1.3.1 Khái niệm đặc điểm pháp luật điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Như trên đã phân tích, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hình thức thể hiện
sự thống nhất về ý chí giữa thương nhân có yếu tố nước ngoài trong quan hệ mua bán hàng hoá mà thông qua đó, thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau.
Tuy nhiên, quá trình thoả thuận của các bên phải được thể hiện dưới hình thức nhất định thông qua giao kết hợp đồng bằng lời nói, hành vi, văn bản.
Dưới góc độ luật học, để làm rõ quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, cần quan tâm các vấn đề sau đây: (i) Quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế; (ii) Xung đột pháp luật trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế; (iii) Luật áp dụng đối với hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế; (iv) Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Việc làm rõ bốn nhân tố nêu trên cho phép xác định rõ những giai đoạn cơ bản trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và thể hiện được những nét đặc thù của giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Ngoài ra, việc thoả thuận các điều khoản cụ thể của hợp đồng như điều khoản giá cả, điều kiện giao hàng, thanh toán, bảo hiểm, điều khoản chất lượng hàng hoá, điều khoản ngôn ngữ ưu tiên… cũng có tầm quan trọng nhất định trong việc xác định hiệu lực và tính khả thi của hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Để đảm bảo hiệu lực của quá trình giao kết hợp đồng, những nội dung nêu trên cần phải được điều chỉnh bẳng pháp luật bên cạnh quá trình tự do thỏa thuận do các bên tiến hành.
Trong khoa học luật tư pháp quốc tế, chưa có khái niệm thống nhất về pháp luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Khái niệm “pháp luật” được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm các quy định của
pháp luật do nhà nước xây dựng, ban hành hoặc công nhận (bao gồm các quy định của pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế mà nhà nước ký kết gia nhập, các tập quán
quốc tế). Do vậy, các thoả thuận tư (hợp đồng) chưa thực sự được coi là “luật” của các
bên . Nói cách khác, theo tác giả Bùi Thị Thu, Luận án về đề tài “Luật áp dụng điều
chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế tại Việt Nam”, năm 2016, trang 9, 10, quan điểm
chủ yếu được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm các văn bản do pháp luật nhà nước xây dựng, ban hành hoặc công nhận.
Như vậy có thể hiểu luật áp dụng điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là toàn bộ nguyên tắc, các quy phạm pháp luật được xây dựng, ban hành, lựa chọn áp dụng điều chỉnh việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
1.3.2. Nội dung và nguồn pháp luật điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
i) Nội dung pháp luật
Cơ sở pháp lý của việc áp dụng điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật tư pháp quốc tế về tính hợp pháp của giao kết hợp đồng MBHHQT.
Điều kiện của luật được lựa chọn áp dụng đối với giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là không được ảnh hưởng trật tự công và không vi phạm nguyên tắc pháp luật của mỗi quốc gia.
Nội dung luật áp dụng điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bao gồm một số nguyên tắc pháp luật và các nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề cụ thể liên quan đến giao kết HĐMBHHQT
Thứ nhất, các quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng MBHHQT. việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do thỏa thuận của các bên giao kết HĐMBHHQT là thực sự cần thiết và phản ánh đúng bản chất của quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng có thể hình thành hợp đồng MBHHQT và từ đó các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ HĐMBHHQT sẽ được phát sinh theo sự thỏa thuận của các bên. Do vậy, để bảo đảm tính thượng tôn của pháp luật, bảo đảm hiệu quả cho việc thực hiện, chấm dứt HĐMBHHQT thì việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hợp đồng nói chung và nguyên tắc giao kết HĐMBHHQT nói riêng.
Nguyên tắc tự do chọn luật áp dụng cho giao kết hợp đồng để điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng.
Nguyên tắc tự do chọn luật áp dụng được các quốc gia Châu Âu công nhận và được ghi nhận trong Điều 3 Công ước Rome 1980, Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và trong nhiều điều ước quốc tế khác. Ở Việt Nam nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 664 BLDS 2015 về xác định pháp luật áp dụng đối với
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005: “Các
bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Trường hợp không có thoả thuận về luật áp dụng cho giao kết hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế, luật áp dụng cho hợp đồng là pháp luật của “nước có quan hệ mật
thiết nhất với hợp đồng”.
Thứ hai, nhóm quy phạm về chủ thể giao kết hợp đồng MBHHQT, hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực khi các bên chủ thể ký kết hợp đồng có năng lực ký, tức là năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Việc xác định tư cách chủ thể của các bên tham gia giao kết hợp đồng là vấn đề thuộc lĩnh vực quy chế pháp lý nhân thân. Đây không phải là điều kiện liên quan trực tiếp đến hợp đồng nhưng có vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng chỉ được công nhận hiệu lực nếu các bên có đủ năng lực pháp lý. Pháp luật điều chỉnh năng lực hành vi của cá nhân và năng lực dân sự của pháp nhân trong quan hệ hợp đồng không được điều chỉnh bởi pháp luật điều chỉnh hợp đồng, tức là không được điều chỉnh bởi pháp luật mà các bên đã chọn hoặc các bên không chọn, bởi pháp luật của nơi thực hiện hợp đồng. Hiện nay, điều kiện này được quy định rất khác biệt áp dụng đối với pháp luật từng nước. Có thể ví dụ như, về độ tuổi được pháp luật quy định là có năng lực hành vi đầy đủ tại Việt Nam là từ 18 tuổi trở lên (Điều 20, 22, 23, 24 Bộ luật dân sự năm 2015) tương tự như pháp luật Pháp quy định tại Điều 388 Bộ luật dân sự Pháp; trong khi đó tại Điều 4 Bộ luật dân sự Nhật Bản năm 1896 thì độ tuổi từ 20 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi đầy đủ trong hầu hết các ngành luật. Dù các nước có quy định khác nhau về năng lực pháp luật
và năng lực hành vi của chủ thể nhưng tựu chung nhất là hợp đồng phải được ký và thực hiện bởi chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, nhóm quy phạm về trình tự, phương thức giao kết hợp đồng MBHHQT,
trình tự phương thức giao kết hợp đồng thông thường gồm hai bước liên tiếp nhau đó chính là: Giai đoạn đề nghị giao kết và giai đoạn trả lời (có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận) đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng như phương thức giao kết trực tiếp hay gián tiếp. Các quy phạm pháp luật xác định tính ràng buộc của các bên trong quan hệ tiền hợp đồng trong các giai đoạn giao kết và phương thức giao kết này.
Thứ tư, nhóm quy phạm về hình thức của giao kết hợp đồng. Đây là một quy định pháp lý quan trọng của pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hình thức giao kết hợp đồng MBHHQT là cơ sở nhận biết hợp đồng đã được giao kết hay chưa. Hình thức hợp đồng là cách thức biểu đạt sự thỏa thuận, ý chí của các bên. Sở dĩ pháp luật đưa ra yêu cầu về hình thức bởi cần phải chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Trong các quy phạm pháp luật, đều có các quy định hợp đồng chỉ có thể hiệu lực nếu tuân thủ một số điều kiện về hình thức nhất định, hoặc được chứng minh bằng một cách nào đó.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 27, Luật thương mại 2005 chỉ công nhận giao kết hợp đồng MBHHQT theo hình thức văn bản hoặc bằng hình thức có giá trị pháp lý tương đương. Trong khi đó, CISG công nhận nguyên tắc tự do về hình thức hợp đồng, theo quy định tại Điều 11, Công ước viên năm 1980 có nêu: “Hợp đồng mua bán không bắt buộc phải được giao kết hoặc chứng minh bằng văn bản cũng như không bắt buộc phải tuân thủ bất kỳ quy định nào về hình thức. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng nhân chứng”. Còn theo Điều 2.1.13 của PICC 2004, quy định “ Trong các cuộc đàm phán, khi một bên yêu cầu việc giao kết hợp đồng phụ thuộc vào thỏa thuận về một số vấn đề liên quan đến nội dung hoặc hình thức thì hợp
đồng sẽ chỉ được giao kết nếu các bên đạt được thỏa thuận về các vấn đề này”. Có thể thấy, các quy định điều chỉnh về hình thức hợp đồng đều dựa trên sự thỏa thuận hợp pháp giữa các bên khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Qua đó, xác định tính chuẩn mực, chính xác nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao kết cũng như các trường hợp có liên quan khi phát sinh tranh chấp xảy ra.
Thứ năm, về nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, khi đề cập đến giao kết nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có nghĩa là đề cập đến rất nhiều vấn đề phức tạp khác nhau như quyền và nghĩa vụ của các bên, các điều khoản chủ yếu của hợp đồng, điều khoản giải quyết tranh chấp…Về điều này, pháp luật các quốc gia đều có những quy định mang tính đặc thù riêng. Cụ thể, có thể ví dụ như: “ Điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của người mua và người bán, pháp luật Pháp quy định thiên về bảo vệ quyền và lợi ích của người mua, trong khi pháp luật Đức
lại thiên về việc bảo vệ quyền và lợi ích cho người bán” (VICC & Danida, Cẩm nang
hợp đồng thương mại, Hà Nội 2007, trang 93-94). Trong thực tế, có bốn khía cạnh của nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa hết sức quan trọng, thường xuyên xảy ra các tranh chấp. Đó là về điều khoản chọn luật áp dụng; thời điểm chuyển dịch rủi ro và chuyển quyền sở hữu hàng hóa; trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng.
Thứ sáu, quy định về hiệu lực giao kết hợp đồng MBHHQT, tại Việt Nam, Luật thương mại 2005 không có quy định cụ thể về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Là một hình thức dân sự, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 116 BLDS năm 2015. Mặt khác, tại Điều 4 CISG 1980, lại có quy định: “Công ước này chỉ chiều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó. Trừ trường hợp được quy định khác trong Công ước, Công ước không điều chỉnh đối với hiệu lực của hợp đồng hoặc của bất kì tập quán nào và hệ quả mà hợp đồng có thể có
đối với quyền sở hữu hàng hóa đã bán”. Có thể thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu lực tức là có khả năng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết khi nó là hợp pháp.
ii) Nguồn pháp luật.
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được điều chỉnh không chỉ bằng luật quốc gia mà còn được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật khác bao gồm: Điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán quốc tế tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các bên.
* Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế được hiểu là các văn bản ghi nhận thoả thuận của các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào tên gọi của văn bản cũng như không phụ thuộc vào việc nó được ghi nhận trong một hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau.
Các điều ước được hình thành trên cơ sở đàm phán ký kết của các quốc gia thành viên nhằm thống nhất một số quy tắc điều chỉnh hoạtđộng MBHHQT, hạn chế xảy ra các tranh chấp. Có hai loại điều ước quốc tế đó là: Điều ước quốc tế thống nhất luật thực chất và điều ước quốc tế thống nhất luật xung đột. Các điều ước quốc tế có thể được ký kết giữa hai hoặc nhiều quốc gia với nhau.
+ Điều ước quốc tế thống nhất luật thực chất là sự thỏa thuận, thống nhất xây dựng các quy phạm thực chất để điều chỉnh hoạt động MBHHQT. Điển hình đó là các điều ước:
- Hai công ước La Haye 1964 về mua bán quốc tế động sản hữu hình, bao gồm:
Luật thống nhất về thiết lập hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các động sản hữu hình để điều chỉnh việc hình hành hợp đồng thông qua cơ chế chào hàng và chấp nhận chào hàng; Luật thống nhất cho mua bán quốc tế các động sản hữu hình dung để quy định quyền và nghĩa vụ của các bên và biện pháp được áp dụng khi người mua hoặc người bán vi phạm hợp đồng. Hiêp ước này có 8 quốc gia phê duyệt, tuy nhiên hiện nay các quốc gia này đã từ bỏ và gia nhập Công ướcViên 1980.
- Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (Công ước Viên 1980). Công ước này được ký ngày 11 tháng 04 năm 1980 tại Viên, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1988. Công ước gồm 3 phần 101 điều quy định rõ những vấn đề liên quan tới việc ký kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT. Công ước là kết quả của một quá trình cố gắng, của Liên hợp quốc nhằm tiến tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng MBHHQT, loại bỏ những cản trở do những quy định quá khác xa nhau trong hệ thống pháp luật quốc gia về những vấn đề liên quan đến thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng giữa người mua với người bán. CISG được áp dụng để điều chỉnh các hợp đồng MBHHQT giữa các thương nhân có trụ sở thương mại tại các nước là thành viên của công ước này. Các bên cũng có thể không lựa chọn Công ước Viên là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Trong trường hợp một trong các chủ thể của hợp đồng có trụ sở thương mại tại quốc gia không phải là thành viên của Công ước Viên, nhưng các bên nếu có thỏa thuận áp dụng công ước này thì công ước này có giá trị điều chỉnh hợp đồng MBHHQT đó. Công ước Viên1980 là một trong những công ước được sử dụng phổ biến nhất trong các giao dịch MBHHQT. Tính đến thời điểm hiện tại, Công ước Viên có 94 thành viên. Tháng12/2015, Việt Nam đã trở thành viên chính thức thứ 84 của Công ước này.
+ Điều ước quốc tế thống nhất luật xung đột: các nước có xu hướng đàm phán, ký