Về chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 69)

(1) Chính sách hỗ trợ đối với hộ kinh doanh cá thể.

Để phát huy tiềm lực của thành phần kinh tế cá thể, đóng góp ngày càng nhiều vào phát triển kinh tế - xã hội địi hỏi cần có những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng này, đặc biệt từ khía cạnh vốn và tài chính. Theo đó:

Nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể đối với hộ kinh doanh cá thể để giúp hộ kinh doanh cá thể phát triển ổn định và ngày càng gia tăng về số lượng lẫn chất lượng nhất là các hộ mới phát sinh đang khởi đầu việc thực hiện kinh

doanh của hộ. Hệ thống quản lý nhà nước ở nhiều địa phương vẫn còn hạn chế nhất là việc cập nhật các thông tin thay đổi của hộ kinh doanh và của một số cán bộ quản lý hộ kinh doanh, cán bộ quản lý thuế còn nhũng nhiễu, quan liêu… khiến cho hoạt động của các hộ kinh doanh cá thể gặp khó khăn trong các cơng tác có liên quan đến giải quyết các thủ tục về việc kinh doanh của mình.

Để hộ kinh doanh cá thể có khả năng phát triển quy mơ kinh doanh của mình hơn nữa, Nhà nước cần thực hiện cơng tác cải cách hành chính trong việc vay vốn để cho hộ kinh doanh cá thể có thể có nguồn vay mở rộng kinh doanh một các dễ dàng tiếp. Linh động các thủ tục và giới hạn tiền cho vay với khoản thời gian trả nợ thích hợp với từng khả năng, quy mơ của hộ kinh doanh để hộ có thể mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ đó, hộ có nhiều nguồn vốn để nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ nhu cầu kinh doanh với nhiều kênh bán hàng đa dạng. Qua đó, cải thiện cuộc sống cho bản thân, gia đình và xã hội.

Đồng bộ hóa hoạt động quản lý kinh doanh, chủ yếu dựa trên đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, lĩnh vực quản lý. Dần loại bỏ hình thức khốn thuế, áp dụng chuẩn mực kế toán phù hợp, đặc biệt là quy định và hướng dẫn.

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, việc sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết như các hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam hiện nay sẽ rất khó cạnh tranh. Tuy nhiên, Nhà nước không nên áp đặt việc hộ kinh doanh nếu có đủ điều kiện chuyển đổi thành doanh nghiệp nếu như hộ kinh doanh cá thể đó chưa đủ khả năng để mở rộng quy mơ kinh doanh, trình độ quản lý kinh doanh của hộ lên doanh nghiệp còn nhiều hạn chế và còn nhiều vấn đề bất cập khác.

(2) Sửa đổi quy định và chính sách hỗ trợ chuyển đồi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp.

Trước những băn khoăn, ngần ngại của người dân, thiết nghĩ các cơ quan có chức năng phải bám sát để tư vấn cho người dân, giúp người dân hiểu được Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiểu được quy trình vay vốn, cung cấp mặt bằng, hiểu được những ưu đãi đối với những hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp. Mà ngun tắc là người ta thấy có lợi thì mới vào.

Muốn hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp thì chính sách phải hỗ trợ được toàn diện và nhất quán cho doanh nghiệp về lâu dài. Trong khi hiện nay, chính sách dường như mới chỉ hỗ trợ trong việc thành lập doanh nghiệp và động viên khởi nghiệp. Do đó, để hiện thực hóa Đề án “Hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp”, Chính phủ cần sớm có nghị định về thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể hóa vấn đề hỗ trợ cũng như trách nhiệm của cơ quan nhà nước.

Đồng thời, với vấn đề thủ tục, các cơ quan chức năng cũng cần đơn giản hóa theo hướng hỗ trợ chuyển đổi từ hộ gia đình thành doanh nghiệp để giảm bớt lo lắng, áp lực cho doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động, Luật Kế tốn, các Luật Thuế,… cần có những quy định riêng cho doanh nghiệp siêu nhỏ tránh phải tuân thủ pháp luật về quản lý, điều hành, lao động, hạch toán, báo cáo... rất phức tạp. Chẳng hạn, hiện nay tuy đã có chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng vẫn hồn tồn khơng phù hợp với doanh nghiệp siêu nhỏ nói chung và việc khuyến khích chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp nói riêng.

(3) Cần có hệ thống dữ liệu trên tồn quốc về quản lý đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Cần phối hợp của các địa phương để triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký hộ kinh doanh, xây dựng cổng thông tin đăng ký hộ kinh doanh để phục vụ công tác đăng ký kinh doanh đối với loại hình này (hoặc tích hợp chung trong cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp). Tất cả các thông tin về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh sẽ được lưu trữ đầy

đủ và cập nhật tại cơ sở dữ liệu đặt tại trung ương mà không lưu trữ riêng lẻ tại các địa phương như hiện nay.

Ứng dụng công nghệ thông tin thống nhất trên phạm vi toàn quốc vào nghiệp vụ đăng ký hộ kinh doanh. Thông qua một hệ thống duy nhất, người dân và cơ quan đăng ký kinh doanh có thể đăng ký và theo dõi quá trình xử lý hồ sơ, thực hiện tra cứu kết quả xử lý, tra cứu tên hộ kinh doanh trên tồn quốc. Bên cạnh đó, các cơ quan hành chính nhà nước có thể trao đổi thơng tin cần thiết liên quan đến hộ kinh doanh một cách nhanh chóng, chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)