tỉnh Hưng Yên
2.2.1 Khái quát tình hình xuất, nhập khẩu tại tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng và trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên, hiện trên địa bàn tỉnh có trên 300 thương nhân có sản phẩm xuất khẩu trực tiếp, gồm cả thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài và thương nhân, cơ sở sản xuất, hộ cá thể xuất khẩu theo dạng ký gửi, ủy thác (theo Cổng thông tin điện tử Tỉnh Hưng Yên – Sở Công thương).
Năm 2019, toàn tỉnh phấn đấu giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,7 tỷ USD, tăng trưởng 12%, giảm tỷ lệ nhập siêu. Để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu trong năm 2019, tỉnh đã đề ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cụ thể cũng như tạo lập cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu của tỉnh để cung cấp cho khách hàng. Bên cạnh đó,
các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cũng chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa và không ngừng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm 2020, hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mức tăng trưởng khá, trong đó, các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực may mặc và điện tử đóng góp gần 60% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Trong năm qua, các thương nhân dệt may trên địa bàn tỉnh có sự bứt phá chuyển mình để tiến lên một vị thế mới, đóng góp vai trò mới trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu như: Tổng Công ty may Hưng Yên - Công ty cổ phần; Công ty cổ phần may Phố Hiến, Công ty cổ phần Tiên Hưng... Các thương nhân đã đẩy mạnh thực hiện việc chuyển từ sản xuất gia công (CMT) sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm (FOB), sản xuất theo thiết kế và thương hiệu riêng (ODM và OBM), qua đó đã đạt được giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng (theo báo cáo của Chi cục Hải quan Hưng Yên).
Ngoài các thương nhân dệt may, trong năm qua, một số thương nhân sản xuất, chế biến các mặt hàng nông sản của tỉnh cũng đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đóng góp vào kim ngạch và tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh như: Công ty TNHH Lai Hoài (thành phố Hưng Yên) xuất khẩu hạt sen, long nhãn; Công ty TNHH Thuận Tâm Thành (Khoái Châu) xuất khẩu chuối tiêu hồng, chuối tây... Bên cạnh đó, một số thương nhân thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thời gian qua cũng tham gia vào chuỗi xuất khẩu sản phẩm toàn cầu tạo thị trường rộng lớn và đa dạng nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu của tỉnh.
Tại Hưng Yên, theo báo cáo của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cho biết, diện tích cây ăn quả của tỉnh chiếm hơn 12% tổng diện tích cây ăn quả vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 3 vùng này sau thành phố Hà Nội và tỉnh Hải Dương. Những năm gần đây, tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản để các cơ sở kinh doanh hoa quả tại nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản,
Australia,…cũng như các thương nhân nước ngoài đến Hưng Yên trực tiếp khảo sát, chứng kiến quy trình sản xuất theo công nghệ sạch, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Về xuất khẩu, một số nông sản chất lượng cao của Hưng Yên như nhãn lồng, chuối tiêu hồng đã thâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào các kênh phân phối thị trường quốc tế như Mỹ, Nhật Bản, Australia.... mang lại cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản hàng hóa Hưng Yên.
Có thể thấy với các công cụ công nghệ liên lạc như hiện nay, việc triển khai, mở rộng, giới thiệu sản phẩm đến các thị trường khu vực cũng như thị trường thế giới không còn quá khó khăn. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hưng Yên cũng như các bộ, ban ngành có liên quan luôn động viên, tạo điều kiện, cơ chế, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể mang sản phẩm Việt Nam đi đến các thị trường trên toàn thế giới. Thực tế đó cũng làm nảy sinh nhu cầu giao kết hợp đồng MBHHQT ngày càng cao và nhu cầu hiểu biết về thị trường cũng như pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực giao kết các hợp đồng làm cơ sở cho các giao dịch giữa thương nhân Hưng Yên với các đối tác nước ngoài.
2.2.2 Thực tiễn thực hiện giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Hưng Yên
Thực tiễn, các thương nhân Hưng Yên hay gặp phải khó khăn khi xác định tư cách của chi nhánh thương nhân nước ngoài khi giao kết hợp đồng cũng như tư cách đại diện và chữ ký của thương nhân trong hợp đồng.
Đặc biệt, qua phân tích các hợp đồng của thương nhân tỉnh Hưng Yên cho thấy, có một số thương nhân nước ngoài sử dụng chữ ký đóng dấu, chứ không phải chữ ký tươi trong hợp đồng. Về nguyên tắc, chữ ký trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được ký bằng bút mực và ký trực tiếp lên văn bản (trừ trường hợp chữ ký điện tử).
Thống kê từ 22 phiếu khảo sát từ các thương nhân Hưng Yên cho thấy có tới 60,73% thương nhân thường sử dụng phương tiện điện tử giao kết hợp đồng MBHHQT. Có thể thấy, đa số các thương nhân tham gia khảo sát đều đàm phán hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế thông qua các phương tiện điện tử. Các phương tiện điện tử hiện nay được sử dụng đó là điện thoại, thư điện tử, các chương trình trò chuyện điện tử như Zalo, Viber, Skype, Qqi... Ưu điểm của phương thức đàm phán qua các phương tiện điện tử là nhanh chóng, ý kiến đưa ra có phản hồi ngay lập tức, thương nhân có thể tranh thủ được thời cơ kinh doanh. Tuy nhiên cũng có hạn chế đó là không quan sát được thái độ, cử chỉ của bên đối tác.
Bảng 2.1 Thực trạng phương thức đàm phán và ký kết hợp đồng MBHHQT
STT Phương thức Số lượng Phần trăm
1 Gặp gỡ trực tiếp 06 21,42 %
2 Bằng Fax, Telex 03 10,71%
3 Bằng gửi văn thư qua bưu điện 02 7,14%
4 Qua các phương tiện điện tử 17 60,73%
Tổng cộng 28 100 %
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát thực tế
Hợp đồng MBHHQT có thể được hình thành dựa vào đề xuất của bên mua, bên bán hoặc hai bên cùng tham gia đàm phán xây dựng hợp đồng hoàn chỉnh.
Trong giao dịch thương mại quốc tế, các bên đều cố gắng dành quyền soạn thảo nội dung hợp đồng. Bởi lẽ việc soạn thảo sẽ giúp thương nhân xây dựng được các điều khoản có lợi cho mình, thương nhân có thể thực hiện được hợp đồng đó. Việc hợp đồng được quyết định bởi một bên thường chỉ xảy ra trong trường hợp vị thế tham gia giao dịch là không cân bằng. Trong hầu hết các trường hợp còn lại, hợp đồng được ký kết dựa trên sự đàm phán từng điều khoản hợp đồng giữa hai bên.
Bảng 2.2 Loại hợp đồng các thương nhân thường sử dụng
STT Nội dung Số lượng Phần trăm
1 Hợp đồng mẫu của các hiệp hội cung cấp 01 3,85 %
3 Hợp đồng mẫu do thương nhân tự soạn 06 23,08 %
4 Thảo luận, đàm phán về từng điểu khoản hợp đồng 16 61,53 %
Tổng cộng 26 100%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát thực tế
Theo kết quả khảo sát, hầu hết hợp đồng của các thương nhân Hưng Yên có nội dung dựa vào việc thảo luận, đàm phán giữa hai bên về từng điều khoản của hợp đồng (16/22 thương nhân). Số còn lại sử dụng hợp đồng mẫu do thương nhân tự soạn hoặc do đối tác nước ngoài cung cấp.
− Về độ dài của hợp đồng, có 15 trên tổng số 22 thương nhân tham gia khảo sát có hợp đồng chỉ dài từ 1-3 trang, có 6 thương nhân hợp đồng dài 3-10 trang và 1 thương nhân hợp đồng trên 10 trang. Có thể thấy độ dài của hợp đồng MBHHQT là một trong những yếu tố cho thấy nội dung của hợp đồng. Thông thường với một hợp đồng MBHHQT, nội dung các điều khoản càng chi tiết, rõ ràng thì càng thuận tiện cho việc thực hiện. Nếu nội dung hợp đồng bị thiếu hoặc quá sơ sài thì sẽ dễ dẫn đến các phát sinh, tranh chấp sau này. Nguyên nhân do vấn đề đó chưa được quy định, quy định không rõ ràng, dẫn đến việc các bên có thể có cách hiểu, vận dụng khác nhau.
− Hợp đồng mua bán hàng hóa của các thương nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thường bao gồm các điều khoản: Mô tả hàng hóa, số lượng, phẩm chất hàng hóa, giá, phương thức giao hàng, phương thức thanh toán, chứng từ, đóng gói, bất khả kháng, điều khoản phạt, lựa chọn nguồn luật, điều khoản trọng tài.
+ Trong đó điều khoản phẩm chất hàng hóa thường quy định theo mô tả, theo hàm lượng chất chủ yếu (các mặt hàng khoáng sản, bột đá thường áp dụng tiêu chí này), và theo tài liệu kĩ thuật đi kèm (tiêu chí này áp dụng đối với các mặt hàng có yêu cầu theo thiết kế riêng).
+ Về điều kiện cơ sở giao hàng: Có thể nói, điều kiện cơ sở giao hàng là một trong những điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng MBHHQT. Điều khoản này quy định
địa điểm, phương tiện vận chuyển, thời điểm chuyển giao rủi ro và chi phí từ người bán sang cho người mua, trách nhiệm và nghĩa vụ giao hàng của mỗi bên.
Bảng 2.3 Điều kiện giao hàng các thương nhân tỉnh Hưng Yên thường sử dụng
STT Điều kiện Số lượng Phần trăm
01 Nhóm E 2 5,4 %
02 Nhóm F 16 43,25 %
03 Nhóm C 16 43,25 %
04 Nhóm D 03 8,1 %
Tổng cộng 37 100 %
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phiếu khảo sát
Doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Hưng Yên thường hay sử dụng điều kiện nhóm C và F trong hợp đồng MBHHQT.
− Liên quan đến điều khoản phạt, kết quả khảo sát cho thấy có 12/22 DN không quy định điều khoản phạt trong hợp đồng; 10/22 DN thường quy định điều khoản phạt liên quan đến giao chậm hàng và thanh toán chậm, mức phạt tối đa là 8% phần nghĩa vụ bị vi phạm. Có 3 thương nhân thường quy định phạt với các vi phạm khác nhau của người bán mức phạt tối đa là 8% trị giá hợp đồng. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại 2005 thì mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
− Liên quan đến điều khoản hủy hợp đồng, có 10/22 DN không quy định điều khoản hủy hợp đồng MBHHQT; 12/22 DN có quy định điều khoản hủy hợp đồng trong trường hợp người bán giao hàng kém phẩm chất mà không sửa chữa được hoặc không sử dụng được; hoặc người bán giao chậm hàng.
− Về điều khoản luật áp dụng trong các hợp đồng MBHHQT, kết quả khảo sát cho thấy các thương nhân thường áp dụng luật Việt Nam (71,44%).
STT Luật áp dụng Số lượng Phần trăm
01 Luật Việt Nam 15 71,44%
02 Công ước Viên (CISG) 3 14,28%
03 Luật của nước đối tác 1 4,76%
04 Luật của nước thứ ba 2 9,52%
Tổng cộng 21 100%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát thực tế.
Để làm rõ nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các thương nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, sau đây người viết sẽ phân tích một số hợp đồng của các thương nhân mà tác giả đã thu thập được. Tuy nhiên yêu cầu cần bảo mật thông tin của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các công ty đó nên tác giả sẽ không nêu cụ thể từng hợp đồng mà chỉ nêu những ưu, nhược điểm chung của các hợp đồng khi đã nghiên cứu như sau:
* Về ưu điểm:
(1)Chủ thể ký kết hợp đồng hợp pháp.
(2)Chủ thể ký kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyện trên cơ sở thỏa thuận thống nhất ý
chí của các bên, việc thực hiện hợp đồng cơ bản thực hiện đúng về thời gian, đảm bảo sự bình đẳng hai bên cùng có lợi về chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên cũng có hợp đồng giao hàng chậm do điều kiện bất khả kháng.
(3)Nội dung của hợp đồng không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Nội dung trong hợp đồng cụ thể, rõ ràng đặc biệt là việc xác lập nghĩa vụ trong hợp đồng cụ thể và có tính khả thi.
(4)Thủ tục và hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
(5)Các hợp đồng đều đảm bảo đủ điều kiện có hiệu lực.
* Về hạn chế
(2)Một số nội dung trong hợp đồng chưa được quy định hoặc quy định chưa chặt chẽ:
- Chưa kiểm tra về đại kiện ký kết hợp đồng: Trong một hợp đồng được nghiên cứu, thời điểm thực tế ký hợp đồng là ngày 29/12/2020. Đại diện bên mua là ông K không còn giữ chức vụ Tổng giám đốc công ty A Việt Nam (theo nội dung giấy đăng kí kinh doanh đăng ký thay đổi lấy thứ 12 của công ty, ông Y là Tổng giám đốc công ty từ ngày 21/12/2020). Do đó, Ông K không còn là đại diện theo pháp luật của công ty. Cũng không có văn bản ủy quyền về việc ký hợp đồng cho ông K, vì thế việc ông này đại diện ký hợp đồng là không đúng theo quy định của pháp luật. Hợp đồng này có nguy cơ bị vô hiệu do vi phạm điều kiện về chủ thể.
-Về điều kiện cơ sở giao hàng: Các doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Hưng Yên thường sử dụng điều kiện nhóm F và nhóm C trong Incoterms. Có hợp đồng quy định tại điều khoản điều kiện giao hàng: Theo điều kiện FOB Việt Nam. Việc quy định như thế này chưa cụ thể chính xác, dễ gây ra tranh chấp sau này. Bởi vì hiện tại có nhiều phiên bản Incoterms, và tất cả các phiên bản này đều có thể được dẫn chiếu sử dụng. Khi quy định điều kiện cơ sở giao hàng, cần phải chi tiết là điều kiện gì, theo Incoterms năm nào, và phải quy định cụ thể cảng giao hàng, ví dụ: theo điều kiện FOB Incoterms 2010, cảng Hải Phòng. Cùng là điều kiện FOB, tuy nhiên theo Incoterms 2000 và 2010 thì thời điểm chuyển giao rủi ro và chi phí từ người người bán sang người mua là khác nhau.
- Về điều khoản thời gian giao hàng, có hợp đồng quy định: “On August 2020”. Việc quy định như thế này rất chung chung và dễ dẫn đến tranh chấp. Người bán và người mua chỉ xác định thời điểm giao hàng là vào tháng 08/2020, không quy định phương thức giao hàng, thông báo giao hàng. Hợp đồng cũng không quy định rõ là yêu cầu giao hàng toàn bộ hay cho phép giao hàng từng phần. Hợp đồng trên cũng không quy định điều khoản phạt vi phạm do giao chậm hàng. Như thế có thể gây rủi ro cho người mua, trong trường hợp người bán không giao hàng hoặc giao hàng muộn.
-Về điều khoản địa điểm giao nhận hàng: Có hợp đồng quy định cảng đi (cảng xếp hàng) là Việt Nam, cảng đến (cảng dỡ hàng) là Hàn Quốc. Trong hợp đồng MBHHQT, các doanh nghiệp nên quy định cụ thể tên cảng đi và tên cảng đến. Nếu quy định chung chung là cảng đến ở Hàn Quốc thì sẽ rất khó để xác định là cảng nào; người mua khó khăn trong việc lên phương án để nhận hàng, chuyển hàng hóa về nhà máy.
-Về điều khoản đóng gói: Có hợp đồng quy định đóng gói theo tiêu chuẩn xuất khẩu “Export Standard Packing”. Người bán và người mua không đưa ra cụ thể là tiêu chuẩn nào, do cơ quan nào ban hành.
-Về điều khoản chất lượng: Có hợp đồng chỉ đưa ra tiêu đề mục mà không có quy định cụ thể về chất lượng, tiêu chuẩn của hàng hóa. Quy định này dẫn đến việc các bên