1.3.1. Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam từ khi thành lập đến năm 1975
Khoảng năm 1920, do ảnh hưởng của làn sóng chấn hưng Phật giáo thế giới, nhất là Trung Quốc, phong trào chấn hưng Phật giáo bắt đầu hình thành tại Việt Nam. Cho đến năm 1931, Hội Phật học đầu tiên - Nam kỳ Nghiên cứu Phật học - được thành lập. Sau đó nhiều hội thành lập và đều có mục đích và
chương trình hoạt động giống nhau: Chỉnh đốn Thiền mơn, vãn hồi quy giới, đào tạo một thế hệ thanh niên tu sĩ chân chính, hữu học và hoằng dương chính pháp. Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam ra đời trong hồn cảnh này.
Tín đồ Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam phát triển rộng khắp các tỉnh Nam kỳ. Với hoạt động Phật pháp gắn với từ thiện giúp đỡ người nghèo bệnh tật bằng thuốc Nam, số người tin theo Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam ngày càng nhiều. Một số tín đồ đề nghị Đức tơng sư Minh Trí thành lập giáo hội để có nền tảng lâu dài, nhưng ông chưa chấp thuận với lý do “Nền đạo có vĩnh cửu hay khơng là do tâm hạnh của người Phật tử có lập trường hay khơng, có làm đúng chính pháp thì lâu dài, cịn khơng làm đúng chính pháp thì hư hoại, bán đồ nhi phế, đâu phải do có giáo hội hay khơng giáo hội” [4, tr.10].
Tuy nhiên, do tín đồ ngày một đơng, để hành đạo tốt, ông cùng các môn đệ và Đức Bà Cô Năm đã khẩn đất khai hoang tại xã Hậu Bối và Mỹ Thọ, tổng Phong Nẳm Thượng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Quý, tỉnh Đồng Tháp). Và ngôi chùa Tịnh độ đầu tiên được dựng tại ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Quý, tỉnh Đồng Tháp và lấy tên là Hưng Phước Tự.
Năm 1934, làn sóng chấn hưng Phật giáo ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam được phát động mạnh mẽ. Thấy nhân duyên đã hội đủ, ông cho thành lập hội nhưng phải có đủ 5 điều kiện gồm: Nhân tài, có uy tín với chính quyền, tài chính khơng qun góp tới người ngồi đạo, có được sự tín nhiệm của tất cả tín đồ trong xứ, phải có địa điểm đặt hội quán và xây cất lại hội quán tạm thời. Lúc này danh xưng “Tịnh độ Cư sĩ Phật hội” mới chính thức được chọn làm tên cho hội và bắt đầu soạn thảo điều lệ, nội quy, thành lập Ban Trị sự tạm thời để đứng tên xin pháp chính quyền cho thành lập hội. Một năm sau (1935), ơng được tất cả tín đồ suy tơn là Đức tơng sư Minh Trí, là Giáo chủ của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam.
Hình 1.3: Hội quán Tân Hưng Long Tự tại Phú Định năm 1936. Nay là
Tổ đình Hưng Minh Tự
Nguồn: Trang web Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam
Chính quyền thuộc Pháp lúc bấy giờ đã cấp giấy phép số 619 ngày 20/2/1934 để Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam hoạt động (lúc này chỉ có sáu chữ “Tịnh độ Cư sĩ Phật hội”) [4, tr.12].
Trong khoảng năm 1949 đến năm 1950, cơ sở Hội quán Trung ương đã ổn định hoạt động, Đức tông sư bắt đầu phân cấp các chức vị trong đạo, triển khai tôn chỉ Phước huệ song tu, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam lúc này hình thành các chức vị: Huấn sư, Giảng sư, Phó giảng sư, Giảng viên, Huấn viên và Thuyết trình viên.
Năm 1950, nhận thấy trình độ tu học của toàn thể hội viên, thiện tín được nâng lên, Đức tông sư đề xướng tôn chỉ “Phước huệ song tu” với phương châm giảm lễ từ sáu hướng xuống chỉ còn một hướng vào bàn thờ Phật trong chính điện. Đức tơng sư đã dùng giáo lý, kinh, luật, luận của Đức
Phật giảng dạy cho hội viên, thiện tín có trí tuệ hiểu biết, sáng suốt làm môn tu Huệ; chủ trương mở rộng các phòng thuốc Nam phước thiện, dùng cây cỏ trong dân gian trị bệnh giúp người, thực hiện tư tưởng từ bi, bác ái của Phật giáo làm môn tu Phước. Kết hợp giữa tu phước và tu huệ để triển khai thành tôn chỉ Phước huệ song tu, đó chính là chân lý, là mục đích hành đạo của Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam.
Với tôn chỉ tu phước và tu huệ song hành được nhân dân đồng tình ủng hộ, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam ngày càng phát triển, các hội quán được thành lập ở nhiều nơi. Ban Trị sự Trung ương quy định nơi nào có từ 50 tín đồ trở lên thì được thành lập các hội quán, chi hội. Các hội quán, chi hội nhất thiết phải có phịng thuốc Nam phước thiện, các y sĩ Nam dược sẽ do Giáo hội đào tạo điều đến từng hội quán.
Năm 1953, chính quyền Quốc gia Việt Nam (chính quyền Bảo Đại) đã xác định tính hợp pháp cho Giáo hội bằng Nghị định số 83/MI/DAP ngày 22/12/1953 (lúc này có đủ các chữ “Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam”). Tên chính thức là Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam [4, tr.17].
Từ đó (1953), Đức tơng sư Minh Trí đi khắp nơi này đến nơi khác vừa giúp người trị bệnh, vừa truyền đạo phát triển tín đồ. Qua từng giai đoạn, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam từng bước được nâng lên một cách khá vững chắc trên cơ sở tập trung hoạt động y tế phước thiện, có cơ sở vật chất tốt, đông y sĩ, y sinh nhiều, được rộng rãi các tầng lớp nhân dân tín nhiệm. Kể từ đây Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam phát triển rộng khắp miền Nam. Các tỉnh, huyện, thôn, ấp hội lần lượt thành lập ngôi Tam bảo và phòng thuốc Nam phước thiện; các lớp y lý đào tạo y sĩ, y sinh liên tiếp được mở.
Đức tông sư là người trực tiếp lãnh đạo chung. Ban Trị sự Trung ương lãnh đạo về mặt hành chính theo hệ thống ngành dọc. Ở các tỉnh thành lập các Ban Trị sự điều hành công việc hoạt động trong tỉnh.
Năm 1957, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam đã xây dựng được 110 hội quán gắn với 110 phòng thuốc Nam phước thiện, tập trung ở Nam bộ.
Ngày 05/10/1958 (tức 22 tháng 8 âm lịch), Đức tơng sư Minh Trí viên tịch, thọ 73 tuổi [58, tr.16].
Sau ngày Đức tơng sư Minh Trí viên tịch, trong suốt 10 năm (1958- 1968) Ban Trị sự Trung ương lãnh đạo và ông Huỳnh Văn Dơn được chọn làm Chánh Hội trưởng.
Khi Phật giáo thành lập Giáo hội Phật giáo Thống nhất, có ý kiến đưa Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam gia nhập Phật giáo. Nhưng với lý do Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam là hệ phái cư sĩ tại gia, hoạt động khám chữa bệnh cho dân là chính, có nhiều nét riêng biệt so với Phật giáo nên đã không gia nhập Giáo hội Phật giáo Thống nhất và vẫn giữ được hệ thống độc lập riêng.
Năm 1968, ông Huỳnh Văn Dơn qua đời vì tuổi cao, sức yếu. Những năm sau đó, ơng Phó Hội trưởng Sơn Kim lên thay quyền Chánh Hội trưởng cho tới ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Tới thời gian này, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam đã xây dựng được 175 ngơi chùa (hội qn) và đồng thời có 175 phịng thuốc Nam phước thiện từ Nha Trang đến Cà Mau.
1.3.2. Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam sau năm 1975 tới năm 2007
Sau năm 1975, hệ thống tổ chức Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ khơng cịn hoạt động đầy đủ như trước, nhưng các hội quán vẫn sinh hoạt bình thường, Ban Y tế Phước thiện tiếp tục hoạt động, tuy ít nhiều cũng có hạn chế. Cho tới khi đất nước đổi mới (1986), một số hội quán được trùng tu, sửa chữa. Ban Y tế Phước thiện, phòng thuốc Nam tăng cường hoạt động, một số chức việc trong Ban Y tế Phước thiện tham gia vào Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ địa phương và làm việc từ thiện xã hội.
Năm 1990, qua sự hợp tác giữa Y trưởng Nguyễn Văn Khanh với Hội Y học dân tộc tỉnh Long An, được Sở Y tế tỉnh cho phép mở khóa lương y toàn khoa trong thời gian 3 năm (1990-1992) do Ban Giảng huấn Tịnh độ đứng ra giảng dạy y lý. Khóa học này có 75 y sĩ Tịnh độ trong tổng số 135 học viên theo học, các học viên tốt nghiệp đã được Sở Y tế Long An cấp chứng nhận tốt nghiệp Lương y toàn khoa.
Đến năm 1994, vào dịp kỷ niệm 36 năm ngày Đức tơng sư viên tịch, tồn thể các chi hội về Tổ đình Hưng Minh Tự dự lễ, Ban Trị sự Trung ương đã tổ chức hội nghị bàn về việc củng cố lại hệ thống điều hành. Hội nghị đã tiến hành thành lập “Ban Cố vấn Y tế và Đạo đức” do ông Nguyễn Ngọc Thanh làm Trưởng ban Cố vấn. Trong nhiệm kỳ 1994-1995, Ban Cố vấn đã đáp ứng nhu cầu các chi hội. Trong các phiên họp của Ban Cố vấn đã quyết định soạn thảo đề án nhằm thành lập Hội đồng Trị sự Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam để phục hồi hệ thống tổ chức theo nề nếp cũ. Ngày 06/5/1995 tại Tổ đình Hưng Minh Tự, 120 vị chức sắc, cao niên và các hội viên có tâm huyết đã họp bàn việc thành lập Hội đồng Trị sự nhằm mục đích xin Nhà nước công nhận lại tư cách pháp nhân.
Và ngày 27/11/2007, Ban Tôn giáo Chính phủ ra Quyết định số 207/QĐ-TGCP công nhận tổ chức tôn giáo đối với Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam.
1.3.3. Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam từ năm 2007 đến nay
Từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, Ban Trị sự Trung ương đã tổ chức cơng bố ở các tỉnh thành có hội qn hoạt động; Giáo hội được chính quyền địa phương quan tâm và sắp xếp đội ngũ chức sắc, chức việc. Hoạt động của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam trong những năm đó có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là đạo đức giáo lý và công tác an sinh xã hội.
Ban Trị sự rất quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng đạo đức giáo lý cho chức sắc, chức việc để làm nòng cốt cho các chi hội, đã mở nhiều lớp giáo lý cho các chức việc để giảng giải lại cho tín đồ và hội viên.
Giáo lý đạo đức là phần cốt lõi của một tôn giáo. Việc truyền bá giáo lý, đường hướng hành đạo của Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam là rất cần thiết, giúp cho tín đồ, hội viên n tâm tu hành chân chính mà khơng sa vào mê tín dị đoan. Ngoài ra, việc thuyết giảng giáo lý cho hội viên, tín đồ giúp tăng nhận thức về hoạt động của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, từ đó ngày càng có thêm nhiều hội viên, tín đồ tham gia hoạt động, nhất là đội ngũ làm công quả, sưu tầm dược liệu phục vụ cho việc bốc thuốc giúp bà con nghèo trị bệnh, phát triển phòng thuốc Nam các hội quán, uy tín ngày càng nâng cao.
Kể từ khi được Nhà nước công nhận, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm. Các ngành, các cấp đã tạo điều kiện cho Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam thực hiện theo tôn chỉ Phước huệ song tu, nhờ vậy Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam đã phát huy được vai trò trong việc chăm sóc sức khỏe người dân, góp phần cùng với chính quyền các cấp chăm lo cho nhân dân về mặt y tế, càng ngày được nhân dân tín nhiệm và ủng hộ.
Với tôn chỉ Phước huệ song tu, cư sĩ Tịnh độ tu phước chủ yếu là dùng y đạo để chữa bệnh cho người, là kết quả của điều lành, những việc phước thiện, giúp đỡ người đời bớt khổ thêm vui. Như thế là thực hiện đúng tư tưởng từ bi của Đức Phật, mục đích là đưa con người trở về gốc lành của bổn tánh, góp phần xướng minh và phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam. Phương tiện tu phước chủ yếu là các phòng thuốc Nam phước thiện bên cạnh nơi thờ tự và tu học.
Ngoài việc làm thường xuyên của Ban Y tế phước thiện, các hội quán còn thực hiện các hoạt động từ thiện xã hội như: giúp đỡ người dân khó khăn, bị thiên tai, giúp đỡ học sinh nghèo, đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết.
Tiểu kết chương 1
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do nhiều ngun nhân chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng, tôn giáo…, ở Nam bộ đã xuất hiện nhiều tôn giáo nội sinh và tồn tại cho đến ngày nay như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam. Trong đó, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam ra đời năm 1934, do Đức tơng sư Minh Trí – Nguyễn Văn Bồng sáng lập.
Cũng như đa số tôn giáo nội sinh ở Nam bộ, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam có nền tảng từ Phật giáo, phù hợp với căn cơ của chúng sinh vùng đất Nam Bộ, theo pháp môn Tịnh Độ, với phương châm “phước huệ song tu”, không xuất gia tu hành. Cơ cấu tổ chức của Tịnh độ cư sĩ Phật giáo tương đối hồn chỉnh, cấu thành nên một tơn giáo có giáo lý, giáo luật, hệ thống chức sắc với các chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Đây là tiền đề quan trọng để tôn giáo này tồn tại, đến nay đã gần 90 năm và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.
Tính đến 2019, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam có 210 hội quán, các hội qn đều có phịng thuốc Nam phước thiện, hiện diện ở các tỉnh, thành phố từ Khánh Hòa tới Cà Mau và 1 chi hội ở châu Úc; Tổng số tín đồ, hội viên khoảng gần 1,5 triệu người; 624 chức sắc, chức việc; gần 786 y sĩ, 404 y sinh; trên 3.000 người làm nhiệm vụ chế biến thuốc [11, tr.1].
Trong các hoạt động của mình, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam đang có nhiều đóng góp cho xã hội, tham gia tích cực các cơng tác an sinh xã hội, như: hoạt động từ thiện, y tế, khám chữa bệnh miễn phí, trồng và bào chế thuốc Nam để chữa bệnh; đền ơn đáp nghĩa; bảo vệ mơi trường, chống biến đổi khí hậu.
Chương 2
THỰC TRẠNG MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG PHƯỚC THIỆN CỦA TỊNH ĐỘ CƯ SĨ PHẬT HỘI VIỆT NAM