Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã tam hiệp, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 52)

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non

Cán bộ quản lý các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội đã căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì để lên kế hoạch cho việc quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. Để đánh giá về thực trạng công tác xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ ở các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về các nội dung như: kế hoạch đầu tư trang thiết bị CNTT; kế hoạch bồi dưỡng về CNTT; kế hoạch tổ chức, triển khai, quản lý

ứng dụng CNTT; kế hoạch đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT. Từ phiếu trưng cầu ý kiến đối với các GV, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 2.4. Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Rất tốt Tốt Không tốt

STT NỘI DUNG Số

% Số % Số %

lượng lượng lượng

Kế hoạch đầu tư trang thiết bị cho

1 việc ứng dụng CNTT trong hoạt 49 52 33 35 13 14

động giáo dục trẻ

Kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, nâng

2 cao trình độ CNTT cho GV và 32 34 44 46 19 20

CBQL

3 Kế hoạch tổ chức, triển khai, quản 30 31,6 34 35,8 31 32,6

lý ứng dụng

4 Kế hoạch đánh giá hiệu quả ứng 26 27,4 26 27,4 43 45,2

dụng

Kết quả khảo sát cho thấy, công tác xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đã được quan tâm, nhận được sự đánh giá tích cực từ phía đội ngũ GV trong nhà trường. Trong đó:

Kế hoạch xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ được thực hiện tốt: 87% ý kiến đều đánh giá ở mức độ tốt và rất tốt (52% đánh giá rất tốt, 35% đánh giá tốt), 14% ý kiến cho rằng nội dung này thực hiện không tốt. Kết quả này cho thấy ở các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội hàng năm đều đã triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư mới thiết bị có ứng dụng CNTT hoặc sửa chữa, thay thế phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện, của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL đã được nhà trường quan tâm, thực hiện. Có 80% ý kiến đánh giá việc thực hiện nội dung này ở mức độ tốt và rất tốt, có 20% ý kiến còn đánh giá về những kết quả đạt được trong thực hiện nội dung này ở mức độ không tốt. Kết quả này cho

kế hoạch này cần phải bám sát hơn nữa với nhu cầu thực tiễn. Kế hoạch cũng cần tập trung vào những nội dung cấp thiết cần bồi dưỡng ngay, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục. Có như vậy, việc bồi dưỡng mới đem lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động giáo dục trẻ.

- Kế hoạch tổ chức, triển khai quản lý ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ: Chỉ có 67,4 % ý kiến đánh giá việc thực hiện nội dung này ở mức độ tốt và rất tốt. Còn 32,6 % ý kiến còn lại cho rằng nội dung này còn chưa đem lại hiệu quả trong thực tiễn, việc thực hiện chưa tốt, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Kết quả này cũng khẳng định rằng công tác xây dựng kế hoạch trong tổ chức, triển khai thực hiện chưa được các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội quan tâm đúng mức, chưa xây dựng thực hiện kế hoạch cụ thể.

- Kế hoạch đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non cũng không được đánh giá cao. Có 54,8% ý kiến của GV được hỏi cho rằng công tác này được thực hiện tốt và rất tốt. Trong khi có 45,2% ý kiến đánh giá nội dung này ở mức độ chưa tốt. Cũng giống như công tác xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện thì công tác xây dựng kế hoạch đánh giá hiệu quả cũng chưa được các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

quan tâm, các hoạt động vẫn chỉ thực hiện theo lịch công tác đơn thuần, kế hoạch vẫn ở mức chung chung, chưa thực sự bám sát vào tình hình thực tế về năng lực sư phạm, trình độ tin học của đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất sư phạm của trường chưa cụ thể theo từng nội dung, từng thời gian cụ thể đối với từng nhóm lớp, từng lứa tuổi của trẻ mầm non.

Tóm lại, công tác xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong HĐGD tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội đã thực hiện tương đối tốt ở hai nội dung xây dựng kế hoạch đầu tư thiết bị có ứng dụng CNTT và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về CNTT. Còn hai nội dung xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai, quản lý ứng dụng và kế hoạch đánh giá hiệu quả ứng dụng được thực hiện ở mức độ còn có những hạn chế nhất định, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng CNTT vào HĐGD của các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

2.4.2. Thực trạng tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ

trường mầm non

Các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội đã tạo chuyển biến tích cực về ứng dụng CNTT trong toàn trường trên cơởstăng cường cơ sở vật chất, thiết bị CNTT; nâng cao trình độ, kỹ năng CNTT cho CBQL, GV, NV trong các nhà trường.

Các trường đã tổ chức cáclớp bồi dưỡng,tập huấn, hướng dẫn cụ thể cho giáo viên việc tích hợp, lồng ghép ứng dụng CNTT vào các hoạt động giáo dục trẻ bằng việc sử dụng các công cụ CNTT để tăng cường hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ kích thích sự sáng tạo, tăng cường khả năng tự học, tự tìm tòi của giáo viên.

Giáo viên các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đã tự tìm hiểu trên Internet, học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và sử dụng các phần mềm ứng dụng tích hợp vào các hoạt động giáo dục. Tích cực tham khảo mẫu bài giảng, giáo án trên mạng giáo dục, trong các hội thi CNTT và qua các buổi kiến tập các trường bạn trong thành phố, trong huyện.

Từ phiếu trưng cầu ý kiến đối với CBQL, GV các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.5.Thực trạng tổ chức ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ ở các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Rất tốt Tốt Không tốt

STT NỘI DUNG Số

% Số % Số %

lượng lượng lượng

1 Soạn giáo án và thực hiện bài 30 29 58 56 16 15

giảng có ứng dụng CNTT

2 Tổ chức bồi dưỡng về CNTT 24 23 44 42 36 35

3 Tổ chức, triển khai, quản lý 35 34 49 47 20 19,0

ứng dụng CNTT

Ứng dụng CNTT trong việc

4 đánh giá sự phát triển trí tuệ và 50 48,1 44 42,3 10 9,6

thể chất của trẻ

Khai thác dữ liệu, thông tin qua

Kết quả khảo sát cho thấy, công tác tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội đã được quan tâm, nhận được sự đánh giá tích cực từ phía giáo viên trong các nhà trường với những mức độ khác nhau. Trong đó:

- Soạn giáo án và thực hiện bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin được giáo viên đánh giá cao: có 85,7% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt

- Hàng năm, các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội đã tiến hành bồi dưỡng về CNTT cho đội ngũ GV trong toàn trường dưới những hình thức

khác nhau như tự bồi dưỡng trong các nhà trường, mời các thầy cô giáo về giảng các phần mềm ứng dụng CNTT, cử CBQL, GV theo học các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày và dài hạn về CNTT do Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Theo đánh giá của đội ngũ giáo viên nhà trường, việc tổ chức bồi dưỡng đã được triển khai thực hiện, song vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiệu quả công tác này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Có tới 35% cho rằng công tác này thực hiện không tốt, 65 % ý kiến đánh giá hiệu quả thực hiện nội dung này ở mức độ tốt và rất tốt. Những đánh giá của giáo viên các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội còn có sự chênh lệch là do việc bồi dưỡng tập huấn, học tập thường chỉ dành cho những giáo viên cốt cán và sau khi cử giáo viên học bồi dưỡng về CNTT của các cấp, nhà trường chưa chú trọng để các CBQL, GV đi học đó tổ chức tập huấn ứng dụng tại các nhà trường.

- Hoạt động ứng dụng CNTT trong việc đánh giá sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ được đánh giá cao với trên 90,4 % ý kiến đánh giá rất tốt và tốt.

- Về kết quả thực hiện ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ, hai hoạt động: Khai thác dữ liệu, thông tin qua mạng Internet để phục vụ dạy học; Ứng dụng CNTT trong việc đánh giá sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ được CBQL, GV đánh giá cao với hơn 97,1% ý kiến đánh giá ở mức rất tốt và tốt bởi hai hoạt động này được CBQL, GV thực hiện thường xuyên nhất trong các hoạt động.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội đã chỉ đạo giáo viên trong trường ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ qua hướng dẫn giáo viên tự khai thác và ứng dụng CNTT trong việc lựa chọn hình ảnh, video, phần mềm để giáo dục trẻ. Tích cực chỉ đạo triển khai trong tổ chuyên môn, giáo viên soạn bài giảng điện tử, thiết kế trò chơi bằng các phần mềm hỗ trợ.

Các hoạt động về ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ của trường như: - Soạn giáo án, bài giảng điện, tửthiết kế các trò chơi;

- Áp dụng các phần mềm hỗ trợ để ứng dụng trong hoạt động giáo dục trẻ; - Khai thác và trao đổi thông tin qua hệ thống trường học kết nối;

- Thi thiết kế bài giảng E-Learning

Qua 112 phiếu trưng cầu ý kiến về thực trạng chỉ đạo kế hoạchứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dụctrẻở các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ẻtrở các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

Rất tốt Tốt Không tốt

STT NỘI DUNG

Số

% Số % Số %

lượng lượng lượng

1 Chỉ đạo về đầu tư thiết bị 75 67 28 25,0 9 8

ứng dụng CNTT

2 Chỉ đạo về nội dung, hình 55 49,0 50 45 7 6

thức bồi dưỡng về CNTT Chỉ đạo về nội dung ứng

3 dụng CNTT trong hoạtđộng 78 69,6 24 21,4 10 9

giáo dục

Chỉ đạo việc xây dựng các

4 tiêu chí, phương pháp đánh 62 55 38 34 12 11

giá hiệu quả

Kết quả khảo sát cho thấy: Công tác chỉ đạo ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dụcẻ trở các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội đã được thực hiện ở mức độ tốt so với tình hình thực tiễn hiện nay.

Các nội dung được thực hiện ở mức độ tốt hơn lần lượt là: Chỉ đạo về nội dung, hình thức bồi dưỡng về CNTT và chỉ đạo về nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục (có 94% ý kiến đánh giá ở mức độ tốt và rất tốt, có 6% ý kiến đánh giá nội dung này ở mức độ không tốt).

Các nội dung còn lại, mức độ thực hiện tốt thấp hơn, số lượng ý kiến đánh giá mức độ không tốt cao hơn, cụ thể: Nội dung Chỉ đạo về đầu tư trang thiết bị CNTT (có trên 92% đánh giá ở mức độ tốt và rất tốt, chỉ có 8% ý kiến cho rằng thực hiện không tốt); Chỉ đạo việc xây dựng các tiêu chí, phương pháp đánh giá hiệu quả (có 11% ý kiến đánh giá ở mức không tốt) và nội dung Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng sản phẩm ứng dụng (có 9% ý kiến cho rằng nội dung này không thực hiện tốt).

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Kiểm tra đánh giá ứng dụng CNTT là hoạt động quan trọng trong công tác quản lý, CBQL của các trường đã đề ra việc kiểm tra ngay từ khâu lập kế hoạch và tổ chức thực hiện qua các giờ tổ chức hoạt động giáo dục. Tuy nhiên việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, lại chưa được thực hiện nghiêm túc, chủ yếu vẫn là phát động rồi lên kế hoạch tổ chức triển khai.

Giáo án là hồ sơ yêu cầu bắt buộc mỗi giáo viên cần phải có và được duyệt trước khi lên lớp. Việc kiểm tra hồ sơ, đặc biệt là giáo án của giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ CBQL các nhà trường. Thực tế ở các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội cho thấy, CBQL cùng tổ trưởng chuyên môn kiểm tra thường quan tâm đến số lượng giáo án, có soạn theo đúng kế hoạch không, nội dung, phương pháp và việc xác định mực tiêu của bài dạy. Tuy nhiên, CBQL các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội không bắt buộc giáo viên phải soạn giáo án có ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ do vậy chưa có kế hoạch cụ thể triển khai việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ cho giáo viên.

Kết quả thu được khi tiến hành điều tra về vấn đề này cho thấy 100% số CBQL của các trường cho rằng muốn nâng cao chất lượng của các giờ dạy thì cần phải quản lý chặt chẽ việc thiết kế và sử dụng giáo án của giáo viên thế nhưng đây là một công việc khó có thể thực hiện được vì số lượng các trường chỉ có 1 hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, soạn bài duyệt theo tuần, số lượng giáo án cần duyệt nhiều. Bên cạnh đó việc áp dụng cho toàn bộ đội ngũ giáo viên nhà trường soạn giảng giáo án có ứng dụng CNTT là không thể thực hiện được do thời gian của giáo viên ít chủ yếu là phải chăm sóc trẻ, thời gian quan tâm chăm sóc trẻ cần rất nhiều. Trong số những giáo viên của các trường được điều tra về vấn đề này có 67,3 % giáo viên cho rằng nhà trường chưa có sự hướng dẫn cụ thể về quy trình soạn giáo án có ứng dụng CNTT. Từ kết quả điều tra này cho thấy quản lý việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ vẫn chưa được đội ngũ CBQL của trường thực sự quan tâm.

Với 112 phiếu trưng cầu ý kiến về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội thể hiện các nội dung: Đánh giá về phạm vi ứng dụng; đánh giá về mức độ ứng dụng; đánh giá về nội dung ứng dụng; đáng giá về hiệu quả ứng dụng CNTT. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Rất tốt Tốt Không tốt

STT NỘI DUNG

Số

% Số % Số %

lượng lượng lượng

1 Kiểm tra, đánh giá về phạm 42 37,5 47 41,7 23 20,8

vi ứng dụng

2 Kiểm tra, đánh giá về mức 60 54,2 37 33,3 15 12,5

độ ứng dụng

Qua bảng cho thấy: công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã tam hiệp, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 52)