2.2.1. Mục đích, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện giáo dục pháp luật cho thanh niên tại thành phố Đà Nẵng
GDPL là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống của thanh niên Thành phố Đà Nẵng. Nói cách khác đó là quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống được bắt đầu bằng hoạt động GDPL. Thực hiện việc GDPL cho thanh niên thành phố Đà Nẵng với mục đích: Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ, Nhân dân toàn thành phố, đưa công tác GDPL phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân. “Phấn đấu từ 70% - 90% đối tượng đặc thù được phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên biệt theo quy định của pháp luật. Phấn đấu hàng năm có
từ 80% trở lên báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giảng viên dạy môn pháp luật được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết để tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu nhiệm vụ. Phấn đấu 90% - 100% các chương trình đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc cho cán bộ, công chức, viên chức có nội dung phổ biến, cập nhật thông tin về chính sách pháp luật mới ban hành được tổ chức định kỳ hàng năm theo quy định của pháp luật”.[47, tr.3]
Đồng thời “ Hội đồng Phối hợp giáo dục pháp luật thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công có trách nhiệm tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục pháp luật”.
Việc ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện GDPL cho thanh niên tại thành phố Đà Nẵng “dưới sự lãnh đạo về mặt đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng đã trở thành điều kiện tiên quyết bảo đảm hoạt động GDPL đạt hiệu quả, Nhà nước triển khai thực hiện chính sách GDPL cho đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân trong đó có thanh niên Thành phố Đà Nẵng, chỉ đạo triển khai công tác thực hiện chính sách ở toàn bộ các cấp, các nghành, đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí GDPL nói chung và cho thanh niên Thành phố Đà Nẵng nói riêng bảo đảm yêu cầu. Để phát huy tối đa sức mạnh của các cấp, các nghành và toàn thể nhân dân trong việc GDPL cho thanh niên thành phố thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên, đồng thời có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng tránh sự chồng chéo, không phân biệt rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của ai, tổ chức nào khi có việc xảy ra”. Để thực hiện tốt việc GDPL cho thanh niên nói chung và thanh niên Thành phố Đà Nẵng nói riêng thì trong thời gian qua UBND thành phố đã ban hành các văn bản về vấn đề này, cụ thể:
- Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 7/1/2019 về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2019 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Kế hoạch số 1882/KH-UBND ngày 26/3/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Kế hoạch số 7538/KH-UBND ngày 7/11/2019 về việc kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và xây dựng xã phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019 trên địa bàn.
- Kế hoạch số 8696/KH-UBND ngày 24/12/2019 của UBND thành phố đà
nẵng về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020 trên địa bàn thành phố đà nẵng.
- Quyết định số 4932/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2017 ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2.2.2. Năng lực, trách nhiệm của chủ thể giáo dục pháp luật cho thanh niên tại thành phố Đà Nẵng
Những tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia định hướng xây dựng chính sách nhằm đảm bảo yêu cầu thực tế của GDPL đặt ra, nhằm chuyển tải đến các tầng lớp nhân dân trong thành phố Đà Nẵng trong đó có thanh niên, cụ thể bao gồm những chủ thể chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp như sau:
Một là, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng và các tổ
chức hội, đoàn thể thành phố Đà Nẵng. Đây là các tổ chức chính trị, chính trị xã hội mỗi cơ quan có mỗi chức năng nhiệm vụ khác nhau và quản lý các đối tượng đoàn viên, hội viên khác nhau vì thế tùy thuộc vào các chức năng nhiệm vụ của mình các cơ quan này xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai việc GDPL cho các hội, đoàn thanh viên của mình, theo báo cáo tổng kết 2019 thì Hội Nông dân thành phố phối hợp với UBND các quận, huyện tổ chức tuyên truyền cho 101.940 lượng cán bộ, hội viên hội nông dân về trồng trọt chính sách nông nghiệp. Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố phối hợp với các sở, nghành có liên quan và UBND các quận, huyện tổ chức 2.081 điểm tuyên truyền cho 130.013 lượt người tham dự trên các lĩnh vực pháp luật [39, tr.3]. Bên cạnh đó còn vận
động các thanh niên chấp hành tốt pháp luật, trong đó Đoàn thanh niên thành phố Đà Nẵng có vai trò lớn trong việc GDPL cho thanh niên, Đoàn có nhiệm vụ quan trọng là tập hợp thanh niên, tổ chức các hoạt động giáo dục cho các em như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, tổ chức xây dựng tủ sách pháp luật, sinh hoạt câu lạc bộ hội nhóm nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục cho các thanh niên về lý tưởng của Đảng, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân, ý thức cộng đồng.
Hai là, các đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về pháp
luật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có nhiệm vụ GDPL cho thanh niên, tổ chức GDPL cho thanh niên thông qua hoạt động tư vấn, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ việc làm. Năm 2019 Thành Đoàn Đà Nẵng thực hiện Tháng thanh niên với chủ đề “Thanh niên tình nguyện vì cộng đồng” đã tổ chức các sàn giao dịch việc làm
thu hút gần 1.821 lượt [29]. Đồng thời đội ngũ giáo viên dạy giáo dục công dân ở THPT, các giảng viên dạy pháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành luôn được nhà trường tạo điều kiện trôi dào kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ. Giảng dạy truyền tải nội dung pháp luật đến với học sinh, sinh viên kết hợp GDPL cho thanh niên qua hoạt động chuyên môn.
Ba là, các báo cáo viên, tuyên truyền viên trong thành phố tham gia vào
hoạt động GDPL cho thanh niên, đây là những chủ thể có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn thành phố, đó là những cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong các cơ quan lực lượng vũ trang có trình độ pháp luật và có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực pháp luật được các cơ quan chức năng có thẩm quyền ra các quyết định công nhận làm nhiệm vụ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác GDPL cho thanh niên của Thành phố Đà Nẵng. Theo thống kê của thành phố Đà Nẵng cho biết: “Toàn thành phố có 267 báo cáo viên pháp luật trong đó có 50 báo cáo viên thành phố, 217 báo cáo viên quận, huyện và 2103 tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, số lượng ngày một tăng lên theo từng năm”.[39, tr.10]
Bên cạnh đó, thành phần cũng rất quan trọng, không thể xem nhẹ trong công tác GDPL cho thanh niên là gia đình, người thân, bạn bè của họ, đây cũng được xem là chủ thể tác động mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách và ý thức chấp hành pháp luật của mỗi thanh niên trong gia đình.
2.2.3. Nội dung giáo dục pháp luật cho thanh niên tại thành phố Đà Nẵng
Nội dung GDPL cho thanh niên thành phố Đà Nẵng là cực kỳ quan trọng, góp phần quyết định sự thành công của quá trình giáo dục. Nội dung GDPL cho thanh niên thành phố Đà Nẵng rất phong phú và đa dạng với những nội dung pháp luật từ cơ bản đến nâng cao tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu, đối tượng và được cập nhật thường xuyên theo những chủ trương, chính sách, những thay đổi trong thành phố Đà Nẵng và xã hội. Đồng thời đối với hệ thống giáo dục quốc dân phải điều chỉnh nội dung giảng dạy giáo dục công dân cho học sinh THPT, các môn pháp luật cho sinh viên phù hợp với độ tuổi và trình độ, nhằm trang bị một cách có hệ thống những kiến thức cần thiết về quyền, nghĩa vụ của công dân, Nhà nước và pháp luật cho thanh niên thành phố Đà Nẵng, giúp thanh niên cập nhật kiến thức và ứng dụng vào cuộc sống. Qua đó, trực tiếp góp phần hình thành và phát triển thói quen hành động trong khuôn khổ pháp luật quy định, xây dựng thái độ tôn trọng đối với Nhà nước và pháp luật, tôn trọng mọi nguyên tắc, thể chế của pháp luật và các quy tắc của đời sống xã hội, giáo dục tính tích cực của công dân và nghĩa vụ đấu tranh chống những biểu hiện vi phạm pháp luật.
Nội dung được xác định tùy vào đối tượng, mục đích, nhu cầu của thanh niên, việc tìm hiểu và truyền tải nội dung thích hợp cho thanh niên là vô cùng quan trọng.
Đối tượng thanh niên là học sinh THPT, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, “hiện nay toàn thành phố Đà Nẵng có 22 trường THPT và Trung tâm giáo dục thường xuyên, hơn 30 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp dạy nghề” [15]. Nội dung GDPL là môn giáo dục công dân, các môn luật, những môn học này là chính khóa, được xây dựng phù hợp với từng cấp
học và trình độ đào tạo, phù hợp với mục tiêu giáo dục, ngành nghề đào tạo, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phổ thông, cơ bản, thiết thực và có hệ thống.
Đối với học sinh THPT trên thành phố thì nội dung GDPL là môn giáo dục công dân, một môn học chính khoá trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong đó có nhiều kiến thức pháp luật được đưa vào giảng dạy với nội dung tổng quan về pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội và đối với sự phát triển của công dân. Những nội dung về các chuẩn mực pháp luật như: bình đẳng, quyền tự do, quyền dân chủ... ngoài ra, chương trình học còn có chuyên đề ngoại khoá về các nội dung giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội... Qua đó sẽ hình thành được tình cảm, nhận thức, niềm tin và bản lĩnh phù hợp với chuẩn mực đạo đức và nắm được quy định của pháp luật dựa trên những kiến thức cơ bản, cốt lõi, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau THPT về kinh tế và pháp luật, trang bị kiến thức về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật.
Đối với thanh niên là sinh viên trong đó có sinh viên chuyên luật và sinh viên không chuyên luật. Nội dung giáo dục pháp luật cũng sẽ trang bị kiến thức pháp luật từ pháp luật đại cương, cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến ngành, nghề đào tạo đến những kiến thức chuyên sâu dành riêng đối với sinh viên chuyên luật với những nội dung môn học chuyên nghành luật như luật Dân sự, Hình sự, Hôn nhân và gia đình...
Đối với thanh niên là người lao động trong các doanh nghiệp và thanh niên đang tìm kím việc làm, thanh niên đặc thù...được UBND thành phố quan tâm, chỉ đạo các sở, ban, ngành triển khai kịp thời, đúng đối tượng, nội dung GDPL tập trung vào quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, pháp luật về việc làm, an toàn vệ sinh lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật công đoàn và các quy định
khác của pháp luật về lao động giúp cho thanh niên hiểu biết về pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân và mọi người xung quanh.
Đối với thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang thì nội dung GDPL được tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật như Luật công chức, viên chức, Luật dân sự, hình sự…và các đề án, chương trình, nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND ở các cấp tương ứng.
Bên cạnh đó, “UBND thành phố đã ban hành các kế hoạch để triển khai công tác phổ biến, GDPL trên địa bàn thành phố như: Kế hoạch số 1882/KH- UBND ngày 26/3/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Kế hoạch số 7538/KH-UBND ngày 7/11/2019 về việc kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và xây dựng xã phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019 trên địa bàn...các văn bản pháp luật liên quan đến Đề án thực hiện chương trình “ Thành phố 4 an”, “ Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. Việc triển khai thực hiện các đề án tại thành phố đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân trên địa bàn thành phố, đặc biệt là đối tượng thanh niên”[39, tr. 4-5].
Nội dung giáo dục pháp luật cho thanh niên Đà Nẵng phải phù hợp với mục tiêu giáo, phải đảm bảo tính cơ bản, tính liên thông, tính hệ thống, phải phù hợp với nhu cầu của ngành đào tạo và nội dung GDPL cho thanh niên Đà Nẵng phải phản ánh được thực tiễn đời sống xã hội của thành phố, đất nước.
2.2.4. Hình thức giáo dục pháp luật cho thanh niên tại thành phố Đà Nẵng
Hình thức GDPL là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả GDPL. Việc áp dụng hình thức trong GDPL cho thanh niên thành phố Đà Nẵng phải lựa chọn phù hợp với điều kiện, đặc điểm của đối tượng giáo dục. Căn cứ theo điều 11 Luật phổ biến, GDPL năm 2012 có một số hình thức GDPL phù hợp với từng đối tượng thanh niên Đà Nẵng, mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác GDPL,
đem lại hiệu quả cho thanh niên thành phố Đà Nẵng như:
- Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động dạy học chính khóa và hoạt động ngoại khóa trong nhà trường
GDPL cho thanh niên Đà Nẵng thông qua dạy chính khóa môn giáo dục công dân, các môn về pháp luật giúp thanh niên hình thành tri thức, hiểu về pháp luật sâu sắc, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của thanh niên trong nhà trường và ngoài xã hội. Các hoạt động ngoại khóa của trường luôn được sự tham gia và ủng hộ của toàn thể học sinh, sinh viên, thành lập các câu lạc bộ về pháp luật như: “Câu lạc bộ sức khỏe sinh sản”, “Câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội”, “Câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật”,…Tại đây, chính các em là người đi phổ biến GDPL cho toàn thể nhà trường, lúc đó kiến thức về pháp luật của các em được nâng cao và hiệu quả tuyên truyền sẽ tăng lên rất nhiều.
- Tuyên truyền miệng
Những chủ thể truyền đạt cho thanh niên về những quy định của pháp luật,