3.2.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Mục đích của biện pháp này là tác động làm thay đổi, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ của các nhà trường, giúp cho CBQL, GV, NV ủng hộ và tích cực tham gia vào các hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp.
Làm cho CBQL, GV, NV nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ tại các trường mầm non
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Hàng năm Hiệu trưởng, CBQL cần triển khai phổ biến, hướng dẫn đầy đủ các nội dung của Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản, các quan điểm chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục mầm non. Nhà trường cần chú trọng tập huấn, triển khai sâu rộng những nhiệm vụ ứng dụng CNTT của mỗi năm học của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT cho giáo viên nắm vững các hướng dẫn, văn bản chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ từ đó giúp cho mỗi cá nhân có ý thức tự giác thực hiện.
Những nội dung cần thực hiện như sau:
+ Nhận thức được vai trò, sự tác động của CNTT đối với giáo dục mầm non, quản lý giáo dục và đặc biệt là trong hoạt động giáo dục trẻ của trường mầm non là xu thế tất yếu.
+ Cần khẳng định được CNTT là công cụ quan trọng, thiết thực và hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ bằng các biện pháp đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học.
- Tập trung, chú trọng thực hiện đổi mới tư duy trong giáo dục mầm non, đổi mới phương pháp, nội dung, phương tiện, tổ chức thực hiện, đổi mới việc kiểm tra,
đánh giá trong hoạt động giáo dục trẻ. Giúp giáo viên phát triển năng lực và phẩm chất, chủ động chiếm lĩnh tri thức, khắc phục triệt để phương pháp truyền thụ kiến thức một cách thụ động.
CBQL, hiệu trưởng nhà trường cần thường xuyên quán triệt các chủ trương, chính sách về ứng dụng CNTT trong trường mầm non từ các cấp đến toàn thể CBQL, GV, NV. Trong đó, cần có những thông tin cụ thể về vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục và đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ mầm non, hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và đặc biệt là tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ của nhà trường. Công khai cho toàn thể CBQL, GV, NV biết về các chính sách đãi ngộ, nguồn kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT.
Tập thể CBQL, GV, NV trong trường tự nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động ứng dụng CNTT trong các hoạt động của trường mầm non. Đội ngũ CBQL, GV, NV của trường mầm non phải hiểu được nhiệm vụ và vai trò của mình trong việc thực hiện ứng dụng CNTT trong các công việc được giao, phải coi CNTT là một công cụ, phương tiện hữu hiệu nhất để truyền tải các bài giảng hay cho trẻ, là một công cụ giúp cho việc quản lý được thuận lợi, dễ dàng, khoa học. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, CBQL, GV, NV của trường sẽ cố gắng hoàn thiện kỹ năng ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT chung cho GV, NV toàn nhà trường. Chú ý tập trung bồi dưỡng đối tượng là giáo viên lớn tuổi và giáo viên trẻ. Hướng dẫn cho giáo viên biết soạn giáo án điện tử; biết dạy học với bài giảng có ứng dụng CNTT; biết ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá trẻ; biết sử dụng internet để tìm kiếm thông tin dạy học và tự học nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân. Hướng dẫn cho nhân viên nhà trường biết ứng dụng CNTT trong quản lý các công việc được giao.
Hướng dẫn cho CBQL, GV, NV tự tìm hiểu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học khi tham gia vào các buổi tập huấn, kiến tập, hay các trang web từ mạng Internet như: tailieu.vn, hocmai.vn, violet.vn, giaovien.net, Edu.net.vn, vnschool.net….
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Hiệu trưởng, CBQL ở các trường xem xét, tuyển chọn ra những cán bộ, GV, NV có năng lực nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có trình độ tin học và khả năng ứng dụng CNTT trong công việc tốt để xây dựng trở thành lực lượng nòng cốt trong hoạt động ứng dụng CNTT giáo dục trẻ tại trường. Tiến hành bồi dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ này về những kỹ năng ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ phù hợp với thực tế công việc được giao. Hình thức bồi dưỡng là cử những CBQL, GV, NV này tham gia các khóa bồi dưỡng về kỹ năng ứng dụng CNTT trong trường mầm non do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức. Nhà trường có thể mời các
chuyên gia về lĩnh vực ứng dụng CNTT ở trường mầm non về tập huấn tại trường cho đội ngũ này trước để họ có được những kiến thức, kỹ năng nâng cao. Từ đó triển khai đến tập thể CBQL, GV, NV trong trường mầm non.
Các nhà trường tổ chức các buổi họp hội đồng sư phạm, họp chuyên môn, các buổi kiến tập, rút kinh nghiệm để tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về Ưứng dụng CNTT cho 100% CBQL, GV, NV trong nhà trường.
CBQL tăng cường chỉ đạo ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giáo dục trẻ. Triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ cho các tổ chuyên môn các khối. Chỉ đạo cho các tổ chuyên môn thường xuyên báo cáo kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giáo dục nhất là những báo cáo có ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ. Phát động phong trào dạy học có ứng dụng CNTT trong các hội thi giáo viên giỏi các cấp, hội giảng chào mừng ngày 20/11, hội giảng mùa xuân...
CBQL thường xuyên giao cho các tổ chuyên môn, các cá nhân sưu tầm, tuyển chọn các hoạt động giáo dục có ứng dụng CNTT chất lượng tốt để giáo viên tham khảo, học tập. Hình thành cho CBQL, GV, NV thói quen vào mạng, cập nhật thông tin, sưu tầm dữ liệu, phần mềm giáo dục, đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giáo dục trẻ.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng, CBQL phải có nhận thức, hiểu rõ được về vai trò và sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ. Từ đó tạo sự nhất trí đồng thuận trong BGH nhà trường, trong chủ trương đường lối của ngành về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ. CBQL phải tự bồi dưỡng về kiến thức kỹ năng CNTT, ƯDCNTT trong công tác quản lý giáo dục mầm non.
Đội ngũ GV phải nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch của nhà trường. Không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là trình độ tin học. Giáo viên cần chủ động xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng về kiến thức CNTT để đáp ứng được yêu cầu về kiến thức
CNTT trong thời kỳ mới, thường xuyên cập nhật các công cụ, phần mềm để thiết kế bài giảng điện tử, trò chơi ôn luyện trong hoạt động giáo dục trẻ.
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên.
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
Nhằm giúp cho đội ngũ GV có kiến thức, kỹ năng, khả năng ứng dụng CNTT soạn giáo án điện tử, sử dụng thành thạo một số phần mềm dạy học, có kỹ năng trong việc khai thác, tìm kiếm các tư liệu trên mạng Internet, có thể tự thiết kế và sử dụng hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ.
Tạo nguồn lực về CNTT để thực hiện tốt các nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra về các lĩnh vực CNTT tại trường mầm non.
3.2.2.2 Nội dung biện pháp
CBQL, Giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng tin học thành thạo thì mới có thể thiết kế được những bài giảng điện tử. Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng CNTT cho CBQL, giáo viên là biện pháp cần thiết. Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, nếu không có giáo viên thì không thể nói đến quá trình giáo dục. Vì vậy các nhà trường cần phải xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và có trình độ về tin học thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trẻ tại trường mầm non hiện nay.
Các nhà trường xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo viên có năng lực, trình độ, biết ứng dụng CNTT vào hoạt động giáo dục trẻ hiệu quả thì BGH các nhà trường cần phải chú trọng tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng tin học cho giáo viên. Đây là công việc rất cần thiết và phải làm thường xuyên hàng năm đối với các trường mầm non.
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên, tạo nguồn nhân lực của CNTT là khâu quan trọng quyết định thành công của chiến lược phát triển và ứng dụng CNTT của trường mầm non nói riêng và của ngành GD&DT nói chung. Vì vậy, các ban lãnh đạo sở, phòng GD&ĐT và BGH các nhà trường cần phải có kế hoạch, chính sách đào tạo, kế hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên một cách hợp lý, có hiệu quả. Kết quả của việc bồi dưỡng, đào tạo cho giáo viên phải trực
tiếp tác động vào việc ứng dụng CNTT để thiết kế bài giảng, trò chơi, ứng dụng các phần mềm để thực hiện các hoạt động giáo dục hiệu quả.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng tin học cho cán bộ, giáo viên. Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng, thực tiễn trình độ tin học, CSVC... Từ đó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng tin học cho cán bộ, giáo viên.
Các nhà trường cử CBQL, GV tham gia các lớp tập huấn về CNTT theo chương trình bồi dưỡng của Sở, Phòng GD&ĐT.
Tổ chức các lớp học bồi dưỡng tại trường để nâng cao trình độ CNTT cho CBQL, GV, hướng dẫn giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học, xây dựng kho học liệu điện tử, đặc biệt là hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử cho các hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Hình thức bồi dưỡng GV gồm: Bồi dưỡng thường xuyên; bồi dưỡng định kỳ; bồi dưỡng nâng cao.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt trong công tác bồi dưỡng kỹ năng CNTT tại nhà trường. Phân công các giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm giúp đỡ các giáo viên chưa giỏi, mới vào nghề. Phát huy vai trò chủ động của tổ chuyên môn trong công tác tự bồi dưỡng. Tạo được bầu không khí dân chủ, tin cậy lẫn nhau.
- Thông qua các hội thi, hội giảng, kiến tập, CBQL nhà trường cần phát động phong trào thi đua học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT. Tập thể nhà trường tham gia đầy đủ các hội thi liên quan đến ứng dụng CNTT do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức như ngày hội ứng dụng CNTT thi kỹ năng CNTT cho GV, NV, thi thiết kế bài giảng E- Learning, xây dựng kho học liệu điện tử, trang website của trường.
- Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng CNTT cho giáo viên theo định kì một cách nghiêm túc, tạo cơ sở để lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tại nhà trường ở giai đoạn kế tiếp một cách chuẩn xác.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
Phòng GD&ĐT và BGH các trường mầm non phải thực sự quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học cho CBQL, giáo viên. Cần phải coi việc thiếu hụt kiến thức về CNTT là một phần trách nhiệm của ngành giáo dục; của nhà
trường và xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng theo giai đoạn cụ thể phù hợp với thực tế của trường, của ngành.
Các nhà trường phải đảm bảo đủ về CSVC, trang thiết bị giảng dạy phải đồng bộ, hiện đại và hiệu quả. CBQL cần xây dựng kế hoạch để có chi phí cho công tác bồi dưỡng phù hợp, khích lệ giáo viên tham gia làm báo cáo viên.
Đội ngũ CBQL, GV phải tích cực trong việc tham gia các lớp bồi dưỡng và tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ tin học để ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục hiện nay.
3.2.3. Biện pháp 3: Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ hoạt động giáo dục trẻ
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Cung cấp đầy đủ trang thiết bị CNTT (máy tính, tivi, màn hình chiếu, các phần mềm, mạng Internet) phục vụ cho ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non.
Bổ sung, phát triển hệ thống TBDH hiện đại phục vụ tốt nhu cầu ứng dụng CNTT của giáo viên các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Tăng cường mua sắm thêm những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường như: máy tính, máy chiếu Projector, bảng thông minh, tivi màn hình rộng, Micro, Camera. Đặc biệt, cần mua sắm đồng bộ các thiết bị trong phòng đa năng để đảm bảo chất lượng cho các giờ học có ứng dụng CNTT. Chú ý tới sự tương thích của cấu hình máy tính với các phần mềm giáo dục, quản lý để đảm bảo các phần mềm hoạt động hiệu quả.
Nâng cấp hạ tầng mạng, đảm bảo hoạt động ổn định tất cả các phòng, lớp, của trường phải được kết nối mạng Internet và phủ sóng Wifi.
Thực hiện xã hội hóa giáo dục trong lĩnh vực CNTT, có chính sách khuyến khích CBQL, GV tự trang bị máy tính laptop.
Xây dựng nội quy sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động ứng dụng CNTT. Thực hiện công tác bảo dưỡng, bảo trì hệ thống máy tính, hệ thống Internet, các phương tiện phục vụ ứng dụng CNTT hàng tháng.
Trang bị đủ hệ thống phần mềm cần thiết cho giáo viên và cán bộ quản lý để có thể ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
Hàng năm, các nhà trường thống kê, rà soát, đánh giá lại toàn bộ những cơ sở hạ tầng CNTT hiện tại bao gồm máy tính, máy chiếu, tivi, mạng Internet, Wifi... về chủng loại, số lượng và chất lượng. Từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT theo lộ trình đảm bảo đủ về số lượng, đúng chủng loại.
Hiệu trưởng các trường cần chủ động xây dựng, hoàn thiện hệ thống kỹ thuật CNTT nội bộ bao gồm hệ thống mạng LAN, máy chủ, máy tính nối mạng, thiết bị đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin, phần mềm diệt virut...
Tận dụng các đề án để mua sắm, bổ sung các trang thiết bị. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các ban ngành, tổ chức, doanh nghiệp địa phương, phụ huynh học sinh để trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục và ưngs dụng công nghệ thông tin.
Tổ chức lớp bồi dưỡng ngắn hạn tại trường cho CBQL, GV, NV về kỹ năng sử dụng, tương tác với các thiết bị phục vụ hoạt động ứng dụng CNTT. Nhà trường dự trù kinh phí và mời chuyên gia của các công ty thiết bị trường học có uy tín về hướng dẫn sử dụng và bảo quản thiết bị. CBQL nhà trường kiểm tra, đánh giá việc sử dụng, bảo quản CSVC, thiết bị ứng dụng CNTT của từng GV, NV. Có sự phê bình, nhắc nhở kịp thời những cá nhân chưa thực hiện tốt và động viên, khuyến khích những cá nhân có ý thức cao trong quá trình thực hiện.
Xây dựng kho học liệu điện tử của các trường. Tập hợp kho bài giảng điện tử