PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 27 - 30)

NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN 2.1. Khái quát sự phát triển của các quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ra đời khá muộn so với sự phát triển chung của các quy định pháp luật thế giới về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do nhiều điều kiện chủ quan cũng như khách quan. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật đã kịp thời điều chỉnh để phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội Việt Nam và quốc tế và ngày càng chứng tỏ vai trị khơng thể thiếu được của mình đối với nền kinh tế. Chúng ta có thể nhận thấy điều này khi theo dõi sự phát triển của pháp luật Việt Nam từ những ngày đầu đến nay.

Hoạt động bảo hiểm ở nước ta ít nhiều cũng đã có những bước phát triển ngay từ thời thực dân Pháp. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được trôi chảy, cạnh tranh lành mạnh, các văn bản pháp luật điều chỉnh như Luật bảo hiểm cũng sớm ra đời.

Ngày 18/12/1993, Nghị định số 100 - CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được Chính phủ ban hành, mở ra bước phát triển mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Nó phá vỡ thế độc quyền đang tồn tại, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức bảo hiểm với nhiều hình thức khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế.

Chế độ bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới được quy định tại Nghị định số 30/1988/NĐ-HĐBT ngày 10/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng. Sau gần 10 năm thực hiện, Nghị định này được thay thế bởi Nghị định số 115/1997/NĐ-CP ngày 17/12/1997 của Chính phủ (Nghị định 115). Từ khi Nghị định số 115 có hiệu lực, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành chính sách bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện các quy

định vẫn chưa triệt để. Những người tham gia giao thông bằng phương tiện cơ giới chưa quan tâm đến việc mua bảo hiểm bắt buộc.

Để giảm tải và khắc phục hậu quả tai nạn giao thơng, Bộ tài chính đã ban hành Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 9/4/2007 (Quyết định 23/2007) thay thế Quyết định số 23/2003/QĐ-BTC ngày 25/2/2003 (Quyết định số 23/2003) về việc ban hành chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Quyết định số 23/2007 đã quy định rõ: Các doanh nghiệp có trách nhiệm trích tối thiểu 2% doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự thực thu hàng năm, đóng góp vào quỹ tuyên truyền và bảo đảm an tồn giao thơng đường bộ do Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam quản lý và sử dụng, Quyết định mới cũng thay đổi các trường hợp loại trừ bảo hiểm theo hướng mở rộng phạm vi bảo hiểm. Khác với quy định trước đây, Quy tắc bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007 không đưa vào phần loại trừ bảo hiểm bốn trường hợp tai nạn xảy ra khi: Xe khơng có giấy chứng nhận kiểm định an tồn kỹ thuật và mơi trường; Lái xe có nồng độ cồn vượt quá quy định của pháp luật hiện hành; Xe sử dụng để đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi sửa chữa; Xe đi vào đường cấm. Nhiều ý kiến cho rằng điểm mới này khơng có tác dụng kiềm chế tai nạn giao thông. Trong quy tắc bảo hiểm ban hành theo Quyết định số 23/2003, trường hợp chủ xe tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm cho cùng một xe cơ giới thì khi xảy ra tai nạn, số tiền bồi thường đối với cả thiệt hại về người và thiệt hại về tài sản chỉ được tính trên 1 hợp đồng bảo hiểm. Nhưng theo Quyết định số 23/2007, trong trường hợp này số tiền bồi thường đối với thiệt hại về người tối đa sẽ là tổng mức trách nhiệm bồi thường thiệt hại về người của các hợp đồng bảo hiểm, không vượt quá số tiền thực tế mà chủ xe phải bồi thường cho các nạn nhân và được chia đều cho các hợp đồng bảo hiểm. Quy định này hạn chế sự bất hợp lý của quy tắc bảo hiểm cũ và chủ xe được hưởng sự bảo đảm lớn hơn, cơng bằng hơn. Cịn quy tắc bảo hiểm cũ quy định mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về người cho cả xe mô tô và xe ô tô là 30 triệu/1người/vụ. Nhưng trên thực tế nhiều trường hợp chủ xe phải bồi thường cho nạn nhân đối với thiệt hại về người lớn hơn

mức trách nhiệm tối thiểu đó, nên quy tắc bảo hiểm theo Quyết định số 23/2007 đã nâng mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu đối với xe ô tô thành 50 triệu/người/vụ và 50 triệu/tài sản/vụ.

Những quy định mới của Quyết định số 23/2007 đã phù hợp hơn với yêu cầu thực tế. Tuy nhiên, từ khi Quyết định số 23/2007 có hiệu lực thi hành đến trước năm 2008, việc thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự của các chủ xe cơ giới vẫn ở mức thấp.

Từ năm 2008, chế độ bảo hiểm bắt buộc dân sự của chủ xe cơ giới được quy định trong các văn bản sau: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010); Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, sau này là Bộ luật dân sự 2015; Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12; Nghị định số 34/2010/NÐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ; Nghị định số 103/2008/NÐ-CP ngày 16-9-2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới; Thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT-BTC-BCA ngày 25/2/2009 của Bộ Tài chính - Bộ Cơng an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 103/2008/NÐ-CP, chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được Chính phủ quy định tại Nghị định số 103/2008/NĐ-CP và Nghị định số 214/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2008/NĐ-CP. Sau 10 năm thực hiện, Nghị định số 103/2008/NĐ-CP, Nghị định số 214/2013/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ, minh bạch và thống nhất về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trách nhiệm của chủ xe cơ giới, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông khắc phục hậu quả, giúp cho nạn nhân và chủ xe, người điều khiển xe nhanh chóng ổn định cuộc sống, sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu an sinh - xã hội của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)