Hộ kinh doanh cá thể là một khái niệm không giống nhau ở các nước cả về cách hiểu hay quy định trong luật.
Trung Quốc: Thương nhân là từ chỉ những người bn bán hàng hóa. Với hoạt động kiếm sống và làm giàu của mình, họ đã đóng một vai trị năng động trong việc thúc đẩy sự phát triển của sức sản xuất, của văn hóa, khoa học và cơng nghệ, có tác dụng tích cực trong sự phát triển của lịch sử, nhưng mặt khác vì mục đích kiếm sống và làm giàu, nhiều khi họ cũng có những hành động khơng mấy vinh quang, thậm chí cịn có tác hại đối với đời sống kinh tế và chính trị, văn hóa và xã hội.
1.8.2 Ở Việt Nam
Cá nhân kinh doanh có thể khơng là hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hộ kinh doanh có thể có sự góp vốn của các cá nhân bởi pháp luật cũng đã thể hiện.
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam có rất nhiều thuận lợi từ thủ tục thành lập đơn vị kinh doanh đến cải cách quản lý thuế đối tượng này theo hình thức khốn, khơng cần tập hợp hóa đơn, ghi chép sổ sách... đã tạo điều kiện cho hộ kinh doanh cá thể phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, do quy mô các hộ kinh doanh cá thể không lớn (số lượng lao động không quá 10 người lại hầu hết là người trong gia đình) nên việc quản lý các đơn vị này cũng khơng q khó khăn,
chưa kể đến việc các hộ kinh doanh đăng ký thuế theo hình thức thuế khốn thì khơng cần tập hợp hóa đơn cũng khơng cần thực hiện các ghi chép sổ sách, báo cáo tài chính hay báo cáo thuế theo quy định như các loại hình doanh nghiệp khác. Mặt khác, những điều kiện khách quan từ mơi trường và truyền thống của nền văn hóa Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình phát triển nhờ tận dụng các bí quyết sản xuất truyền thống và kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ. Việc này tạo điều kiện cho những ngành nghề truyền thống ngày càng phát triển để tạo ra những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp phù hợp cho nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2018), tính đến hết năm 2017, cả nước có tổng cộng 5,14 triệu hộ kinh doanh cá thể với số lượng lao động gần 8,6 triệu người. Với số lượng sản phẩm ngày càng đa dạng, trình độ người lao động ngày càng tăng, nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, phương thức kinh doanh tiên tiến được áp dụng khắp mọi miền trong cả nước, các hộ kinh doanh cá thể đã có những đóng góp thiết thực vào ngân sách của địa phương cũng như ngân sách nhà nước.
Việc phát triển các kênh phân phối hàng hóa tiên tiến, hợp xu thế được áp dụng trên cả nước, thông qua việc sử dụng lao động từ các hộ gia đình ở các địa phương, mọi người dân có thể tiếp cận các mặt hàng, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ với nhiều sản phẩm tiêu dùng đạt chất lượng cao, đa dạng hình thức…Từ đó, góp phần làm tăng thu ngân sách nhà nước, nâng cao cuộc sống của bản thân và gia đình, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động khắp các vùng miền, góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Bên cạnh đó, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể cịn đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Từ trước đến nay, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước là khu vực có tỷ trọng đóng góp cao nhất trong GDP.
Tuy nhiên có một số thay đổi năm 2017 số lao động tại các HKD trong lĩnh vực công nghiệp chiếm trên 22%, gần 88% còn lại đến từ khu vực hộ trong lĩnh vực dịch vụ. Ngun nhân của tình trạng này có thể do yếu tố quy mơ nên các hộ có ngành nghề cơng nghiệp - xây dựng đã dần chuyển sang các hình thức doanh nghiệp chính thống.
Tiểu kết chương 1
Hiện nay, công tác quản lý hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam cịn lỏng lẽo. Xét ở khía cạnh đăng ký hoạt động của HKD cho thấy, tỷ trọng hộ có đăng ký kinh doanh vẫn khá thấp trong tổng số HKD đang hoạt động. Số liệu thống kê năm 2018 của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2017 chỉ có trên 29% số HKD phi nơng nghiệp có địa điểm hoạt động ổn định, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có tới gần 66% số HKD chưa đăng ký. Tỷ trọng này thấp hơn đáng kể ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, với chỉ trên 17% có giấy đăng ký kinh doanh. Trên thực tế, nhiều hộ kinh doanh cịn chây ỳ, có hoạt động kinh doanh nhưng khơng muốn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, muốn kinh doanh thử vài tháng, cịn rất nhiều hộ kinh doanh khơng muốn chịu sự quản lý của nhà nước, nhiều hộ kinh doanh khơng có chủ trực tiếp kinh doanh chỉ có người trơng cửa hàng tiếp các cơ quan chức năng khi họ đến làm việc. Bên cạnh đó, phải nói đến lực lượng cán bộ công chức nhất là cán bộ được phân công nhiệm vụ quản lý hộ kinh doanh tại địa phương, ít đi địa bàn nên không thể nắm hết hộ kinh doanh nào mới phát sinh, hộ nào thuộc diện đã quản lý, hộ nào chưa, hộ kinh doanh nào đã bỏ mặt bằng khơng cịn kinh doanh, hộ nào kinh doanh sai ngành nghề đã đăng ký…Từ đó, có biện pháp xử lý những hoạt động kinh doanh sai phép, khơng phép, có hoạt động kinh doanh nhưng cố tình khơng đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cố tình lẫn trốn việc thực hiện các nghĩa vụ của hộ kinh doanh…Cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng để có thể đưa các hộ kinh doanh vào diện quản lý của nhà nước.
Như vậy, về mặt lý luận quản lý nhà nước về kinh tế, quy định pháp lý về quản lý hộ kinh danh cá thể, thực tế quản lý hộ kinh doanh hiện nay của các nước cũng như ở Việt Nam, và tình trạng hộ kinh doanh cá thể cố tình trốn tránh việc quản lý của các cơ quan chức năng, chưa nhận thấy vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Qua đó, cho thấy việc quản lý hộ kinh doanh cá thể ở TP.HCM nói chung và địa bàn Quận Gị Vấp nói riêng có nhiều vấn đề cần lưu ý cả trên khía cạnh lý luận và thực tiễn.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ