Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG báo CHÍ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 40 - 45)

1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí

1.3.2. Yếu tố chủ quan

Đầu tiên, đó là hệ thống văn bản pháp luật quy định về quản lý nhà nước về báo chí nói chung và hoạt động báo chí cụ thể đã có nhưng vẫn cịn thiếu nhiều nội dung, tạo khoảng trống, kẻ hỡ để một số cơ quan, tổ chức, đối tượng lợi dụng lách luật hoặc tiến hành các hành vi vi phạm; một số quy định về xử phạt chưa đầy đủ hoặc mức phạt quá nhẹ gây khó cho cơng tác xử lý khi có vi phạm xảy ra.

Thiếu văn bản quy định về cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương trong việc xử lý các vi phạm liên quan đến lĩnh vực báo chí nói chung và các hoạt động báo chí cụ thể. Luật Báo chí 2016 chưa quy định chi tiết về các hành vi vi phạm cũng như các hình thức xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí, trách nhiệm cơ quan chủ quản báo chí và người đứng đầu đưa đến nhiều bất cập, khó xử lý một số trường hợp như vi phạm bản quyền, bán sóng, bán giấy phép xuất bản, đưa thông tin giật gân, câu khách, quảng cáo trá hình v.v… Hiện tại vẫn áp dụng văn bản xử phạt cũ, ban hành trước thời điểm có Luật Báo chí mới (Nghị định 153/2013/NĐ – CP ban hành ngày 12/11/2013 so với Luật Báo chí được Quốc hội thơng qua vào kỳ họp thứ 11 ngày 05/4/2016, có hiệu lực vào ngày 01/01/2017).

Thứ hai, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về báo chí theo quy định pháp luật và Luật Báo chí đã có nhưng trên thực tế cịn thiếu đội ngũ thực thi cụ thể.

Cấp Trung ương chủ yếu quản lý về toàn bộ hồ sơ, thủ tục cấp và thu hồi giấy phép, thẻ hoạt động; ở địa phương lực lượng đi kiểm tra xử lý còn thiếu cả về nhân sự, thẩm quyền cũng như điều kiện hoạt động; cơ chế phối hợp giữa cơ quan, tổ chức và cá nhân ở Trung ương và địa phương cũng chưa thống nhất và được thể chế hóa thành các quy định pháp luật cụ thể. Tình trạng các cơ quan và chủ thể có thẩm quyền ở Trung ương thiếu kiểm tra, giám sát hoặc không thể đảm nhận nổi trách nhiệm quản lý nhà nước sâu sát, kịp thời đối với hoạt động báo chí tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước là bất cập, tồn tại lớn nhất hiện nay. Trung ương làm khơng xuể nhưng vẫn thích ơm đồm, tập trung thẩm quyền về cho riêng bộ ngành mình trong khi địa phương – là nơi gần sát nhất đối với các cơ quan báo chí, là chủ thể được nhìn nhận có thể đảm bảo thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí thì chỉ được trao thẩm quyền hạn chế, khơng thể giải quyết triệt để các vi phạm [25]. Chính vì vậy, trong một số trường hợp, cơ quan báo chí tại địa phương vi phạm và được phát hiện, báo cáo, khi Bộ ngành có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt thì sự việc đã qua khá lâu, khơng đảm bảo tính răn đe, kịp thời và sâu sát trong quản lý; gây dư luận không tốt trong cộng đồng.

Thứ ba, từ quy định pháp luật còn thiếu kết hợp với thực trạng các cơ quan quản lý có thực quyền (Bộ ngành Trung ương) ở khá xa, khó phát hiện và xử lý vi phạm kịp thời, cộng thêm yếu tố lợi nhuận chi phối.

Một số cơ quan chủ quản báo chí xuất hiện tình trạng từng bước dần đi xa khỏi tơn chỉ, mục đích hoạt động ban đầu, chỉ tập trung cho việc khai thác thông tin mang tính thời sự, “hot”, nóng hổi phục vụ cho lợi ích riêng và thu hút sự chú ý của số đông cộng đồng, người ta càng quan tâm thì số lượng xem, nghe, mua bán, truy cập, tương tác, chia sẻ, bình luận v.v… càng nhiều. Cơ quan báo chí nhờ đó vơ hình chung nổi tiếng, xây dựng thương hiệu, tên tuổi riêng, tạo sức hút và tên tuổi là điều kiện thuận lợi cho mục tiêu kinh doanh. Bước đầu “thành công” ấy về tiếng tăm sẽ góp phần tạo nên nguồn thu lớn, “có thực mới vực được đạo”, thu nhập của đội ngũ nhà báo tăng, ngân sách dồi dào, nhiều cơ quan, tổ chức đặt vấn đề hợp tác lâu dài; đứng trước những lợi ích “to lớn” đó, nếu người đứng đầu cơ quan báo chí khơng

kiên định, sáng suốt sẽ dần buông lỏng quản lý, bỏ qua việc định hướng phát triển tờ báo theo mục tiêu ban đầu để ngả theo xu hướng “thương mại hóa” báo chí để kiếm tiền từ chính hoạt động báo chí của mình. Đây được xem là một trong những yếu tố tác động mạnh nhất và rõ nét nhất được nhận diện đối với hoạt động báo chí hiện nay, địi hỏi phải có giải pháp đủ mạnh, quy định đủ tầm nhằm tạo khung pháp lý vững chắc để điều chỉnh, định hướng hoạt động báo chí nằm trong khn khổ, đồng thời xử lý dứt khốt và triệt để các trường hợp vi phạm, không để xảy ra hay tái diễn nhằm mục tiêu xây dựng nền báo chí cách mạng lành mạnh, phản ánh trung thực, khách quan các vấn đề của quốc gia, dân tộc.

Thứ tư, do trình độ, chun mơn, năng lực, kinh nghiệm trong cơng tác lãnh đạo quản lý của người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí tại thành phố là khơng đồng đều.

Với số lượng 47 cơ quan báo chí tại thành phố, chúng ta có 45 tổng biên tập và 02 giám đốc đài [37, tr.2], thế nhưng khi tiến hành phân tích, so sánh và đối chiếu về nghiệp vụ chun mơn, thâm niên cơng tác, kinh nghiệm trong hoạt động báo chí và cả về trình độ bằng cấp lại có sự khơng cân xứng với nhau; nói cách khác là tiêu chuẩn trong bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí tại Thành phố chưa có một khung năng lực đánh giá riêng hay một số các quy định chuyên biệt, dành riêng cho Thành phố. Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí hiện nay tại Thành phố chủ yếu vẫn chỉ dựa trên những quy định chung bao gồm:

a) Là cơng dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.

c) Có thẻ nhà báo cịn hiệu lực.

d) Có phẩm chất đạo đức tốt; khơng trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách [33, tr.5].

Với vai trị, vị trí chiến lược của Thành phố, tầm quan trọng và bề dày trong lịch sử hình thành và phát triển của nhiều tờ báo, dựa trên số lượng phát hành và tiêu thụ của nhiều tờ báo tại Thành phố - đứng trong top đầu cả nước thì tiêu chuẩn trên chưa thật sự sâu sát, phù hợp với thực tiễn tại đây, gây khó khăn trong việc

đánh giá và tuyển chọn người đủ chuẩn. Cần có tiêu chuẩn cụ thể, chi tiết, định lượng rõ ràng, được xây dựng căn cứ vào như cầu thực tế thì việc tuyển dụng và bố trí người đứng đầu cơ quan báo chí tại Thành phố mới thật sự hiệu quả và chất lượng, góp sức cho hoạt động báo chí Thành phố phát triển đúng định hướng và mang tầm vóc xứng đáng.

Thứ năm, chất lượng đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập, những người trực tiếp tham gia hoạt động báo chí hiện nay cũng rất khác nhau.

Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động báo chí mới chỉ làm tốt cơng tác thống kê về số lượng và quản lý thủ tục hành chính trong khâu cấp, đổi, thu hồi thẻ nhà báo; chưa tổ chức việc đánh giá và xem xét tổng thể chất lượng đội ngũ nhà báo tại Thành phố cả về nghiệp vụ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp lẫn nhận thức chính trị, những khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng trong q trình cơng tác, thu nhập, đời sống cũng chưa được chú trọng quan tâm và có sự chấn chỉnh kịp thời. Chính vì vậy, cơng tác quản lý đội ngũ cịn nhiều thiếu sót, bất cập, chưa sâu sát nên trong một số sự kiện, bài viết, thơng tin đăng tải chính đội ngũ này là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng sai sót trong nội dung, chạy theo thị hiếu cộng đồng, đưa tin giật gân, câu khách, câu like, câu view thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp và quy định pháp luật.

Thứ sáu, do vấn đề nguồn thu chi phối, đa số các cơ quan báo chí tại Thành phố là đơn vị sự nghiệp có thu, Thành phố chỉ cấp phát một phần ngân sách hoạt động, còn lại cơ quan báo chí phải tự thu, tự chi và có nghĩa vụ đóng góp về ngân sách Thành phố.

Việc tạo nguồn thu, tìm nguồn thu cũng là một thách thức khơng nhỏ đối với mỗi cơ quan; từ đó làm phát sinh nhiều vấn đề: để có nguồn thu có những việc trước khơng làm bây giờ phải làm, hoặc không muốn làm nhưng giờ phải làm, tình trạng quảng cáo tràn lan, bán sóng, bán giấy phép con để xuất bản một số ấn phẩm, sản xuất một số chương trình, game show nội dung nhảm nhí, tận dụng khai thác đời tư, tấu hài dung tục, phim Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines v.v… hợp thị hiếu tràn lan là những minh chứng điển hình cho nhận định lợi nhuận đã chi phối ngày

càng lớn hoạt động báo chí. Trong tương lai nếu khơng có giải pháp chấn chỉnh, quản lý hiệu quả, tiếp tục để tình trạng này ngày càng phát triển, mở rộng sẽ gây rất nhiều tác động tiêu cực thậm chí đe dọa đến tính chiến đấu, làm mất đi tơn chỉ và mục đích đúng đắn của báo chí cách mạng Việt Nam.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở trình bày những vấn đề lý luận và pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí, đồng thời phân tích, làm rõ một số khái niệm căn bản liên quan đến báo chí và hoạt động báo chí, quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí. Tác giả cũng đồng thời tập trung trình bày chi tiết, dẫn chứng minh họa, phân tích và tham chiếu để làm nổi bật các vấn đề lý luận liên quan đến những yếu tố tác động đến hoạt động báo chí, đến quản lý nhà nước về báo chí. Những vấn đề lý luận này là căn cứ, tiền đề cho việc tham chiếu với thực trạng báo chí và hoạt động báo chí tại thành phố Hồ Chí Minh ở chương 2, qua đó lấy thực tiễn để minh họa, làm sáng tỏ các nội hàm của lý luận đồng thời từ việc rút ra kết luận sẽ có cơ sở để điều chỉnh thực tế.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG báo CHÍ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)