Phân biệt giám sát và phản biện xã hộicủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với giám sát, phản biện xã hội của một số cơ quan, tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam từ thực tiễn quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 33)

khác đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước

1.3.1. Phân biệt giám sát với kiểm tra, kiểm sát và thanh tra.

Kiểm tra là xem xét cụ thể (đo, đếm, nhìn, sờ hiện vật, giấy tờ), là đối thoại, đối chất, chất vấn để thu thập thơng tin, làm rõ sự việc, tìm hiểu đối tƣợng bị kiểm tra.Sau kiểm tra có đánh giá nhận xét sự việc, hiện tượng . Kiểm tra là bản thân tự kiểm tra, cũng có thể là cấp trên trong cùng một hệ thống xuống kiểm tra, là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đến kiểm tra. Giám

sát và kiểm tra khác nhau về quản lý, về đối tượng, phạm vu và phương pháp xử lý

Khái niệm kiểm sát và giám sát cũng có nhiều cách hiểu khác. Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, khái niệm kiểm sát ở đây có nội dung gần với khái niệm giám sát, vì kiểm sát là kiểm tra và giám sát, cịn kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét (kiểm tra sổ sách, kiểm tra sức khoẻ).

Trong lĩnh vực luật học Khái niệm kiểm sát để chỉ cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng kiểm sát. Cụ thể, kiểm sát là hoạt động mang tính đặc thù của Viện kiểm sát nhân dân, là một hình thức thực hiện chức năng của VKS pháp luật được thi hành một cách triệt để và thống nhất trong lĩnh vực tư pháp.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện quyền giám sát của mình, nếu phát hiện nhưng vi phạm pháp luật có quyền đề nghị, kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo đúng pháp luật.

Giám sát khác với thanh tra: Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước là hoạt động được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống cơ quan Thanh tra Nhà nước. Thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem xét việc làm của các cơ quan, địa phương, đơn vị theo một trình tự, thủ tục được pháp luật qui định. Chính vì vậy, giữa chức năng thanh tra của nhà nước với chức năng giám sát của Mặt trận có sự khác nhau căn bản trên các góc độ: chủ thể, đối tựợng, phương thức tiến hành.

Các hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước, giám sát việc tuân theo pháp luật là không thể tách rời của quyền lực Nhà nước, bởi lẽ thông qua hoạt động giám sát, nhà nước khẳng định được pháp luật đã ban hành có phản ánh đúng thực tiễn hay khơng, có tính khả thi hay khơng, Thêm vào đó, thơng qua

hoạt động giám sát, Nhà nước phát hiện được cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xử lý.

1.3.2. Phân biệt giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và với giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước.

Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có hai loại giám sát, đó là giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân (cơ quan quyền lực Nhà nƣớc) và giám sát của nhân dân (trong đó có giám sát của Mặt trận).

Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân có tính quyền lực của cơ quan quyền lực Nhà nước. Hội đồng nhân dân có quyền bãi bỏ những quyết định sai trái của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, những nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp; quyết định giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân (Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015).

Các cơ quan của Quốc hội (Uỷ ban thường vụ, các Uỷ ban và Hội đồng). Các ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền giám sát theo quy định của pháp luật, theo chương trình giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Giám sát của Mặt trận và đồn thể khơng mang tính quyền lực, là giám sát mang tính nhân dân, tính dân chủ xã hội chủ nghĩa, tính xây dựng, tính khoa học và thực tiễn ( Khoản 3 Điều 2 Quy chế giám sát và phản biện xã hội). Mặt trận đại diện cho một bộ phận nhân dân tham gia giám sát hoặc độc lập giám sát theo nhiệm vụ, quyền hạn do từng pháp luật quy định với cơ chế là "Theo dõi và kiến nghị" cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết. Giám sát của MTTQ tuy có rộng rãi hơn nhưng không làm phát sinh trách nhiệm pháp lý của đối tượng được giám sát, không được sử dụng các

biện pháp mang tính cưỡng chế để xử lý kết quả giám sát, điều mà chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đã làm được

1.3.3. Phân biệt giám sát của Mặt trận Tỏ quốc Việt Nam với giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội- nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác

MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội như Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân Việt Nam, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp như Hội Luật gia, Liên đồn Luật sư, Hội Nhà báo… Điều đó có nghĩa khi nói MTTQ Việt Nam có quyền và trách nhiệm giám sát tức là các tổ chức thành viên của Mặt trận cũng đều có quyền này. Mỗi tổ chức thành viên của MTTQ đều là những tổ chức độc lập, hoạt động theo điều lệ riêng của mình nhưng khi tham gia với tư cách là thành viên của Mặt trận thì các tổ chức đó ln tn theo điều lệ của Mặt trận.. Cịn các tổ chức xã hội khác, là tên gọi chung để chỉ các tổ chức tự nguyện trong quần chúng nhƣng khơng phải tổ chức chính trị - xã hội cũng thực hiện giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước trong phạm vi liên quan đến tổ chức mình. Những tổ chức chức tham gia hoặc tham gia MTTQ nhưng thực hiện chức năng giám sát của mình độc lập thì quy trình, thủ tục của chủ thể giám sát này bao gồm: giám sát thông qua việc nắm bắt theo dõi thông tin về hoạt động của cơ quan hay cá nhân có chức vụ, quyền hạn của nhà nƣớc và kiến nghị với cơ quan cấp có thẩm quyền; tham gia vào việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến những lĩnh vực, ngành nghề mà các tổ chức xã hội có trách nhiệm bảo vệ; thơng qua các đơn vị có chức năng tư vấn chun mơn về pháp luật và các lĩnh vực dịch vụ cơng khác; tham gia các đồn giám sát thi hành pháp luật do chính quyền và MTTQ thành lập.

1.3.4. Phân biệt hoạt động phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức xã hội nghề nghiệp

Phản biện của Mặt trận ở đây là dự thảo các văn bản, chính sách, pháp luật xem xét tính đúng đắn, khoa học, phù hợp và khả thi của dự thảo văn bản.PBXH của MTTQ Việt Nam sẽ là một kênh quan trọng góp phần xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước phù hợp với thực tiễn

Cịn PBXH của báo chí (Một kênh quan trọng Hội nhà báo) thì diễn ra ở nhiều quá trình, từ quá trình soạn thảo văn bản đến quá trình thực thi Đây là quá trình tác động ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích, quyền lợi của các thành phần trong xã hội. Sự tác động thường xuyên, trực tiếp của chính sách pháp luật vào đời sống dần bộc lộ những ưu điểm – khuyết điểm, mặt tốt – mặt chưa tốt, phù hợp – chưa phù hợp, thậm chí cịn bộc lộ những thiếu sót, sai lầm của chính sách pháp luật mà trong q trình soạn thảo khó có thể lường trước được. Phản biện của báo chí là đưa ra những bình luận, phân tích, đánh giá nhằm tìm ra những ưu điểm, thiếu sót và hạn chế

PBXH của báo chí cịn đối với tổ chức bộ máy, cơng tác cán bộ và cán bộ trong bộ máy Nhà nước. Đây là đối tượng khơng có trong PBXH của MTTQ Tổ chức bộ máy Nhà nước và cán bộ là sự vận hành nhà nước nhằm thực thi quyền lực chính trị, quản lý nhà nước; quyền lực này là do nhân dân ủy quyền cán bộ là người thực thi, do đó quyền lực cần phải có sự kiểm sốt. Đối với cán bộ cơng chức cần có phẩm chất chính trị, năng lực trình độ chun mơn, có đạo đức cách mạng, lối sống trong sáng lành mạnh,nhất là cán bộ chủ chốt, đại biểu dân cử. Chức trách nhiệm vụ được giao, khả năng tổ chức, triển khai chính sách, pháp luật trong đời sống như thế nào, đây là mối quan tâm chung của xã hội và là nội dung rất quan trọng trong việc kiểm soát quyền lực, làm tốt PBXH của báo chí sẽ góp phần khắc phục những lúng túng

trong kiểm soát quyền lực, từ chất vấn đến điều trần, từ từ tín nhiệm đến miễn nhiệm và bãi nhiệm những chức danh trong Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khi cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam từ thực tiễn quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 33)