Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã tam hiệp, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 81 - 83)

Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ ở trên đều có vị trí quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành Hà Nội. Mỗi biện pháp đều có vị trí, vai trò riêng nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết và sự tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, CBQL phải biết phối kết hợp các biện pháp để các biện pháp có thể hỗ trợ cho nhau làm cho quá trình thực thi các biện pháp ở trong các nhà trường trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

là cơ sở quan trọng nhất, là tiền đề để thực hiện tốt những biện pháp còn lại, bởi biện pháp 1 đề cập đến vấn đề nhận thức. Nhận thức là cơ sở của hành động, muốn có hành động đúng thì đương nhiên phải có nhận thức đúng. Tuy nhiên để nhận thức ra được một vấn đề, đối với mỗi người đôi khi là cả một quá trình. Vì vậy CBQL cần phải cho tiến hành thực thi biện pháp 1 thường xuyên đồng thời cũng phải kiên trì thực hiện.

Cơ sở cần thiết để mỗi cán bộ quản lý, giáo viên có thể ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ đó là trình độ CNTT. Trình độ ứng dụng CNTT của GV có thể giúp GV trong việc tìm hiểu về thế giới công nghệ, giúp GV trong việc khai thác thông tin trên mạng Internet, giúp GV tìm hiểu về các phần mềm dạy học để từ đó GV có thể thiết kế được bài giảng điện tử có ứng dụng CNTT và có khả năng sử dụng loại giáo án này để dạy học. Cho nên có thể nói, nếu cán bộ quản lý, giáo viên không có trình độ tin học cơ bản thì chắc chắn sẽ không thể ứng dụng CNTT trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học.

Biện pháp 3 là đầu tư trang thiết bị CNTT phục vụ hoạt động giáo dục trẻ, biện pháp 4 là đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ đóng một vai trò quan trọng trong điều hướng và tiến trình thực hiện. Tiếp đó, cần có biện pháp thứ 5 là phối hợp nhà trường với phụ huynh học sinh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục trẻ nhằm điều chỉnh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ sao cho đúng hướng và đạt hiệu quả. Đây chính là cơ sở để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp,Thanh Trì, Hà Nội vào những giai đoạn tiếp theo.

Có thể nói, mỗi biện pháp nêu trên đều có những ảnh hưởng nhất định đối với nhau. Do đó, hiệu trưởng, cán bộ quản lý cần phải có những nhận định sát thực, tinh tế về các biện pháp để có thể vận dụng chúng một cách hợp lý nhất vào trong công tác quản lý của mình.

Mô hình 3.1. Mô hình về mối quan hệ giữa các biện pháp

BIỆN PHÁP 2

BIỆN PHÁP 1 Hiệu quả biện BIỆN PHÁP 3

pháp

BIỆN PHÁP 5 BIỆN PHÁP 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã tam hiệp, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 81 - 83)