Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí tại thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG báo CHÍ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 47 - 48)

phố Hồ Chí Minh

Tại thành phố Hồ Chí Minh, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí thuộc về các cơ quan sau đây:

- Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan quản lý nhà nước phụ trách quản lý chung 47 cơ quan báo chí và hoạt động báo chí cụ thể của các cơ quan này. Bên cạnh đó UBND Thành phố còn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương thực hiện quản lý 142 cơ quan báo chí trung ương đóng trên địa bàn thành phố cụ thể: kiểm tra điều kiện hoạt động của các văn phòng đại diện cơ quan báo chí để phê duyệt hoặc chấm dứt hoạt động của những văn phòng này, quản lý hoạt động của cơ quan đại diện và phóng viên thường trú của các cơ quan đó.

- Sở Thông tin Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh: là cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND Thành phố, trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn thành phố, trực tiếp báo cáo công tác định kỳ về lĩnh vực được phân công phụ trách cho UBND Thành phố.

- Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh: là cơ quan chuyên môn của Đảng bộ Thành phố, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo về công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền đối với các cơ quan báo chí và hoạt động báo chí, phối hợp với UBND Thành phố và Sở Thông tin truyền thông và Hội Nhà báo Thành phố chịu trách quản lý nhà nước về báo chí và hoạt động báo chí.

Hàng tuần cả ba cơ quan này đều tiến hành đồng chủ trì giao ban báo chí, đánh giá công tác hoạt động báo chí tuần trước đó và định hướng công tác báo chí

cho thời gian tiếp theo, kịp thời xử lí những sai phạm, lệch lạc trong đưa tin của báo chí. Trong những vấn đề lớn về hoạt động báo chí, nhất là lĩnh vực tuyên truyền, phổ biến, phản ánh, giám sát lĩnh vực chính sách công của Nhà nước, cả ba cơ quan chủ quản này có sự bàn bạc, trao đổi ý kiến từ đó sẽ có chỉ đạo, chủ trương phù hợp và kịp thời đến các cơ quan báo chí [36, tr.5].

Bên cạnh đó cũng không thể không kể đến vai trò của Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí, tham gia giám sát việc tuân theo pháp luật về báo chí đồng thời có trách nhiệm đóng góp ý kiến xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển báo chí, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí.

Trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với báo chí nói chung và hoạt động báo chí nói riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, nhất là trong giai đoạn 3 năm 2016, 2017, 2018 trở lại đây, chúng ta có thể nhận thấy do thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm báo chí sôi động và đông đúc nhất trong cả nước, cũng là thị trường lớn nhất và tiềm năng nhất của hoạt động báo chí nên trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước nêu trên là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và có rất nhiều thách thức vừa phải đảm bảo thực thi các quy định pháp luật liên quan vừa phải kiến tạo hành lang pháp lý để mọi hoạt động diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, an toàn, hiệu quả nhưng không chệch hướng hay không để cho các vi phạm có khả năng xảy ra. Thực trạng thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí tại thành phố Hồ Chí Minh trong ba năm qua đã được nhìn nhận và đúc kết mặt mạnh, hạn chế và tồn tại cũng như tìm ra các nguyên nhân, lý do của những vấn đề đó, các bài học kinh nghiệm cũng như các giá trị có thể kế thừa và tiếp tục phát huy như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG báo CHÍ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)