Yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG báo CHÍ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 69 - 88)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báochí : chí :

Trong hơn 40 năm qua, báo chí cả nước nói chung và báo chí thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ln đồng hành cùng sự phát triển của thành phố, nêu cao trách nhiệm và bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, chính quyền thành phố, phản ánh trung thực, sinh động tình hình kinh tế - xã hội, đời sống, là “món ăn tinh thần” khơng thể thiếu đối với người dân thành phố. Bên cạnh đó, báo chí là một trong những kênh thông tin quan trọng giúp lãnh đạo thành phố thấy được rõ nét đời sống, sinh hoạt và những nhu cầu bức thiết của người dân, qua đó kịp thời điều chỉnh, ban hành nhiều quyết sách lớn phù hợp với thực tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân [37, tr.1]

Trong ba năm qua 2016 – 2018 được xác định là giai đoạn quan trọng, đặc biệt năm 2018 đánh dấu là năm bản lề trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Tình hình khu vực và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Cùng với xu thế tồn cầu hóa thơng tin và sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội, người dân tiếp tục quan tâm và đòi hỏi ngày càng cao đối với chất lượng của các sản phẩm báo chí. Các cơ quan báo chí, đội ngũ người làm báo đẩy mạnh cơng tác tun truyền giáo dục về chính trị, tư tưởng, tạo ý chí thống nhất, đồng thuận trong xã hội để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng [13, tr.2].

Báo chí đã góp phần quan trọng đối với qn trình triển khai, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, thực hiện các nghị quyết của Đảng; phản ánh thơng tin nhanh nhạy, đầy đủ, tồn diện về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội ở trong nước và quốc tế, góp phần tun truyền sâu rộng, có chất lượng, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng về những sự kiện trọng đại của đất nước và thành phố, truyền tải một cách nhanh nhất chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân. Báo chí cịn làm tốt vai trị cầu nối giữa người dân và các cấp ủy Đảng, chính quyền, tạo lịng tin trong nhân dân, kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân đến các cấp chính quyền để có chỉ đạo xem xét, giải quyết thỏa đáng, đồng thời huy động sức dân để cùng hiến kế, xây dựng đất nước phát triển [13, tr.3].

Trước yêu cầu của cơng cuộc hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác và phát triển hiện nay, hoạt động báo chí nước ta đang đứng trước những cơ hội, thách thức, chịu nhiều ảnh hưởng và tác động không nhỏ, làm thế nào để hoạt động báo chí ở nước ta tiếp tục phát triển, mang lại hiệu quả cao nhưng cũng hạn chế và phòng tránh các vi phạm xảy ra. Những đòi hỏi kể trên cho thấy hoạt động quản lý nhà nước về báo chí trong thời đại mới phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Quản lý nhà nước về hoạt động báo chí nhằm mục tiêu xây dựng một nền báo chí cách mạng trung thực, chuyên nghiệp, tinh gọn hiện đại và hoạt động hiệu quả.

Báo cáo Chính trị tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng chỉ rõ: báo chí cịn “phát triển thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực và quản

lý không theo kịp sự phát triển. Một số cơ quan truyền thơng có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tơn chỉ, mục đích, chưa làm tốt chức năng định hướng dư luận, xây dựng con người”, và khẳng định: “Các cơ quan truyền thơng phải thực hiện đúng tơn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, nâng cao tính tư tưởng, nhân văn và khoa học, đề cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ cơng dân, góp phần xây dựng văn hóa và con người Việt Nam. Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Chú trọng công tác quản lý các loại hình thơng tin trên in-tơ-nét để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên” [19, tr.5].

Ðây vừa là tư tưởng chỉ đạo, vừa là cơ sở lý luận - thực tiễn cho sự phát triển báo chí Việt Nam, vì để có thể phát triển, báo chí phải sớm khắc phục các hạn chế đang tồn tại, tổ chức có hệ thống, bảo đảm tính chun nghiệp, trung thực, sáng tạo,

nhân văn, có ý thức trách nhiệm, phát huy tính tích cực xã hội, coi các nhu cầu lành mạnh của xã hội là mục đích phục vụ [23].

- Quản lý nhà nước về hoạt động báo chí phải bảo đảm quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, có quyền được thơng tin của công dân theo quy định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013, nâng cao trách nhiệm xã hội của báo chí, đáp ứng nhu cầu thơng tin của xã hội tốt hơn. Quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin là những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. Hoạt động báo chí cần đảm bảo nhân dân có điều kiện và cơ hội thực thi những quyền này một cách đầy đủ, phù hợp.

- Quản lý nhà nước về hoạt động báo chí phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong khuôn khổ của pháp luật.

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí là một trong những nguyên tắc cơ bản, hàng đầu, luôn được quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Báo chí được xem là “cơ quan ngơn luận” của Đảng, có nhiệm vụ thông tin tuyên truyền mọi chủ trương, đường lối của Đảng đến nhân dân và các cơ quan, tổ chức nên hoạt động báo chí chính là tạo ra những sản phẩm chuyển tải, thơng tin các chủ trương, chính sách của Đảng đến với cộng đồng. Chính vì vậy hoạt động báo chí ln phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và tuân thủ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng có liên quan.

- Phát triển hoạt động báo chí ln phải đi đơi với quản lý nhà nước chặt chẽ, có hiệu quả đối với tồn bộ hệ thống báo chí cũng như từng sản phẩm báo chí.

Thời kỳ mới, giai đoạn mới đặt ra những yêu cầu mới, thách thức và nguy cơ mới cho hoạt động báo chí. Chính vì vậy cơ quan quản lý ln phải chủ động, tích cực quan tâm đến tình hình thực tiễn nhằm kịp thời phịng tránh, ngăn ngừa hạn chế các tiêu cực xảy ra đối với hoạt động báo chí. Quản lý chặt chẽ nhưng cần linh hoạt, năng động, mềm dẻo, uyển chuyển trong chính sách và cách thức để hoạt động báo chí có cơ hội sáng tạo và phát triển.

- Quản lý nhà nước về hoạt động báo chí phải theo kịp trình độ phát triển cao của khoa học kỹ thuật, cơng nghệ truyền thơng tiên tiến, máy móc, trang thiết bị và các ứng dụng hiện đại.

Yêu cầu này đòi hỏi trước hết bản thân đội ngũ cán bộ quản lý phải nắm bắt và có thể vận hành tồn bộ, sau đó phải có sự thay đổi về nhận thức và tư duy quản lý theo kiểu mới. Có như vậy mới hồn thành nhiệm vụ, trách nhiệm được giao, thể hiện vai trò chủ thể quản lý đồng thời kiểm sốt được hoạt động báo chí cũng như chất lượng sản phẩm báo chí trong thời kỳ mới.

- Quản lý nhà nước về hoạt động báo chí phải phù hợp với cơ chế vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường. Văn bản pháp luật được xây dựng và ban hành phải điều chỉnh kịp thời những tác động của thị trường, quy luật cung cầu; hoạt động báo chí đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người dân nhưng không được dẫn đến khuynh hướng thương mại hóa tràn lan và sự chi phối của đồng tiền đối với các tác phẩm báo chí. Bên cạnh đó quản lý nhà nước về hoạt động báo chí cũng phải phù hợp với các công ước và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia [38, tr.24].

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam vững mạnh, phát triển đúng tầm, thật sự là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, dựa trên tình hình đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh theo chúng tơi cần tập trung thực hiện tốt các nhóm giải pháp dưới đây:

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

Nhóm giải pháp về cơng tác xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách

liên quan đến báo chí nói chung và hoạt động báo chí cụ thể:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác tham mưu trong việc xây dựng chủ

trương, đường lối, chính sách của Đảng về cơng tác báo chí, bảo đảm bảo nguyên tắc báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, phù

hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Bên cạnh đó, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ và có ý kiến kịp thời về các nội dung thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về báo chí trong các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bảo đảmtriển khai đúng tiến độ thời gian và đạt hiệu quả.

Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung hệ

thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí và hoạt động báo chí cụ thể để điều chỉnh kịp thời những vướng mắc, khó khăn, bất cập hạn chế phát sinh từ thực tiễn của hoạt động báo chí thời gian vừa qua trong bối cảnh xu thế truyền thông đa phương tiện từng bước thay thế báo chí truyền thống.

Thứ ba, xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định cụ thể nhằm tăng

cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với cơ quan báo chí thuộc quyền; cần thống nhất việc áp dụng một số hình thức chế tài chặt chẽ trong trường hợp vi phạm các quy định của cơ quan chủ quản.

Thứ tư, cần nghiên cứu soạn thảo và triển khai các quy định ưu đãi, chính

sách ưu tiên hợp lý trong việc huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển hệ thống báo chí theo quy định của pháp luật. Chính sách phù hợp và hiệu quả sẽ góp phần rất lớn trong việc “xã hội hóa”, huy động mọi nguồn lực đầu tư và phát triển hoạt động báo chí, đem lại nhiều tác động tích cực trong việc phát triển các cơ quan báo chí cũng như nền báo chí nước nhà.

Thứ năm, làm tốt cơng tác rà sốt, quy hoạch, sắp xếp hệ thống báo chí, tạo

cơ chế và nguồn lực để báo chí phát triển. Bên cạnh đó chú trọng việc hồn thiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ tài chính, giao khốn, “đặt hàng” đối với báo chí thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thơng tin, tun truyền đóng vai trị là cơ quan ngơn luận chính thống của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp; quy định các cơ chế, chính sách riêng hợp lý và linh hoạt đối với nhóm cơ quan báo chí có tính chất giải trí thuần túy.

Trước mắt các cơ quan báo chí cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí tồn quốc đến năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cụ thể là:

Một là sắp xếp lại hệ thống các cơ quan báo in gắn với đổi mới mơ hình tổ chức, quản lý theo hướng giảm số lượng cơ quan báo in, mỗi cơ quan có 01 ấn phẩm chính và có thể có một số ấn phẩm khác, cơ quan chủ quản trực tiếp là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cấp bộ, ngành trung ương, được giao quyền tự chủ tài chính. Nhà nước tập trung đầu tư ngân sách cho một số cơ quan báo chủ lực, thực hiện cơ chế đặt hàng đối với một số báo và tạp chí phục vụ các nhiệm vụ chính trị được xác định.

Hai là quy định các cơ quan, tổ chức được có cơ quan báo, tạp chí in được phép có báo, tạp chí điện tử. Các báo điện tử hiện có cơ quan chủ quản là các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì thực hiện chuyển đổi cơ quan chủ quản hoặc chuyển thành tạp chí. Các báo điện tử tự cân đối tài chính.

Ba là cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí tại địa phương đề án cũng quy định phương án sắp xếp tinh gọn như sau: mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 01 cơ quan báo thuộc Đảng bộ cấp tỉnh, 01 cơ quan tạp chí thuộc hội văn học - nghệ thuật tỉnh. Một số tỉnh, thành phố là địa bàn trọng điểm về kinh tế, khoa học, cơng nghệ, văn hóa, du lịch được có cơ quan tạp chí chun ngành. Các cơ quan cấp sở, ngành thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khơng có cơ quan báo chí.

Riêng hai đơ thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đề án cũng xác định rõ đến hết năm 2020 sắp xếp cịn tối đa 05 cơ quan báo (khơng tính các cơ quan báo thuộc tổ chức tơn giáo); đến năm 2025 cịn 01 cơ quan báo. Thành phố Hồ Chí Minh theo quy hoạch sẽ có 01 đài phát thanh và 01 đài truyền hình, theo đó có tối đa 02 kênh phát thanh, 02 kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tuyên truyền thiết yếu [41, tr.4].

Nội dung Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí tồn quốc đến năm 2025 của Thủ tướng chính phủ theo chúng tôi đánh giá là hợp lý, cần thiết và mang tính kịp thời nhằm tăng cường cơng tác quản lý nhà nước đối với báo chí nói chung và hoạt động báo chí cụ thể, thực hiện hiệu quả “mục tiêu sắp xếp hệ thống báo chí

gắn với đổi mới mơ hình tổ chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử. Xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nịng cốt, có vai trị định hướng dư luận xã hội, thơng tin đối ngoại. Sắp xếp hệ thống báo chí, khắc phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, bng lỏng quản lý, hoạt động xa rời tơn chỉ, mục đích; gắn với việc xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, quản lý báo chí của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là của người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí [41, tr.2].

Việc cụ thể hóa, chi tiết hóa nhằm từng bước triển khai thực hiện thành công nội dung đề án được xem là vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay của hệ thống cơ quan chủ quản báo chí nói chung và các cơ quan báo chí cụ thể hiện nay trên tồn quốc vì nó vừa mở ra nhiều cơ hội, triển vọng và hướng phát triển mới cho nền báo chí quốc gia đồng thời cũng ẩn chứa nhiều thách thức, khó khăn, mâu thuẫn và bất cập khi phải chuyển đổi mơ hình hoạt động, tinh gọn, sát nhập chung. Quá trình này rất cần các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và cơ quan chủ quản cẩn thận trong tính tốn, cân nhắc, phải biết thống nhất đặt lợi ích chung là ưu tiên hàng đầu để quyết định mọi cơng việc có liên quan.

Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực:

Con người luôn là trung tâm, là yếu tố quyết định của sự phát triển. Với hệ thống cơ quan báo chí trên tồn quốc đội ngũ phóng viên, nhà báo là lực lượng chính tạo ra các sản phẩm, ấn phẩm báo chí đóng góp cơng sức chính vào việc vận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG báo CHÍ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 69 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)