Thực trạng áp dụng các giải pháp phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 68)

2.2.1. Thực trạng triển khai các biện pháp ngăn chặn tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2018

Lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều thành tích đóng góp trong công tác PNTP nói chung và tội TCTS nói riêng. Trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Công an nhân dân tỉnh đã làm tốt công tác nắm tình hình, tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cùng với các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác phát động phong trào.

Lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong và ngoài ngành trong công tác đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm nói chung, TCTS nói riêng, như: Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), TAND, cơ quan quản lý giáo dục, khu công nghệ...trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, xây dựng kế hoạch phường ngừa tội phạm và tuyên truyền pháp luật.

Kết quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong hoạt động chống tội TCTS giai đoạn 2014 - 2018 được thể hiện cụ thể thông qua tình hình tội TCTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể như sau:

2.2.1.1. Phần hiện của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ 2014 - 2018

a. Mức độ tổng quan tuyệt đối của tình hình tội trộm cắp tài sản (Bảng 2.1 - phần phụ lục)

Mức độ tổng quan của tình hình tội TCTS cho ta thấy khái quát về mặt lượng của tình hình tội TCTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2018. Mức độ tổng quan có hai hình thức biểu hiện là tuyệt đối và tương đối dựa

trên tổng kết giai đoạn từ năm 2014 - 2018 .

Mức độ tổng quan tuyệt đối thể hiện ở Bảng 2.1 cho thấy, mức độ tổng quan tuyệt đối của tình hình tội TCTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 là 3.925 vụ án với 5.620 người phạm tội TCTS. Trung bình mỗi năm có khoảng 785 vụ với khoảng 1.124 người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội TCTS. Như vậy, xét về mức độ tổng quan tuyệt đối tình hình tội TCTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 2014 - 2018 có sự giao động nhẹ giữa các năm, có xu hướng tăng về số vụ và số bị cáo.

Số liệu này mặc dù đã góp phần quan trọng trong việc phản ánh THTP nhưng chưa thể phác họa được toàn bộ tình hình tội phạm TCTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2014 - 2018, do vậy để biết số liệu về số vụ và bị cáo liên quan này là cao hay thấp trong tổng quan tuyệt đối của THTP nói chung trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải có sự so sánh để tìm ra chỉ số khái quát, được tính toán bằng cách mà tội phạm học Việt Nam đã chỉ ra là so sánh mức độ tổng quan tuyệt đối của tình hình tội TCTS thực hiện từ năm 2014 đến năm 2018 với mức độ tổng quan của THTP ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong cùng thời điểm nghiên cứu để giúp chúng ta có được sự đánh giá và cái nhìn đầy đủ hơn về hiện trạng của tội phạm TCTS trên địa bàn trong thời gian nghiên cứu. Bảng 2.2 - phần phụ lục sẽ cho ta thấy rõ tỷ lệ này.

Bảng số liệu 2.2 - phần phụ lục cho thấy tình hình tội TCTS qua các năm như sau:

Năm 2014: Tổng số vụ án TCTS phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử là 773 vụ/3.925 bị cáo, tội phạm nói chung là 2.342 vụ/12.744 bị cáo, tội TCTS chiếm tỉ lệ 33,0% vụ án với 29,1% bị cáo trong tổng số tội phạm hình sự.

Năm 2015: Tổng số vụ án TCTS phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử là 796 vụ/1150 bị cáo, tội phạm nói chung là 2460 vụ/4103 bị cáo, tội TCTS chiếm tỷ lệ 32.4% vụ với 28,0 % bị cáo trong tổng số tội phạm nói chung. Số vụ án TCTS năm 2015 so với năm 2014 tăng 23 vụ/19 bị cáo.

Năm 2016: Tổng số vụ án TCTS phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử là 807 vụ/1052 bị cáo, tội phạm nói chung là 2655 vụ/4511 bị cáo. Như vậy, tội TCTS chiếm tỷ lệ 30.4% vụ và 23,3 % bị cáo trong tổng số tội phạm nói chung. Số vụ án TCTS năm 2016 so với năm 2015 tăng 11 vụ, tuy nhiên số bị cáo phạm tội TCTS năm 2016 có giảm 98 bị cáo so với năm 2015.

Năm 2017: Tổng số vụ án đã điều tra, khởi tố và xét xử về tội TCTS là 857 vụ/1254 bị cáo, tổng các tội phạm nói chung là 2801 vụ/4906 bị cáo. Tội TCTS chiếm tỷ lệ 30,6% vụ và 25,6% bị cáo trong tổng số tội phạm nói chung.

Như vậy, so với năm 2016 thì số tội trộm cắp tăng 50 vụ/202 bị cáo.

Năm 2018: Tổng số vụ án nói chung là 2486 vụ/4015 bị cáo (giảm 315 vụ/891 bị cáo so với năm trước). Tội TCTS là 792 vụ/1033 bị cáo (giảm 65 vụ/221 bị cáo so với năm 2017). Tội TCTS mặc dù số vụ án/bị cáo đã giảm so với năm trước nhưng vẫn chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng số tội phạm nói chung (31,9%).

Số liệu cho chúng ta thấy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong 5 năm đã thụ lý và giải quyết 3.925 vụ, 5.620 bị cáo phạm tội TCTS, chiếm 30,8% về số vụ và 26,2,9 % số bị cáo, trung bình mỗi năm có khoảng 785 vụ với 1124 bị cáo bị xét xử về tội TCTS, đây là tỷ lệ tội phạm TCTS trong THTP ở tỉnh Thừa Thiên Huế, cái giữ vai trò chỉ số khái quát của THTP.

b. Mức độ tổng quan tình hình trộm cắp tài sản và các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2014 đến năm 2018 (Bảng 2.3 - phần phụ lục)

Bảng 2.3 cho thấy số vụ TCTS chiếm tỷ lệ ngày càng tăng cao so với các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn qua các năm từ năm 2014 đến 2018. Năm 2014 chiếm 62%, năm 2018 lên 64% (tăng 2%).

Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và số liệu thống kê ở trên, có thể rút ra kết luận về nguyên nhân, điều kiện và công tác đấu tranh phòng ngừa THTP như sau:

- Số lượng vụ án và bị cáo phạm tội TCTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử trong 5 năm chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vụ án và tổng số bị cáo (chiếm 30,8% tổng số vụ và 26,2% tổng số bị

cáo) tội phạm nói chung và chiếm tỷ lệ khá cao (65% tổng số vụ và 62% tổng số bị cáo) trong tổng số tội phạm xâm phạm sở hữu.

- Số lượng tội phạm hình sự nói chung và số lượng tội TCTS được điều tra, truy tố và xét xử trong 5 năm qua nói riêng có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Nếu lấy năm 2014 làm gốc so với số liệu năm 2018 thì số vụ án vẫn tăng 19 vụ. Cụ thể tăng, giảm các năm như sau: năm 2015 tăng hơn năm

2014 là 23 vụ án; năm 2016 tăng hơn năm 2015 là 11 vụ án; năm 2017 tăng hơn năm 2016 là 50 vụ án; năm 2018 giảm hơn năm 2017 là 65 vụ án, cho thấy các biện pháp phòng ngừa cũng như nhận thức về tội phạm này ngày càng quan tâm và thực hiện có hiệu quả hơn.

Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định 13 Điều luật tương ứng với 13 tội trong phần các tội xâm phạm sở hữu, trong đó quy định tội TCTS chỉ trong một điều luật (Điều 173). Nhưng so với các tội phạm xâm phạm sở hữu khác thì tội phạm TCTS đã xét xử ở Thừa Thiên Huế chiếm hơn 60% cả về số vụ và số người phạm tội xâm phạm sở hữu.

c. Động thái của tình hình tội trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018

- So sánh định gốc (Bảng 2.4 - phần phụ lục)

So sánh định gốc được thực hiện theo từng năm và ba năm liên tiếp để thấy được sự vận động của tình hình tội pham trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gia đoạn 2014 - 2018.

Kết quả của cách so sánh này được thể hiện ở Bảng 2.4, thấy tình xu hướng gia tăng của tình hình tội TCTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2014 - 2018. Sự gia tăng dù không cao nhưng qua sự vận động có thể

thấy tnh́ h́nh tội phạm thuộc nhóm tội vẫn diễn ra rất phức tạp trên địa bàn. Lý do gia tăng cả về số vụ và số người phạm tội có nguyên nhân liên quan đến đặc điểm địa lý, dân cư, lịch sử phát triển, hoạt động kinh tế của tỉnhThừa Thiên Huế, đây là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch, hàng năm số thu hút lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến địa phương rất lớn tham quan các di tích lịch sử, các lễ hội, sự kiện như festival ..., ngoài ra, hiện nay chính quyền tỉnh đang đẩy nhanh tốc độ quy hoạch đô thị, mở rộng phát triển cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp và kinh tế được hình thành, tạo nên những thay đổi cơ bản diện mạo của tỉnh nhà.

Điều này dẫn đến sự thay đổi nơi sinh sống, làm việc...của một bộ phận không nhỏ dân cư, cộng thêm với có sự biến động, số lượng người ngoài tỉnh đến làm việc, học tập, lao động ngày càng tăng, tạo áp lực về chỗ ở, tạo nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự tại địa phương.

- So sánh liên kế (Bảng số liệu 2.5 - phần phụ lục)

Phương pháp giúp làm rõ tỷ lệ tăng, giảm hàng năm của tình hình tội TCTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả so sánh bằng phương pháp liên kế năm cho thấy xu hướng tình hình tội TCTS mặc dù có tăng có giảm nhưng xu hướng gia tăng chủ đạo cả về số vụ và bị cáo trong tổng số vụ. Sự gia tăng này cũng phù hợp với lý giải ở phương pháp so sánh định gốc trước đó.

Thông qua hai phương pháp so sánh định gốc và so sánh liên kế, ta có thể thấy rõ động thái của tình hình tội TCTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2018 có diễn biến phức tạp theo từng năm. Nếu lấy năm 2014 là năm định gốc để so sánh thì động thái của tình hình tội TCTS đã diễn ra theo xu hướng năm tăng năm giảm, nhưng xét năm 2014 với năm 2015, 2016, 2017, 2018 thì vẫn có sự gia tăng về số vụ và số bị cáo.

d. Cơ cấu của tình hình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2014 - 2018.

Phương thức, thủ đoạn thực hiện tội TCTS được hiểu là cách thức, phương pháp mà người thực hiện hành vi phạm tội hành động theo hướng nhằm chuyển những thiệt hại của người khác thành những lợi ích cho mình, ở đây là tài sản.

Từ 200 bản án hình sự sơ thẩm, tác giả đã thống kê phương thức, thủ đoạn phạm tội như sau:

Bảng thống kê cho thấy, phương thức, thủ đoạn thường được các đối tượng phạm tội TCTS sử dụng là lợi dụng sơ hở trong quản lý của chủ tài sản, với 110 vụ, chiếm 55%; tiếp đến là 42 vụ sử dụng công cụ cạy phá để đột nhập vào nhà, chiếm 21%. Ngoài ra, các phương thức, thủ đoạn khác cũng được người phạm tội sử dụng là lợi dụng chỗ đông người, chen lấn, xô đẩy móc túi..

- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng (Bảng 2.7 - phần phụlục)

Theo bảng thống kê cho thấy: Trong tổng số 5.620 bị cáo đã bị xét xử về tội TCTS, phần lớn các bị cáo đều bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn là 5.529 chiếm 98,38 %, đối với hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ có 91 bị cáo, chiếm 1,62% .

Trong số 5.620 bị cáo bị xử phạt tù, có: 3.007 bị cáo bị xử phạt tù từ 3 năm trở xuống, chiếm đa số 53,51%. Chiếm tỷ lệ thứ hai là số bị cáo phạm tội TCTS bị áp dụng mức hình phạt tù từ dưới 3 năm nhưng cho hưởng án treo 1.401 bị cáo, chiếm 24,93%, số bị cáo được áp dụng hình phạt tù trên 3 năm đến 7 năm cũng chiếm tỷ lệ lớn với 976 bị cáo, chiếm 1,37% số bị cáo bị xét xử về

tội TCTS trong năm năm qua, số bị cáo được áp dụng hình phạt tù trên 15 năm đến 20 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất với 17 bị cáo, chiếm 0,30% và không có hình phạt tử hình nào được áp dụng. Như vậy về cơ cấu hình phạt đã áp dụng phù hợp với tội TCTS.

- Cơ cấu của tội TCTS theo loại tội phạm (Bảng 2.8 - phần phụ lục)

TCTS của TAND các cấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2014 đến 2018 mà tác giả đã nghiên cứu, có thể thấy tội TCTS ở Thừa Thiên Huế tập trung vào loại tội ít nghiêm trọng, theo khoản 1 Điều 173 BLHS, với 220 bị cáo, chiếm 76,12%; tội nghiêm trọng theo khoản 2 Điều 173 BLHS có 60 bị cáo, chiếm 20,76%, tội rất nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 173 với 6 bị cáo, chiếm 2,08% và đặc biệt trọng có 3 bị cáo bị xét xử vào tội đặc biệt nghiêm trọng, chiếm tỉ lệ 1,04%.

- Cơ cấu của tội TCTS theo hình thức phạm tội (Bảng 2.9 - phần phụ lục) Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy trên thực tế, tội TCTS ở Thừa Thiên Huế

chủ yếu được thực hiện dưới hình thức phạm tội riêng lẻ, chiếm đến 77%; hình thức phạm tội đồng phạm chiếm 23%. Đa số các vụ án phạm tội theo hình thức riêng lẻ, người phạm tội thường trộm những tài sản có giá trị tài sản không lớn. So với các trường hợp phạm tội thông thường thì phạm tội dưới hình thức đồng phạm nguy hiểm hơn nhiều từ phương thức, thủ đoạn phạm tội, đến việc che giấu tội phạm cũng như để lại hậu quả xấu cho đời sống cộng đồng. Đồng phạm thường có người giúp sức như canh gác, đứng che tầm nhìn của người có tài sản, gây mất cảnh giác hay chặn đường, gây cản trở lực lượng truy đuổi để người thực hiện hành vi TCTS lẩn trốn.

- Cơ cấu của tội TCTS theo địa điểm phạm tội (Bảng 2.10 - phần phụ lục) Nghiên cứu địa bàn phạm tội của tội phạm TCTS theo địa giới hành

chính, ngoài ra, chúng ta còn có thể xem xét cơ cấu của tội phạm này theo địa điểm phạm tội.

Trong số 200 vụ TCTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được khảo sát có 89 vụ xảy ra ở nhà dân, chiếm tỷ lệ cao nhất 44,5%; 35 vụ xảy ra ở nơi khác (ví dụ như ở quán internet, công trường, quán karaoke…), chiếm tỷ lệ 17,5%; 35 vụ xảy ra ở nơi công cộng (như bệnh viện, tại chùa, ngoài chợ...), chiếm tỷ lệ 17,5%; 28 vụ xảy ra ở ngoài đường (ở bờ rừng, vỉa hè…), chiếm tỷ lệ 14% và 14 vụ xảy ra ở nhà trọ chiếm 7,0%.

- Cơ cấu của tội TCTS theo thời gian phạm tội (Bảng 2.11 - phần phụ lục) Qua nghiên cứu 200 bản án hình sự sơ thẩm (HSST) về tội TCTS trên địa

bàn tỉnh thừa Thiên Huế cho thấy: Khoảng thời gian tội TCTS diễn ra nhiều nhất là từ 12 – 18 giờ có 67 vụ, chiếm 33,5%. Đây là thời gian nghỉ trưa nên các đối tượng lợi dụng sơ hở để trộm cắp, ngoài ra còn do các phương tiện xe máy, xe đạp để ở vỉa hè không có người trông coi, hay là ở đền, chùa, miếu, chợ... tập trung đông người dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng sơ hở để trà trộn vào đám đông lợi dụng sơ hở móc trộm ví tiền, điện thoại di động để trong túi quần, túi áo, túi xách của bị hại. Tiếp đến là khoảng thời gian từ 0 - 6 giờ có 55 vụ, chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)