Nội dung và cácbiện pháp phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 35)

sản

1.4.1. Nội dung phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản

Thứ nhất, phòng ngừa tình hình tình hình tội TCTS là việc áp dụng các biện pháp mang tính xã hội tác động vào nguyên nhân và điều kiện của tội phạm nhằm ngăn ngừa trước, không cho tội phạm xảy ra. Các biện pháp mang tính xã hội gồm có: những biện pháp về kinh tế - xã hội, văn hóa xã hội, tâm lý xã hội… nhằm bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho con người để từ đó không thực hiện hành vi phạm tội do thiếu thốn vật chất hay do hạn chế trong nhận thức. Các biện pháp phòng ngừa xã hội này có thể được xây dựng, triển khai bởi nhiều chủ thể khác nhau. Các biện pháp phòng ngừa tình hình tội TCTS chủ yếu tác động đến các quan hệ xã hội, làm vô hiệu hóa khả năng làm phát sinh các tội phạm về sở hữu. Ngoài ra, để phòng ngừa tình hình tội TCTS cần kết hợp giáo dục, giúp đỡ các thành viên trong cộng đồng, hướng họ đến một cuộc sống đầy đủ về vật chất và lành mạnh về tinh thần, từ đó ngăn ngừa hành vi phạm tội.

- Thứ hai, phòng ngừa tình hình tội TCTS còn là việc áp dụng các biện pháp mang tính nhà nước (còn được gọi là biện pháp mang tính cưỡng chế nhà nước, các biện pháp mang tính bắt buộc), kịp thời phát hiện, xử lý sau khi tội phạm xảy ra nhằm tiếp tục PNTP. Các biện pháp này được các chủ thể là các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện. Trong thực tiễn không phải lúc nào việc áp

dụng các biện pháp phòng ngừa xã hội cũng mang hiệu quả như mong muốn và biểu hiện cụ thể là vẫn có tội phạm xảy ra. Vì vậy, trong trường hợp có loại tội phạm xảy ra thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự là rất cần thiết. Khi áp dụng trách nhiệm hình sự mà cụ thể là hình phạt thì sự tổn thất mà người phạm tội phải gánh chịu sẽ lớn hơn so với những gì có được từ việc phạm tội và đây là một cách thức nhằm kiểm soát tội phạm. Mặc dù hình phạt không phải là biện pháp xử lý duy nhất đối với các tội phạm về sở hữu, tuy nhiên đây là biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm cho hiệu quả phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu.

1.4.2. Các biện pháp phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản

1.4.2.1. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm tiềm năng

Các biện pháp này được hiểu là những biện pháp kiểm soát xã hội, quản lý xã hội đối với điều kiện tồn tại của hành vi phạm tội tiềm tàng, người phạm tội tiềm tàng và nạn nhân tiềm tàng của tội phạm nhằm làm tê liệt quá trình chuẩn bị và thực hiện tội phạm. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm tiềm năng gồm có các biện pháp sau:

- Biện pháp về chính trị:

Biện pháp chính trị là những biện pháp có tính chất chính trị - tư tưởng, tác động chủ yếu đến lĩnh vực chính trị. Chính quyền địa phương cần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 48-CT/TW, Nghị quyết 37/2012/QH13 của Quốc hội, Quyết định 623/QĐ-TTg và thực hiện nghiêm túc các kế hoạch phòng chống tội phạm. Trong đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị, của người đảng viên, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Các biện pháp chính trị về cơ bản vẫn phải tập trung vào phát huy sức mạnh tập thể của các ban ngành, các tổ chức đoàn thể và đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

- Biện pháp về kinh tế - xã hội:

Các biện pháp về kinh tế tập trung vào công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân, tiến tới thu hẹp khoảng cách chênh lệch kinh

tế giữa các khu vực của địa phương. Kinh tế đảm bảo là cơ sở nền tảng cho xây dựng và thực hiện các chính sách về an ninh quốc gia, TTATXH. Ngoài ra, cần chú trọng thực hiện quyền con người, phát huy công bằng xã hội, tạo cơ hội kinh doanh và việc làm cho nhân dân trên địa bàn.

Những bất ổn về kinh tế và công bằng xã hội có thể xem là những nguyên nhân sâu xa của gây nên những bất ổn về tình hình an ninh, TTATXH. Tuy nhiên việc thực hiện các giải pháp về kinh tế - xã hội cũng cần có những lộ trình và kế hoạch cụ thể để đảm bảo sự đồng bộ và khoa học trong thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng trên địa bàn tỉnh.

- Biện pháp về dân sự - xã hội:

Trong lĩnh vực xã hội, Hiến pháp 2013 đã xác định trách nhiệm của Nhà nước cùng với toàn xă hội, bằng các nguồn lực kinh tế - tài chính, đầu tư phát triển các lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, phúc lợi và an sinh xã hội, khoa học, công nghệ.

Đây là cơ sở để công dân bảo đảm có được thu nhập tối thiểu nhằm thoát khỏi tình trạng nghèo đói khi không có việc làm hoặc không có thu nhập, và là cơ sở để Nhà nước xây dựng hệ thống duy trì thu nhập do Nhà nước quản lý, bảo đảm cho người dân được hưởng quyền về an sinh xã hội. Bảo đảm an sinh xã hội góp phần duy trì sự ổn định, phát triển đất nước và hiện thực hóa các quyền xã hội của mọi người dân. Đây là tiền đề quan trọng để tiến tới đẩy lùi THTP khỏi đời sống xã hội.

- Biện pháp về văn hóa - giáo dục:

Đầu tư cho giáo dục được xem là đầu tư cho sự phát triển, cho tương lai và là quốc sách hàng đầu. Tỉnh Thừa Thiên Huế quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, dù còn nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư cho giáo dục hạn hẹp, nhưng với nỗ lực của toàn tỉnh, giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: thực hiện giáo dục toàn dân, nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; góp phần giáo dục ý thức công dân, phẩm chất chính trị, lý tưởng cách mạng cho

các thế hệ; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục được tăng cường; chất lượng và hiệu quả giáo dục ở các cấp học, trình độ đào tạo có tiến bộ; hợp tác quốc tế được mở rộng; lực lượng lao động qua đào tạo tăng khá nhanh.

Về văn hóa, Điều 41, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa. Quy định này không những quán triệt tinh thần nhất quán của Đảng xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh và động lực phát triển đất nước mà còn thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Trên cơ sở đó, tỉnh Thừa Thiên huế tập trung xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa tốt đẹp của dân tộc; phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của người dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo môi trường xây dựng gia đình trên địa bàn tỉnh ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; hướng đến xây dựng con người có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.

Như vậy, khi biện pháp văn hóa, giáo dục được thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần rất lớn trong việc đẩy lùi THTP nói chung, tội TCTS nói riêng.

- Biện pháp về công tác quản lý:

Các biện pháp về công tác quản lý nhằm mục đích phát huy quyền làm chủ và giám sát của nhân dân vào công việc nhà nước, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác quản lý. Cần có sự kiểm tra, đôn đốc thường xuyên việc thực hiện công tác này, qua đó xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm hoặc không thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình trong vai trò quản lý. Vai trò giám sát của nhân dân giữ vị trí rất quan trọng trong giám sát việc thực hiện chức trách của cán bộ quản lý, đây là

một trong những cơ sở để xem xét đánh giá mức độ thực hiện công tác chuyên môn của cơ quan và cán bộ quản lý.

Thứ nhất, nhóm biện pháp tác động vào hành vi phạm tội tiềm năng. Các cơ quan chuyên trách, các tổ chức xã hội và toàn bộ người dân là chủ thể thực hiện các biện pháp tác động vào quá trình chuẩn bị tội phạm, hành vi tiềm năng, phương thức thực hiện tội phạm như: quản lý chặt chẽ các loại công cụ, phương tiện có khả năng trở thành công cụ gây án, ngoài ra, người dân tích cực, cảnh giác, chủ động và báo cơ quan chức năng khi phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn, có thể xảy ra tội phạm.

Thứ hai, nhóm biện pháp quản lý người phạm tội tiềm năng. Đây là nhóm biện pháp cũng cần có sự tham gia tích cực của không chỉ các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội mà còn của tất cả người dân. Người phạm tội tiềm năng là những người thuộc nhóm có nguy cơ cao sẽ thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp trong thực tế. Nếu không được quản lý tốt thì khi gặp những điều kiện thuận lợi như công việc, một số yếu tố trong cuộc sống thì những người này sẽ có khả năng trở thành tội phạm, cụ thể như: người nghiện ma túy, không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định, những người đã từng có quá khứ phạm tội, có hoàn cảnh khó khăn...do những đối tượng này có khả năng điều chỉnh, kiểm soát hành vi cá nhân kém hơn người bình thường nên dễ bị sa ngã khi bị lôi kéo, kích động, khi có những nhu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của bản thân. Do vậy, trong công tác PNTP nói chung, tội TCTS nói riêng, phải có biện pháp quản lý những đối tượng này.

- Biện pháp pháp lý:

Khi hệ thống pháp luật hoàn thiện, đội ngũ cán bộ tư pháp, các cơ quan trong lĩnh vực hoạt động tư pháp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần tạo lòng tin cho nhân dân về tính minh bạch, đúng đắn của pháp luật, tạo nên niềm tin cho nhân dân đối với việc xử lý những hành vi sai phạm, từ đó nhân dân an tâm tích cực tham gia trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, dồng thời còn tạo

nên sự răn đe đối với những đối tượng có hành vi phạm tội. Biện pháp pháp lý trong PNTP tiềm năng được tiến hành như sau:

+ Kiến nghị xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ, thúc đẩy và phát triển quyền con người và quyền công dân:

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X đều chỉ rõ: Nhà nước ta định ra các đạo luật quy định quyền con người, quyền công dân, trong đó bên cạnh các luật về kinh tế, Nhà nước cần ưu tiên xây

dựng các luật về quyền công dân.

+ Tăng cường hiệu lực trong lĩnh vực tư pháp hình sự:

Cần thiết phải xây dựng được đội ngũ cán bộ tư pháp tận tâm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình; bên cạnh đó có cơ chế giám sát, chỉ đạo điều hành chặt chẽ từ phía Đảng, cơ quan nhà nước, đoàn thể, nhân dân là rất cần thiết nhằm hoàn thiện kể về cơ cấu tổ chức.

Trước hết, tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy với cơ quan tư pháp. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng không phải là can thiệp vào hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, mà bảo đảm sự lãnh đạo chỉ đạo bằng đường lối, chủ trương lớn ở tầm vĩ mô; về xây dựng tổ chức, bộ máy, về công tác cán bộ…

Tăng cường sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đối với cơ quan tư pháp; sự giám sát của đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm sự tham gia trong lĩnh vực đấu tranh phát giác tội phạm và tham gia hoạt động xét xử (cơ chế hội thẩm).

Trong hoạt động tư pháp cũng cần thiết phải nâng cao hơn nữa vai trò, vị trí của luật sư. Luật sư phải thực sự là người đại diện cho thân chủ. Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ nhanh chóng làm sáng tỏ bản chất thật sự của vụ án, tránh và giảm thiểu đến mức thấp nhất oan sai, không vô tư, khách quan thông qua sự tham gia, vai trò của luật sư.

1.4.2.2. Các biện pháp ngăn chặn a. Ngăn chặn tội phạm đang xảy ra

Biện pháp này được hiểu là: Kịp thời phát hiện nhằm chặn đứng hành vi phạm tội TCTS đang diễn ra, không để cho nó gây thêm thiệt hại thông qua các chủ thể chức năng hoặc được phát hiện bởi các chủ thể khác như các tổ chức, đoàn thể, cơ quan quản lý hành chính nhà nước… và mọi cá nhân trong xã hội; Chặn đứng quá trình lặp lại của hành vi phạm tội, không để cho tội phạm được thực hiện nhiều lần. Các biện pháp ngăn chặn tội phạm đang xảy ra phải được phát hiện sớm bởi lực lượng chức năng hoặc các các chủ thể khác để kịp thời tố giác, tin báo nhằm xác minh, xử lý kịp thời. Cụ thể như sau: Ngăn chặn hành vi phạm tội đang được thực hiện, tức là chặn đứng các hành vi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản của con người. Đây là biện pháp ngăn chặn thể hiện sự phản ứng của xã hội tức thì đối với hành vi phạm tội đang diễn ra. Chủ thể thực hiện ngăn chặn ở đây không chỉ là chủ thể

chuyên nghiệp như: Công an, lực lượng tuần tra, cơ quan, trực ban... mà còn có chủ thể không chuyên nghiệp là mọi cá nhân trong xã hội. Trong các chủ thể này thì lực lượng Công an đóng vai trò nòng cốt, ngoài ra để công tác này đạt hiệu quả cao thì còn phải huy động sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân. Người dân hỗ trợ thông qua việc tố giác tội phạm, báo tin kịp thời thông qua số điện thoại trực ban công an tại địa phương, hoặc hơn nữa là số điện thoại đường dây nóng của công an (113). Kịp thời khen thưởng, động viên đối với những cá nhân có nhiều đóng góp, góp nhiều thông tin cho lực lượng chức năng, nhằm làm cho người dân tham gia tích cực hơn nữa.

b. Ngăn chặn tái phạm tội

Khoản 1 Điều 53 BLHS năm 2015 quy định về tái phạm tội như sau: “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.” Những trường hợp sau đây được coi là

tái phạm nguy hiểm: Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Phòng ngừa tái phạm, tái phạm nguy hiểm nhằm ngăn chặn sự lặp lại của hành vi phạm tội đối với những người đã chấp hành xong hình phạt, đã trở lại với cộng đồng, xã hội hoặc đang được áp dụng các hình phạt án treo, cải tạo không giam giữ. Theo đó, cần huy động sức mạnh của không chỉ các cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)