn cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ công tác tuyên truyền, phổ biển, GDPL ở địa phương mình, đồng thời có chế độ thoả đáng đối với đội ngũ này để họ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

HĐND các cấp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong công tác GDPL và đưa pháp luật đến với mỗi người dân, từng bước phải nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động GDPL, đưa pháp luật vào cuộc sống, xem đây là một phần không thể thiếu trong nghị quyết về các phương hướng đảm bảo thi hành hiến pháp, pháp luật. HĐND cũng cần làm tốt việc giám sát đối với công tác GDPL ở địa phương

Kế hoạch GDPL của UBNĐ các cấp được đề ra cần xác định rõ nội dung, chi tiết phương pháp GDPL, cụ thể và rõ ràng ngân sách cho công tác này; chú trọng vào việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ công tác tuyên truyền, phổ biển, GDPL của các cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên pháp luật ở địa phương mình, cần có các chế độ đãi ngộ, khen thưởng đối với đội ngũ này để họ có thêm nguồn động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 3.2.2.2 Đổi mới nội dung giáo dục pháp luật nâng cao ý thức và kiến thức pháp luật đối với thanh niên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Hiện nay công tác GDPL cho thanh niên đã và đang được Nhà nước rất quan tâm, tuy nhiên, từ thực tiễn ở thành phố Đà Nẵng ta thấy hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quy định, hướng dẫn tổ thức công tác GDPL cho thanh niên ít được cập nhật đổi mới thường xuyên, mang tính chất chung cho toàn dân. Do đó, các cấp, các ngành phải dựa vào thực tiễn để triển khai. Việc này sẽ giúp tạo được tính chủ động, sáng tạo của từng đơn vị nhưng có nhược điểm là khi triển khai thực tế sẽ thiếu sự đồng bộ và nhất quán. Việc ban hành và đổi mới các văn bản pháp luật về GDPL cho thanh niên sẽ giúp các cấp, các ngành xây dựng những luận cứ khoa học vững chắc trong quá trình triển khai. Cùng với đó, thực tiễn trên địa bàn thành phố tình trạng thanh niên thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về pháp luật còn rất nhiều. Vì vậy, việc đổi mới, mở rộng nội dung GDPL nâng cao ý thức và kiến thức pháp luật đối với thanh niên là một đòi hòi cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Ta cần thực hiện tốt những nội dung sau:

thay đổi nhận thức, hành vi cho thanh niên, tuân thủ pháp luật một cách tự nguyện, vận dụng pháp luật đúng quyền và nghĩa vụ pháp lý trong những tình huống liên quan đến pháp luật trong cuộc sống, trong học tập và trong công việc. Đánh giá và lựa chọn cẩn thận các nội dung để tuyên truyền, GDPL sao cho phù hợp nhất và đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu pháp luật của từng nhóm đối tượng thanh niên

Đối với đối tượng thanh niên là HSSV các trường THPT, Đại học, Cao đẳng, trường dạy nghề,... thì cần chú trọng vào các luật sau: Luật giáo dục; Pháp luật về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; Luật Giao thông đường bộ; các cơ chế, chính sách đãi ngộ của Nhà nước dành cho đối tượng HSSV, Luật hôn nhân và gia đình. Các sở ban, ngành, cơ quan quản lý giáo dục, thực hiện công tác GDPL cho HSSV cần tập trung đổi mới và lựa chọn nội dung phù hợp cho công tác GDPL tại nhà trường để hướng đến giáo dục toàn diện cho HSSV.

Đối với đối tượng thanh niên cán bộ, công chức, viên chức, lao động, công nhân trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp cần chú trọng vào các luật sau: Tập trung những văn bản pháp luật về quyền, nghĩa vụ chấp hành pháp luật; Luật thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí; Luật công chức; Pháp luật về lao động, bảo hiểm, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động.

Đối với đối tượng thanh niên khối lực lượng vũ trang thì chú trọng các luật sau: Luật Quốc phòng; Luật công chức; Luật an ninh quốc gia; Luật phòng chống tham nhũng; các chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc tôn giáo...

Hai là, đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết 43/NQ-TW ngày 24/01/2019 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, động viên thanh niên hăng say học tập, hình thành nhu cầu học tập trong mỗi người, tạo môi trường, điều kiện học tập cho thanh niên; thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng, huấn luyện kỹ thuật, kỹ năng thực hành, thông qua đó tiến hành tuyên truyền, GDPL cho thanh niên.

Ba là, phát huy tối đa vai trò của các đoàn thể, các Hội nghề nghiệp như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, ... trong công tác GDPL đến các hội viên, đoàn viên của mình và luôn đổi mới nội dung GDPL nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.

3.2.2.3. Tiếp tục đổi mới, đa dạng các hình thức giáo dục pháp luật cho thanh niên

Một là, tăng cường GDPL thông qua hình thức tuyên truyền miệng: GDPL thông qua hình thức tuyên truyền miệng mang lại hiệu quả rất cao. Ngoài ra, các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật phải thật sự tâm huyết, có trách nhiệm và có ý thức pháp luật cao thì mới thực hiện tốt công tác này. Trước khi tuyên truyền, báo cáo viên phải biên soạn nội dung chi tiết, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, chọn lựa nội dung phù hợp, chuẩn bị các tài liệu phát cho các đối tượng nghe; trong khi tuyên truyền, báo cáo viên cần đặc biệt nên sử dụng các hình ảnh minh họa, lấy các dẫn chứng minh thực tế, giải đáp các thắc mắc của đối tượng nghe... giúp các đối tượng nghe dể hiểu và nắm rõ hơn về nội dung tuyên truyền.

Hai là, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng vào công tác GDPL cho thanh niên: Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, các phương tiện thông tin có vị trí quan trọng. Bây giờ, thanh niên có thể cập nhật thông tin vào bất cứ thời điểm nào trong ngày bằng cách vào Internet và xem báo điện tử. Không những vậy, Internet còn chứa đựng một kho kiến thức khổng lồ thanh niên có thể tìm kiếm hầu như mọi thông tin trong tất cả các lĩnh vực trong nước và quốc tế, những tin tức mới và cả tin tức cũ. Công nghệ thông tin phát triển là đòn bẩy giúp phát huy sức mạnh cộng đồng, trong đó có sức mạnh của những người trẻ, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế tri thức, có tác động trực tiếp đến đời sống tinh thần của người dân và góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Để GDPL cho thanh niên Đà Nằng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng có hiệu quả, các chuyên mục cần

phải có nội dung ngắn gọn nhưng phải có tính thời sự và phù hợp với đối tượng thanh niên, các chuyên mục cần thực hiện như: “Nhịp sống trẻ”, “Pháp luật và đời sống”, “Hộp thư truyền hình”, “Vì an ninh Tổ Quốc”... Cùng với đó cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức GDPL cho lực lượng phóng viên, phát thanh viên để họ thực hiện công tác GDPL đạt được hiệu quả cao nhất. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa các Đài phát thanh - truyền hình với các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong thành phố, đặc biệt là với các cơ quan trực tiếp thực hiện và quản lý công tác GDPL.

Ba là, tăng cường GDPL cho thanh niên thông qua các hoạt động xã hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 64 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)