Tăng cường phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnhThừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 70 - 99)

PNTP nói chung và tội phạm TCTS nói riêng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là hoạt động phức tạp, khó khăn cần có sự chung tay, đồng lòng của toàn xã hội. Hoạt động này thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đồng thời loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành phẩm chất cá nhân tiêu cực và dần dần hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi thực tiễn thông qua việc sử dụng nhiều biện pháp khác nhau.

3.2.1. Tăng cường các biện pháp ngăn chặn tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2.1.1. Những biện pháp ngăn chặn tội phạm xảy ra

Thông qua việc sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, không cho hành vi phạm tội có điều kiện thực hiện. Những biện pháp này thực hiện được từ nhiều yếu tố:

- Thứ nhất, yếu tố người bị hại, nạn nhân: Nạn nhân của tội TCTS là những cá nhân, tổ chức bị các hành vi phạm các tội xâm phạm sở hữu trực tiếp xâm phạm gây thiệt hại về quyên sở hữu. Người bị hại, nạn nhân do chủ quan, mất cảnh giác, không chủ động phòng ngừa, thực hiện hành vi không đúng mực

đã tạo những thuận lợi để các đối tượng có cơ hội để thực hiện tội phạm, đây là do lỗi của nạn nhân, người bị hại. Vai trò của nạn nhân, người bị hại thì có hai dạng là có lỗi và không có lỗi, ở đây ta xem xét ở khía cạnh nạn nhân, người bị hại có lỗi. Vì vậy, người bị hại, nạn nhân phải tự giác trong quản lý tài sản của mình.

Đối với cá nhân, Đối với chủ nhà, chủ cửa hàng, người đứng đầu các chi nhánh ngân hàng, công ty, điểm thu phí... : Chú ý những phương thức thủ đoạn mà đối tượng phạm tội thường sử dụng đối với nhóm đối tượng này, và hướng dẫn cách đề phòng như: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác,làm cho mọi người nhận biết được các dấu hiệu hoạt động của tội phạm; trang bị kỹ năng PNTP để bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình; nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm công dân trong phòng, chống tội phạm. lắp đặt và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo hệ thống an ninh như: khóa, camera, mắt thần gắn cửa, hàng rào, dây thép gai, vẫn hoạt động tốt, kịp thời khắc phục những sơ hở, thiếu sót mà các đối tượng có thể lợi dụng để đột nhập; đảm bảo mọi thành viên trong gia đình đều có số điện thoại của cơ quan Công an, Tổ trưởng tổ dân phố nơi sinh sống và lực lượng bảo vệ, hoặc an ninh, bảo vệ các khu chung cư...

Các điểm tập trung tài sản với số lượng lớn như ngân hàng, điểm thu phí..., cần chủ động phối hợp với lực lượng Công an cơ sở lắp đặt camera an ninh, hoặc kênh liên lạc riêng kết nối trực tiếp giữa các địa điểm với trực ban Công an xã, phường, thị trấn để theo dõi, kịp thời thông tin, xử lý các vụ TCTS. Đối với những người được giao trách nhiệm bảo vệ, trông coi, quản lý tài sản tại các khu chung cư, cửa hàng, ngân hàng, cần kiểm soát chặt chẽ những người lạ mặt, hoặc đối tượng có dấu hiệu nghi vấn xuất hiện xung quanh và trong khu vực mình có trách nhiệm bảo vệ, trông coi, quản lý; thường xuyên tổ chức tuần tra trong khu vực được giao trách nhiệm bảo vệ, trông coi, quản lý; thiết lập kênh thông tin, liên lạc riêng với những người được giao trách nhiệm bảo vệ, trông coi, quản lý tài sản xung quanh và chủ cửa hàng, ngân hàng, ban quản lý nhà

chung cư, lực lượng Công an cơ sở... để kịp thời thông báo, phối hợp khi xảy ra tội phạm"

Đối với các trường học: Lưu ý về những phương thức, thủ đoạn của tội phạm trộm cắp tại các trường học. Đồng thời, hướng dẫn cách đề phòng như: Xây dựng nhà giữ xe, khóa xe cẩn thận, trong cốp xe không để các tài sản có giá trị, bố trí bảo vệ trường, không cho các đối tượng lạ mặt, đối tượng nghi vấn đi vào khuôn viên nhà trường.

- Thứ hai, yếu tố người phạm tội: Có thể nhận thấy rằng, một trong những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm đó chính là sự phát triển của nhiều tệ nạn xã hội, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng gia tăng; đối tượng phạm tội

thường ở tuổi thanh niên, có trình độ học vấn thấp, đa số không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định, nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự, sau khi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương rất khó tìm được việc làm, không nhận được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, của cộng đồng để tái hòa nhập, vì vậy mà dễ tái phạm khi bị rủ rê lôi kéo.

Một số cấp ủy chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm trong phòng chống tội phạm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, chưa coi công tác này là nhiệm vụ của mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi cơ quan mà vẫn còn tư tưởng khoán trắng cho lực lượng chức năng, để cho đến khi tội phạm xảy ra rồi mới đẩy chuyển cho các cơ quan tư pháp xử lý; các giải pháp phòng ngừa xã hội, biện pháp kinh tế, giáo dục chưa được phối hợp chặt chẽ nên việc giải quyết các nguyên nhân, điều kiện phát sinh phạm tội còn hạn chế; công tác quản lý, giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội, người vi phạm pháp luật tại gia đình và cộng đồng dân cư hiệu quả còn thấp; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng hiệu quả chưa cao, trong đó vai trò của tổ chức đoàn thanh niên chưa thật sự phát huy hiệu quả, thiếu sự phối hợp với lực lượng công an trên địa bàn để điều tra, nắm bắt tình hình, phân loại đối tượng thanh niên để kết hợp với gia đình có biện

pháp động viên, giáo dục, quản lý phù hợp.

Cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm không chỉ là nhiệm vụ riêng của Công an, Viện kiểm sát hay Tòa án mà đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Chính vì vậy để nâng cao công tác PNTP thì giải pháp căn bản là cần phải tạo công ăn việc làm, hạn chế tình trạng thất nghiệp, không có việc làm ổn định. Các cấp chính quyền địa phương cần có chính sách phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người dân, ưu tiên giải quyết việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn, những đối tượng đã chấp hành xong hình phạt tù, đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng về, đây là giải pháp rất quan trọng, làm tốt công tác này không những giải quyết được các vấn đề xã hội mà còn xóa bỏ những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm.

Các lực lượng công an cần tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, quản lý nhân hộ khẩu, thường xuyên kiểm danh, kiểm diện, gọi hỏi răn đe, giáo dục các đối tượng thuộc diện quản lý; các tổ chức chính trị – xã hội, nhất là tổ chức đoàn thanh niên phải phát huy hơn nữa vai trò xung kích trong tham gia PNTP và tệ nạn xã hội, chú trọng công tác quản lý đoàn viên, thanh niên, tăng cường các hoạt động giao lưu kết nghĩa với các đơn vị trên địa bàn có hoàn cảnh khó khăn, hướng thanh niên vào các hoạt động có ích, đồng thời cảm hóa, giúp đỡ thanh niên vi phạm tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng, động viên họ tích cực rèn luyện để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Bên cạnh đó, “...tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống tội phạm; liên tục triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, tố giác nhằm kiềm chế hướng đến giảm mạnh các loại tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn; vận động nhân dân, hướng dẫn, tổ chức có hiệu quả mô hình tố giác tội phạm tại khu dân cư, xây dựng quy trình bảo mật thông tin và cơ chế bảo vệ người tố giác tội phạm; tổng kiểm tra các cơ

sở kinh doanh có điều kiện, các cơ sở dịch vụ, các tụ điểm công cộng thường xuyên tụ tập các đối tượng có dấu hiệu cung cấp, mua bán, trao đổi, tàng trữ, sử dụng các chất kích thích nằm trong danh mục cấm; xử lý nghiêm việc tổ chức đánh bạc dưới nhiều hình thức, trộm cắp, tiêu thụ tài sản trộm cắp; các tụ điểm công cộng có hiện tượng hoạt động mại dâm trên địa bàn...” [51, tr.1].

Cùng với đó, cần phát huy vai trò của quần chúng trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm để quần chúng kịp thời cung cấp thông tin cho lãnh đạo công an các cấp về những hành vi tiêu cực của cán bộ, chiến sĩ trong phòng, chống tội phạm, góp phần làm trong sạch lực lượng bộ máy chuyên trách phòng, chống tội phạm…

3.2.1.2. Các biện pháp ngăn chặn không cho tội phạm thực hiện đến cùng Không cho tội phạm thực hiện đến cùng là việc áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn, cản trở không để cho cho người phạm tội có điều kiện để thực hiện tội phạm đến cùng. Những biện pháp này phải thực hiện kịp thời và nhanh chóng. Khi phát hiện có tội phạm đang xảy ra, người hoặc tổ chức chứng kiến sẽ có biện pháp ngăn chặn không để đối tượng thực hiện tiếp tục hành vi của mình đến cùng, do đó cần phân biệt với “Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng”: được quy định tại điểm e, khoản 1, điều 52 của BLHS năm 2015. Do ngăn chặn không cho tội phạm thực hiện được hết hành vi, nên từ đó sẽ hạn chế, làm giảm được hậu quả, thiệt hại.

Đối tượng TCTS với thủ đoạn lén lút, bí mật, lợi dụng sơ hở để thực hiện hành vi nên việc phát hiện được để ngăn chặn kịp thời không dễ dàng, thực tiễn thì các hành vi TCTS đang thực hiện được phát hiện trong một số trường hợp như: Thông qua các thiết bị, hệ thống an ninh tự động: camera an ninh, chuông báo động chống trộm,...; công tác tuần tra, kiểm soát lưu động của các lực lượng chuyên trách... Vì vậy, để ngăn chặn hành vi TCTS thực hiện đến cùng thì trước hết ở những môi trường nhỏ như gia đình, nhà trường cần giáo dục cho các thành viên tuân theo các quy định của pháp luật, tránh bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội;

tận dụng sự giúp đỡ của nhân dân, khi phát hiện tội phạm thì báo tin tố giác, vận động đối tượng không tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội đến cùng.

3.2.1.3. Các biện pháp ngăn chặn tái phạm

Trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý gọi là tái phạm. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm là thể hiện sự xem thường pháp luật. Cho nên, cần phải xử lý nghiêm hành vi phạm tội của họ. Các biện pháp ngăn chặn tái phạm tội TCTS nhằm mục đích không để cho những người đã từng bị xử lý hình sự về hành vi TCTS tái phạm, tái phạm nguy hiểm hay thực hiện lại hành vi phạm tội. Những biện pháp này được được thực hiện từ sớm, từ khi hình thành động cơ, như vậy sẽ tránh giúp cho những người này ổn định được tâm lý, có những diễn biến tâm lý tích cực, nhờ vậy đạt được hiệu quả cao nhất.

Công tác phòng ngừa tái phạm được tiến hành ở nhiều giai đoạn khác nhau: giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử; giai đoạn thi hành án... vì vậy, để mang lại hiệu quả cao thì từng chủ thể thực hiện công tác này ở mỗi giai đoạn sẽ có những biện pháp ngăn chặn đa dạng, phù hợp, đồng bộ và thống nhất. Làm thế nào để người vi phạm hiểu, biết và nhận thức được hành vi sai trái của mình, tin tưởng vào sự nghiêm minh của pháp luật, đê họ có được nhận thức đúng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, có ý thức không tái phạm và cao hơn nữa là thúc đẩy tính tích cực của cộng đồng, đây là công tác hết sức khó khăn, cần thiết phải phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh tội phạm xảy ra, cơ quan tiến hành tố tụng thể hiện đúng vai trò của mình... Bên cạnh đó cần phải củng cố, nâng cao vị trí của Nhà nước trong tất cả mọi mặt của xã hội, muốn như vậy thì các cơ quan chức năng phải thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình trong PNTP như: đảm bảo các nguyên tắc, có chiến lược lâu dài, kịp thời tham mưu, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật.

hóa, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người lầm lỗi vươn lên nên nhiều người từ chỗ suy nghĩ lệch lạc đã dẫn đến con đường tái phạm, đây là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái phạm tăng cao, vì vậy, cần chú trọng công tác giáo dục của các tổ chức xã hội trong giáo dục, cải tạo phạm nhân. Cố Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn đã nói: “Muốn giáo dục phạm nhân phải nắm được đặc điểm hoạt động, thái độ cải tạo, tâm lý của phạm nhân để có biện pháp thích hợp. Phải hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục cải tạo và chính sách “trấn áp kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo mới làm tốt nhiệm vụ trên”. Để làm được việc đó, đòi hỏi bản thân người cán bộ làm công tác giáo dục cải tạo phạm nhân phải tận tụy, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hết lòng, hết sức vì công tác “giáo dục lại” những con người phạm tội. Ngoài ra đối với công tác quản lý, giáo dục cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng đối với người phạm tội, vi phạm pháp luật và đối tượng có nguy cơ phạm tội TCTS nói riêng, tình hình các loại tội phạm nói chung cần phải : “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cải tạo các loại đối tượng; chủ động phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cải tạo và thực hiện chế độ, chính sách đối với các loại đối tượng giam giữ, quản lý không để phát sinh bức xúc, phản ứng tiêu cực, tự sát, gây rối, chống đối tập thể, gây mất an ninh, an toàn cơ sở giam giữ, quản lý; Chủ động thực hiện các biện pháp giúp phạm nhân chuẩn bị tái hòa nhập ngay trong quá trình chấp hành án, đồng thời thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; Lồng ghép công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù với các chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống tội phạm của địa phương. Cân đối, bố trí nguồn lực của Trung ương và các địa phương, nguồn lực xã hội bảo đảm thực hiện có hiệu quả các

biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; Xác định trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, hiệu quả phối hợp của các cấp, các ngành, cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong quản lý và giám sát thi hành các hình phạt ngoài hình phạt tù, các đối tượng được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và các đối tượng có nguy cơ phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 70 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)