Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam từ thực tiễn quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 37)

của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1.4.1. Về nhận thức

Để người dân phát huy được quyền làm chủ, trước hết cấp ủy, chính quyền cần nâng cao ý thức chính trị và pháp luật của nhân dân thông qua tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật về quyền giám sát và PBXH của họ Thường xuyên tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân để lắng nghe dân; Trang bị cho nhân dân các thơng tin và kiến thức cần thiết để họ có thể tự mình trực tiếp thực hiện quyền giám sát và PBXH.

Cán bộ làm cơng tác Mặt trận phải có trình độ chun mơn và nhận thức chính trị , kỹ năng nghiệp vụ cơng tác về giám sát và PBXH và các nội dung của Quyết định 217 của Bộ Chính trị và những quy định của Luật MTTQ Việt Nam về hoạt động giám sát và PBXH.

1.4.2. Yếu tố pháp lý

Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ phải thực hiện đúng quy trình giám sát theo hướng dẫn và gắn với điều kiện cụ thể của địa phương. MTTQ các cấp xây dựng chương trình giám sát và PBXH sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tiễn địa phương, báo cáo cấp ủy để lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất với chính quyền cùng cấp và thực hiện hàng năm . Trên cơ sở đó, MTTQ chủ động triển khai tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả giám sát, PBXH với cấp ủy, HĐND, UBND và MTTQ cấp trên. Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức chính trị- xã hội thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao

chất lượng hoạt động của tổ chức, bộ máy cán bộ, thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng về giám sát, PBXH cho đội ngũ cán bộ. Hướng dẫn MTTQ cơ sở thực hiện tốt các nội dung đề ra trong năm.

MTTQ muốn thực hiện tốt hoạt động giám sát và PBXH, cấp ủy, chính quyền cần có sự bảo đảm kinh phí để MTTQ thực hiện tốt các nội dung này, Các kiến nghị PBXH của MTTQ, các tổ chức thành viên phải được cơ quan tổ chức có thẩm quyền tiếp thu và giải trình đầy đủ trước khi dự án, đề án được ban hành, thực hiện và có chế độ đãi ngộ phù hợp để khuyến khích cán bộ Mặt trận.

1.4.3. Yếu tố nguồn lực

Ủy ban MTTQ hướng dẫn, ban hành quy chế hoạt động của Ban tư vấn đồng thời hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Ủy ban MTTQ các cấp.Thông qua hoạt động của Mặt trận và các tổ chức thành viên, của Ban tư vấn, Mặt trận thường xuyên tổng hợp ý kiến, đề nghị, kiến nghị của cử tri và các tầng lớp nhân dân, tập hợp dư luận xã hội là nguồn thông tin, tư liệu vô cùng phong phú về cả lý luận và thực tiễn để có cơ sở phản biện.

1.4.4. Yếu tố tổ chức, quản lý

Công tác tổ chức cán bộ của Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức thành viên đã và đang được Đảng và nhà nước quan tâm bồi dưỡng và tạo điều kiện tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ chính trị

Cán bộ mặt trận phải là người dám đấu tranh khi nhìn thấy sai trái

Ủy ban MTTQ các cấp phải là nơi tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết và các đội ngũ chun gia có trình độ chính trị, chun mơn, có chính kiến, có tư duy độc lập, thực sự có “tâm”, nắm và hiểu được nguyện vọng chính đáng, hợp lý của dân và có đủ năng lực phản biện.

Q trình tổ chức PBXH phải đảm bảo tính Đảng, tính nhân dân, tính trung thực, tính khoa học, khách quan và thiết thực.Muốn có những ý kiến phản biện đúng, chính xác phải có hệ thống thơng tin tốt, nhanh nhạy nhưng đồng thời cũng phải có hệ thống phân tích thơng tin trên cơ sở khoa học để xác nhận thơng tin chính xác, đúng đắn của đa số.Đòi hỏi cấp bách của Mặt trận hiện nay là phải có hệ thống tiếp nhận và xử lý thơng tin, trên cơ sở đó đưa ra những ý kiến của mình.Mặt trận cũng cần phải dựa vào báo chí để phản ánh kịp thời, mang tính cơng khai những vấn đề giám sát, phản biện.

Tiểu kết Chương 1

Hoạt động PBXH của MTTQ Việt Nam là hoạt động phân tích, đánh giá và đề xuất ý kiến của chủ thể phản biện nhằm giúp cho đối tượng phản biện có cơ sở ra quyết định đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội là đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động PBXH

Nhân dân tham gia phản ánh các ý kiến đối với các chủ trương, chính sách của Đảng thơng qua MTTQ và các đồn thể của mình, từ đó các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn; giúp sự lãnh đạo của Đảng,sự quản lý điều hành của Nhà nước ngày càng tốt hơn, từ đó phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Người dân tham gia giám sát, PBXH với tư cách vừa là người chịu sự lãnh đạo, vừa là người làm chủ, vừa là người thực hiện, đồng thời vừa là người được phục vụ và thụ hưởng.

Nội dung được trình bày tại chương một sẽ là khung lý luận cơ bản để đánh giá thực trạng thực hiện các hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam từ thực tiễn quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 37)