Nội dung các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 30 - 67)

hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

2.2.1. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Cũng giống như với các loại hình hợp đồng bảo hiểm khác, chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới bao gồm: Doanh nghiệp bảo hiểm, tức bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm (hay còn gọi là bên tham gia bảo hiểm), tức chủ xe cơ giới.

Khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Văn bản hợp nhất 25/VBHN-BTC năm 2014 hợp nhất Nghị định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính ban hành ngày 27/6/2014 quy định:

“Doanh nghiệp bảo hiểm” là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam và được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.[9]

“Chủ xe cơ giới” (tổ chức, cá nhân) là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới.[9]

Có thể hiểu rằng, doanh nghiệp bảo hiểm là bên đã nhận phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam kết nhận rủi ro bảo hiểm về phía mình. Theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân và được phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm – một ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) đã nêu ra những điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của Doanh nghiệp bảo hiểm:

“Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm: 1. Có số vốn điều lệ đã góp khơng thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;

2. Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật này;

3. Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;

4. Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chun mơn, nghiệp vụ về bảo hiểm

5. Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm”[26].

Bên mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bên đã nộp cho doanh nghiệp bảo hiểm một khoản tiền là phí bảo hiểm. Khác với doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi có nhu cầu bảo hiểm về một đối tượng bảo hiểm nhất định hoặc trong trường hợp pháp luật buộc phải tham gia bảo hiểm về một trách nhiệm dân sự nhất định. Mọi chủ xe cơ giới tham gia giao thơng trên lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật Việt Nam dù chủ sở hữu xe cơ giới đó là cá nhân hay tổ chức, kể cả là người quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài đều phải tham gia. Nếu bên tham gia hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là cá nhân thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự. Như vậy, bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới rất đa dạng, bao gồm: cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình,…

2.2.2. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới Hình

thức của hợp đồng là phương tiện để thể hiện và ghi nhận ý chí của những chủ thể hợp đồng. Ý chí của chủ thể hợp đồng có thể hiểu là các thỏa thuận và những thỏa thuận đó bao giờ cũng phải được thể hiện bằng hình thức nhất định, ví dụ như là lời nói, cử chỉ, hành động hoặc bằng văn bản. Hình thức của hợp đồng đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia hợp đồng khi xảy ra tranh chấp. Trường hợp pháp luật có quy định bắt buộc hợp đồng phải được giao kết dưới một hình thức nhất định thì các chủ thể phải tuân theo quy định đó.

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới về bản chất là một hợp đồng bảo hiểm, do đó cũng tuân theo những quy định về hình thức của một hợp đồng bảo hiểm nói chung. Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) quy định:

“Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản”[26].

Nói chung, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định. Đối với hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bằng chứng giao kết hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe cơ giới đó là giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe cơ giới khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm.

Việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam. Người tham gia bảo hiểm thường phải chứng minh với người thứ ba rằng họ đã tham gia bảo hiểm và hợp đồng đó đang có hiệu lực pháp luật. Nghĩa là họ ln phải mang theo bên mình một bằng chứng chứng minh hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực. Vì vậy, hình thức của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được thiết kế dưới dạng giấy chứng nhận bảo hiểm. Mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được quy định tại Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 5.1 và Phụ lục 5.2 của Văn bản hợp nhất số 37/VBHN-BTC của Bộ Tài chính quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính ban hành ngày 29/07/2014.

2.2.3. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

2.2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

Một mặt, doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền cơ bản sau:

Thứ nhất, thu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường

hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, có quyền yêu cầu chủ xe cơ giới nộp thêm phí bảo hiểm cho thời gian cịn lại của hợp đồng bảo hiểm. Đối với hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý đề ra mức phí bảo hiểm mà phải tuân theo các quy định của pháp luật. Còn đối với hợp đồng bảo hiểm tự nguyện trách nhiệm dân sự, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tự đưa ra

mức phí bảo hiểm, người mua bảo hiểm tự cân nhắc và lựa chọn mức phí phù hợp với mình.

Thứ hai, yêu cầu chủ xe cơ giới cung cấp đầy đủ và trung thực những nội dung đã được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm; xem xét tình trạng xe cơ giới trước khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Có thể thấy rằng, để được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự, chủ xe cơ giới phải trải qua quá trình xem xét hồ sơ kỹ càng, do đó giảm thiểu được rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Thứ ba, đề nghị cơ quan công an cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến

vụ tai nạn, từ đó doanh nghiệp bảo hiểm có cơ sở để xác định thiệt hại và thực hiện các nghĩa vụ đối với bên thứ ba bị thiệt hại.

Thư tư, từ chối giải quyết bồi thường đối với những trường hợp không thuộc

trách nhiệm bảo hiểm. Điều này có nghĩa là, khơng phải mọi thiệt hại do xe cơ giới gây ra đều thuộc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.

Thứ năm, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới phù hợp với thực tế triển khai loại hình bảo hiểm này. Quy định này mang tới sự khách quan cho các quy định pháp luật, đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm cũng có cơ hội đóng góp và nói lên những nguyện vọng của mình, từ đó hồn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nói riêng và các quy định pháp luật Việt Nam nói chung.

Mặt khác, doanh nghiệp bảo hiểm cũng có những nghĩa vụ cơ bản đối với bên mua bảo hiểm, bao gồm:

Thứ nhất, phải bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo đúng quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính hoặc mức phí như hai bên đã thỏa thuận. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo của chủ xe cơ giới về sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải giảm phí bảo hiểm cho thời gian cịn lại của hợp đồng bảo hiểm và hồn trả số tiền chênh lệch cho chủ xe cơ giới.

Thứ hai, cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm và giải

thích rõ quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cho chủ xe cơ giới.

Thứ ba, phải sử dụng mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm theo quy định của Bộ

Tài chính để cấp cho chủ xe cơ giới tại Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 5.1 và Phụ lục 5.2 của Văn bản hợp nhất số 37/VBHN-BTC của Bộ Tài chính quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính ban hành ngày 29/07/2014.

Thứ tư, không được chi hỗ trợ đại lý bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dưới mọi hình thức ngồi mức hoa hồng bảo hiểm đại lý được hưởng theo quy định của Bộ Tài chính.

Thứ năm, thanh tốn cho cơ quan cơng an chi phí sao chụp những hồ sơ, biên

bản tai nạn đã được cung cấp và có trách nhiệm giữ gìn bí mật trong q trình điều tra.

Thứ sáu, chi trả bồi thường nhanh chóng và chính xác theo quy định của pháp luật. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; có nghĩa vụ giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường; phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật.

Thứ bảy, phải hạch tốn tách biệt doanh thu phí bảo hiểm, hoa hồng, bồi

thường và các khoản chi phí khác liên quan đến bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Thứ tám, xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ thơng tin đảm bảo việc

thống kê và cập nhật tình hình triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đảm bảo kết nối vào cơ sở dữ liệu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Thứ chín, báo cáo Bộ Tài chính về tình hình thực hiện bảo hiểm trách nhiệm

dân sự của chủ xe cơ giới theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu.

Thứ mười, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

2.2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới

Như đã phân tích tại chương 1 của luận văn này, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là hợp đồng song vụ, do đó quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

Một mặt, chủ xe cơ giới có các quyền cơ bản sau đây:

Thứ nhất, được lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia bảo hiểm trách

nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Như vậy, bên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn mua bảo hiểm ở bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào miễn là doanh nghiệp đó đang tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên lãnh thổ Việt Nam. Bên mua bảo hiểm có thể lựa chọn mua bảo hiểm ở doanh nghiệp bảo hiểm nào có mức phí bảo hiểm đối với loại bảo hiểm đó thấp nhất và chất lượng cao nhất. Quyền này đồng thời thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm: mức phí thấp hơn, thủ tục bồi thường nhanh chóng, hợp tình, hợp lý hơn, kịp thời khắc phục được những tổn thất về tài chính đối với bên tham gia bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Thứ hai, yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, cung cấp các thơng tin

liên quan đến việc giao kết, thực hiện và hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm. Do đó, chủ xe cơ giới sẽ có cơ hội tìm hiểu những thơng tin cần thiết, xem xét hợp đồng bảo hiểm đó có phù hợp với nhu cầu, điều kiện, hồn cảnh của mình hay khơng.

Thứ ba, trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo

hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm mức phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.

Thứ tư, yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và

kịp thời theo hợp đồng bảo hiểm.

Thứ năm, chủ xe cơ giới là đơn vị sản xuất kinh doanh, phí bảo hiểm được

sự nghiệp của Nhà nước, phí bảo hiểm được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Mặt khác, chủ xe cơ giới có những nghĩa vụ cơ bản sau đây:

Thứ nhất, phải tham gia và đóng đầy đủ phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của

chủ xe cơ giới theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm. Khi mua bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải cung cấp đầy đủ và trung thực những nội dung đã được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp bảo hiểm xem xét tình trạng

xe trước khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Thứ ba, trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo

hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm để áp dụng mức phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật; thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm, khai báo trung thực về tình hình diễn biến của rủi ro, thiệt hại thực tế giúp bên bảo hiểm xác định chính xác về thiệt hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 30 - 67)