Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã tam hiệp, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 35 - 39)

tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non

1.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ.

Nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường về ứng dụng CNTT trong trường mầm non và tầm quan trọng của việc quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường nhằm hướng tới nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục, tính cạnh tranh với các trường mầm non khác trên địa bàn có ảnh hưởng lớn đến quá trình ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong các trường mầm non. Nếu như cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường chưa coi trọng việc ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường thì hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong trường mầm non sẽ không cao.

Nhận thức là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cá nhân có được thái độ và hành động tích cực, đúng đắn với việc thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non. Do vậy, nếu hiệu trưởng có nhận thức đúng, đầy đủ và sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non thì hiệu trưởng sẽ có thái độ tự giác, tích cực và nỗ lực hết sức để thực hiện nhiệm vụ này.

1.3.2. Trình độ năng lực quản lý của cán bộ quản lý trường mầm non trong việc quản lý nhà trường.

Nói chung và quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường nói riêng, CBQL trường mầm non có kiến thức về chuyên môn, năng lực quản lý cao sẽ điều hành tốt các hoạt động của trường mầm non. Đồng thời, những người quản lý có kinh nghiệm sẽ chia sẻ học tập, trao đổi kinh nghiệm ứng xử, giải quyết các tình huống trong công tác quản lý trường học góp phần đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong trường học, khuyến khích, động viên, tạo cơ hội để đội ngũ cán bộ quản lý mầm non tự học và sáng tạo nâng cao năng lực quản lý của mỗi cá nhân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Và nếu như cán bộ quản lý có

kiến thức và kỹ năng cơ bản về CNTT: các kiến thức cơ bản về cấu tạo máy tính, hệ điều hành thông dụng, sử dụng internet, biết sử dụng các phần mềm quản lý nhà trường sẽ giúp cho hoạt động quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường được hiệu quả hơn.

1.3.3. Năng lực chuyên môn, trình độ tin học của giáo viên

Trong mỗi thời kỳ, luôn có một bộ phận cán bộ giáo viên do tuổi tác, do trong lịch sử chưa được học tập một cách bài bản về CNTT trong trường sư phạm nên sẽ dẫn đến tình trạng ngại học, ngại tìm hiểu về CNTT dẫn đến sẽ hạn chế phần nào đối với kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non. Năng lực của bộ phận phụ trách kỹ thuật về CNTT để điều hành mạng LAN, Website, bảo trì, cài đặt các thiết bị phần cứng và phần mềm cơ bản. Cán bộ phụ trách kỹ thuật có thể là giáo viên hoặc nhân viên kiêm nhiệm nhưng cần có đủ kiến thức, kĩ năng để xử lý các công việc thường xuyên như: điều hành mạng LAN, quản trị Website, cài đặt các phần mềm mới, diệt virus, sửa chữa một số lỗi hỏng hóc nhỏ của máy tính. Nếu đội ngũ phụ trách kỹ thuật này không đủ kiến thức và kỹ năng xử lý các công việc thì chất lượng ứng dụng CNTT trong nhà trường không được cao. Trong những trường hợp cụ thể như vậy, lãnh đạo nhà trường cần định hướng để các đồng chí đó hiểu rõ vai trò của CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non, CNTT đem lại hiệu quả rõ rệt, tạo sự đồng thuận trong việc ứng dụng CNTT. Từng bước có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cơ bản để đảm bảo đội ngũ sẽ đủ khả năng ứng dụng CNTT theo năng lực của mình.

1.3.4. Điều kiện về cơ sở vật chất

Đáp ứng đổi mới phương pháp có ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Đối với việc ứng dụng CNTT sẽ đòi hỏi nhiều thiết bị dạy học hiện đại, nền khoa học công nghệ, phương tiện kỹ thuật số, cơ sở hạ tầng CNTT, mạng Internet, … mà trong thực tế thì các trường mầm non luôn luôn khó khăn, thiếu thốn nhưng vẫn luôn khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Việc đáp ứng tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sẽ là điều kiện tiên quyết để thực hiện có hiệu

quả ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ. Do vậy, đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non

1.3.5. Việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ.

Giáo viên cùng với ban giám hiệu nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới toàn thể các bậc phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương tính ưu việt của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non, để mọi người hiểu đúng và tham gia điều chỉnh con em trong việc khai thác CNTT làm công cụ giáo dục tránh lạm dụng CNTT để sử dụng vào việc khác việc giáo dục.

Việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ luôn được các nhà trường quan tâm nhưng thực tế về một số tác động của khách quan xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của ứng dụng CNTT. Nhà trường luôn chủ động và phối hợp tốt với gia đình trẻ trong việc định hướng hoạt động giáo dục có ứng dụng CNTT, khai thác triệt để các thiết bị CNTT của các gia đình để trẻ tham gia tốt vào hoạt động giáo dục, tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu bản chất, tính quan trọng và yêu cầu cần thiết phải ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non.

Tuy nhiên vẫn còn đại đa số các gia đình ở khu vực nông thôn vẫn còn rất khó khăn, chưa thể có điều kiện được tiếp cận với CNTT một cách đầy đủ, nhiều gia đình chưa có khả năng chi trả mua thiết bị CNTT, nối mạng Internet… dẫn đến học tình trạng trẻ mầm non có điều kiện không đồng đều, thiếu đồng bộ. Mặt khác mặt trái của xã hội hiện đại, hội nhập còn khá nhiều điều mà các nhà quản lý giáo dục còn đang trăn trở như tệ nạn xã hội xâm nhập đến tận thôn, xóm, bản làng, dịch vụ CNTT tại một số nơi gây tác động xấu đến việc giáo dục trẻ em khi không sử dụng CNTT đúng mục đích, còn nhiều nơi cung cấp dịch vụ CNTT chủ yếu là trò chơi bạo lực, trò chơi sát phạt về kinh tế…

Tiểu kết chương

Trong chương 1 này chúng tôi đã tập trung vào việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non. Trong đó gồm các khái niệm công cụ như: Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, Trường mầm non, Công nghệ thông tin tác giả đã đi đến nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ.

Luận văn đã triển khai hướng nghiên cứu quản lý quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non theo tiếp cận chức năng quản lý. Từ đó xác định được 4 nội dung quản lý hoạt động này: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non.

Luận văn cũng đã xác định được lí luận về các yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non. Trong đó gồm các yếu tố như: Nhận thức của của CBQL, hiệu trưởng và giáo viên ứng dụng CNTT trong trường mầm non; Năng lực quản lý của CBQL trường mầm non trong việc quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường và năng lực chuyên môn của giáo viên có ảnh hưởng tới việc ứng dụng CNTT; Điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng đổi mới phương pháp có ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non; Việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ. Kết quả nghiên cứu lí luận tại chương 1 là cơ sở khoa học để nghiên cứu tiếp chương 2 và chương 3 của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã tam hiệp, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 35 - 39)