Để công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Hiệp Đức được thực hiện có hiệu quả hơn, tác giả xin đưa ra một số đề xuất, kiến nghị như sau:
+ Đối với Trung Ương
- Trong từng giai đoạn nhà nước cần phải sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đồng bộ Luật và các văn bản dưới Luật trong quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay và xu hướng phát triển trong thời gian tới để tạo hành lang pháp lý cho công việc quản lý NSX có hiệu quả hơn. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham gia quản lý NSX.
- Nhà nước cần đổi mới chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán đối với NSX, kịp thời bổ sung mục lục ngân sách nhà nước cho các khoản thu, chi phát sinh trong tình hình mới.
- Hoàn thiện chính sách thuế, xây dựng các sắc thuế công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận tiện cho mọi chủ thể kinh doanh, từng bước giảm đối tượng nộp thuế theo mức khoán.
- Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành các chế độ, tiêu chuẩn, định mức kịp thời sát thực tế, phù hợp với từng địa phương, từng giai đoạn cụ thể. Các văn bản hướng dẫn của các cấp, Bộ, ngành cần ban hành kịp thời, đầy đủ tạo điều kiện cho đơn vị sử dụng Ngân sách chủ động thực hiện.
- Vấn đề giao quyền tự chủ trong quyết định khoản thu ngân sách của địa phương đề nghị nhà nước nên xem xét lại việc phân cấp nguồn thu bởi những nguồn thu được phân chia 100% cho NSĐP thường là những sắc thuế có hiệu suất thu thấp và không bền vững, chính quyền địa phương bị hạn chế về khả năng tăng nguồn thu cho mình ngoài các chính sách thu do Trung ương quy định.
+ Đối với UBND tỉnh, UBND huyện
- Đề nghị UBND tỉnh bổ sung một số nhiệm vụ mà do yêu cầu nhiệm vụ tại địa phương phải thực hiện như chi hỗ trợ các tổ chức chính trị nghề nghiệp như Hội người mù, hội nạn nhân chất độc da cam Dioxin, hội khuyến học, chi cho công tác phòng chống lụt bão hàng năm, kinh phí đầu tư cho xây dựng NTM.
- Tăng cường phân cấp nguồn thu, mở rộng đối tượng quản lý thu cho cấp xã chủ động cân đối ngân sách để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
- Xây dựng cơ chế giao nhiệm vụ chi thường xuyên NSX theo kết quả đầu ra nhằm khắc phục những tồn tại theo hình thức giao dự toán cứng nhắc như hiện nay. - Xây dựng quy định cụ thể hơn trong việc mua sắm, quản lý tài sản công nhằm hạn chế sự thất thoát trong sử dụng NSX.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát thu, chi NSX hàng năm, kịp thời ngăn chặn tham nhũng, lãng phí trong quản lý NSX.
- Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức tham gia quản lý NSX tại các xã, thị trấn.
+ Đối với chính quyền cấp xã
- Tăng cường nuôi dưỡng nguồn thu được phân cấp trên địa bàn nhất là nguồn thu từ quỹ đất công ích, HLCS; quản lý chặt chẽ các hộ kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh vận tải và doanh nghiệp để xây dựng phương án thu sát với thực tế.
- Thực hiện quản lý chi NSX tiết kiệm, hiệu quả, nhất là khoản chi XDCB. - Thường xuyên cập nhật chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSX.
- Thực hiện tốt công khai dự toán, quyết toán NSX hàng năm theo quy định.
Tiểu kết chương 3
Bên cạnh làm rõ tám định hướng và bốn quan điểm hoàn thiện quản lý NSX ở huyện Hiệp Đức thời gian tới, chương 3 tập trung đề xuất bảy giải pháp hoàn thiện quản lý NSX trên địa bàn huyện Hiệp Đức bao gồm: (1) Hoàn thiện phân cấp quản lý NSX; (2) hoàn thiện công tác lập dự toán NSX; (3) Hoàn thiện công tác chấp hành NSX; (4) Hoàn thiện công tác quyết toán NSX; (5) Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát NSX; (6) Nâng cao nhận thức, năng lực của lãnh đạo xã và công chức kế toán xã trong công tác tham mưu; (7) Ổn định nguồn thu, tăng cường kiểm soát nhiệm vụ chi NSX. Đồng thời, đề xuất năm kiến nghị đến Trung ương; sáu kiến nghị đến UBND tỉnh, UBND huyện; và bốn kiến nghị đến chính quyền cấp xã.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Hiệp Đức có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được kết quả nhất định: Bộ máy quản lý NSX từng bước được hoàn thiện gắn liền với việc nâng cao chất lượng quản lý NSX trên địa bàn; phân cấp NSX ngày càng hoàn thiện; công tác lập, chấp hành và quyết toán NSX ngày càng nâng cao góp phần vào tăng trưởng kinh tế, thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo điều kiện cho giáo dục, y tế, văn hoá, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng NTM và giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, quá trình quản lý NSX trên địa bàn huyện Hiệp Đức vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục: Công tác lập dự toán NSX chưa sát với tình hình thực tế; chất lượng chấp hành, kế toán và quyết toán NSX chưa tốt; nhận thức về trách nhiệm trong quản lý NSX của lãnh đạo xã chưa cao, chế độ chính sách chưa kịp thời đáp ứng trong tình hình mới; trình độ đội ngũ cán bộ tham gia quản lý NSX còn nhiều hạn chế.
Đề tài: “Quản lý NSX trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” đã hoàn thành các mục tiêu đề ra trong nghiên cứu và có những đóng góp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam cụ thể:
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý NSX.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá có hệ thống thực trạng công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2018, đánh giá những kết quả đã đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện, phân tích và chỉ rõ yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện. - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn trong công tác
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo của Thanh tra huyện Hiệp Đức năm 2016, 2017.
2. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội các năm 2016, 2017, 2018 của UBND huyện Hiệp Đưc
3. Báo cáo tổng hợp quyết toán thu, chi NSX năm 2016, 2017, 2018 của phòng TC-KH huyện Hiệp Đức.
4. Đặng Văn Du - Hoàng Thị Thuý Nguyệt (2012) Giáo trình quản lý tài chính xã, trường Học viện Tài chính.
5. Đồng Thị Vân Hồng (2010) "Giáo trình quản lý ngân sách".
6. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của UBND huyện Hiệp Đức năm 2016, 2017, 2018.
7. Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 đã được Quốc hội khoá XIII thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 25/6/2015.
8. Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật NSNN
9. Niên giám thống kê huyện Hiệp Đức năm 2017.
10. Vũ Minh Nhật Phương (2010) “Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Hội An”
11. Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 08/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam về quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách các cấp thuộc ngân sách đại phương năm 2017, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luận
NSNN.
12. Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hôi và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước của UBND huyện Hiệp Đức năm 2016, 2017, 2018.
13. Theo Kết luận thanh tra số 336/KL- TTr ngày 05/8/2017 của Thanh tra huyện Hiệp Đức về việc quản lý thu, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí trong và ngoài ngân sách; thực hiện quản lý đầu tư XDCB trong 2 năm 2016
và năm 2017.
14. Thông tư 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện Công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách.
15. Thông tư 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã, phường thị trấn.
16. ThS GVC. Phạm Xuân Thuyền (2017) “Một số vấn đề về tài chính , ngân sách”
17. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện Hiệp Đức lần thứ VIII nhiệm kỳ 2015-2020
18. Trần Văn Vinh (2009) “Đổi mới quản lý Ngân sách địa phương vùng Đồng bằng Sông Hồng”.
19. Ý kiến phát biểu của đồng chí Vũ Văn Tuấn- Chủ tịch UBND xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức tại cuộc họp HĐND huyện Hiệp Đức tháng 6/2017.
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Họ tên cán bộ: Nguyễn Thị Lượng
Địa chỉ: Thị trấn Tân An
Chức vụ: Chủ tịch UBND thị trấn Tân An Số điện thoại: 0905911240
NỘI DUNG ĐIỀU TRA I. Thực trạng trình độ cán bộ kế toán NSX
1. Đồng chí đã làm Chủ tài khoản Ngân sách xã bao nhiêu năm?
Dưới 03 năm: Trên 03 năm :
2. Bộ máy quản lý NSX trên địa bàn huyện hiện nay phù hợp chưa?
Phù hợp: Chưa phù hợp:
3. Sự phối hợp giữa Chi Cục thuế, UBND xã trong quản lý nguồn thu NSX được phân cấp chặt chẽ chưa?
Chặt chẽ: Chưa chặt chẽ:
II. Phân cấp quản lý NSNN
1. Phân cấp nguồn thu của HĐND tỉnh như hiện nay hợp lý chưa?
Hợp lý: Chưa hợp lý:
2. Phân cấp nhiệm vụ chi NSX như hiện nay đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chưa?
Đáp ứng: Chưa đáp ứng:
3. Tỷ lệ phân chia nguồn tăng thu như hiện nay (50% cải cách tiền lương, 50% chi cho đầu tư XDCB) hợp lý chưa?
Hợp lý: Chưa hợp lý:
4. Việc quy định thời kỳ ổn định NSX từ 3 đến 5 năm phù hợp chưa?
III. Công tác lập dự toán NSX
1. Việc lập dự toán theo phương pháp tổng hợp của UBND xã có phù hợp?
Phù hợp: Chưa phù hợp:
2. Thời gian lập dự toán NSX như hiện nay phù hợp chưa?
Phù hợp: Chưa phù hợp:
3. Xây dựng dự toán thu, chi NSX phù hợp với thực tế của địa phương?
Phù hợp: Chưa phù hợp:
4. UBND xã tiến hành công khai dự toán NSX đúng thời gian, hình thức, nội dung theo đúng quy định chưa?
Đúng quy định: Chưa đúng quy định:
IV. Công tác chấp hành NSX
1. Nội dung thu NSX
1.1. Nguồn thu cân đối NSX có xu hướng như thế nào?
Tăng: Giảm:
1.2. UBND xã đã hoàn thành dự toán thu NSX do HĐND xã giao chưa? Hoàn thành: Chưa hoàn thành:
1.3. Việc chấp hành nộp thuế của doanh nghiệp, cá nhân? Chấp hành tốt: Chấp hành chưa tốt:
2. Nội dung chi NSX
2.1. Định mức chi thường xuyên NSX đảm bảo yêu cầu duy trì hoạt động bộ máy chính quyền chưa?
Đáp ứng: Chưa đáp ứng:
2.2. Mức phụ cấp cho cán bộ thôn, khu dân cư phù hợp chưa? Phù hợp: Chưa phù hợp:
2.3. Định mức chi hoạt động sự nghiệp 20 triệu đồng/năm phù hợp chưa? Phù hợp: Chưa phù hợp:
2.4. Quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB tại xã phù hợp chưa? Phù hợp: Chưa phù hợp:
V. Công tác kế toán và quyết toán NSX
1. Thời gian chỉnh lý quyết toán NSX như hiện nay phù hợp chưa?
Phù hợp: Chưa phù hợp:
2. Sử dụng phần mềm kế toán NSX như hiện nay phù hợp chưa?
Phù hợp: Chưa phù hợp:
3. UBND xã tiến hành công khai quyết toán NSX đúng thời gian, hình thức, nội dung theo đúng quy định chưa?
Đúng quy định: Chưa đúng quy định:
4. Công tác thẩm định quyết toán NSX của phòng Tài chính - KH có chặt chẽ không?
Có: Không:
5. Hệ thống mục lục NSNN cần bổ sung, sửa đổi?
Có: Không:
Hiệp Đức, ngày...tháng... năm 201..
Người trả lời
(ký, ghi rõ họ tên)
PHIẾU ĐIỀU TRA Họ tên cán bộ: Nguyễn Thị Phương
Địa chỉ: Xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức Chức vụ: công chức Kế toán
Số điện thoại: 0969990022
NỘI DUNG ĐIỀU TRA I. Thực trạng trình độ cán bộ kế toán NSX
1. Đồng chí đã làm công chức kế toán NSX bao nhiêu năm?
Dưới 03 năm: Trên 03 năm :
2. Bộ máy quản lý NSX trên địa bàn huyện hiện nay phù hợp chưa?
Phù hợp: Chưa phù hợp:
3. Trình độ chuyên môn của đồng chí hiện nay?
Trên Đại học: Đại học Cao đẳng:
Trung cấp: Chưa qua đào tạo:
II. Phân cấp quản lý NSNN
1. Phân cấp nguồn thu của HĐND tỉnh như hiện nay đã phù hợp chưa?
Phù hợp: Chưa phù hợp:
2. Giao nhiệm vụ chi NSX như hiện nay đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chưa?
Đáp ứng: Chưa đáp ứng:
3. Đồng chí tham mưu cho UBND xã khai thác nguồn thu được phân cấp như thế nào?
Tốt: Bình thường: Chưa tốt
III. Công tác lập dự toán NSX
1. Theo đồng chí việc lập dự toán theo phương pháp UBND xã tổng hợp có phù hợp?
2. Theo đồng chí thời gian lập dự toán NSX như hiện nay phù hợp chưa?
Phù hợp: Chưa phù hợp:
3. Chế độ, định mức chi thường xuyên NSX hiện nay phù hợp?
Phù hợp: Chưa phù hợp:
4. Thời gian, hình thức, nội dung công khai dự toán như hiện nay phù hợp chưa?
Phù hợp: Chưa phù hợp:
IV. Công tác chấp hành NSX
1. Nội dung thu NSX
1.1. Nguồn thu cân đối NSX có xu hướng như thế nào?
Tăng: Giảm:
1.2. UBND xã đã hoàn thành dự toán thu NSX do HĐND xã giao chưa? Hoàn thành: Chưa hoàn thành:
1.3. Ý thức chấp hành nộp NSX của doanh nghiệp, cá nhân tốt chưa? Chấp hành tốt: Chấp hành chưa tốt:
2. Nội dung chi NSX
2.1. Định mức chi NSX được giao đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của địa phương chưa?
Đáp ứng: Chưa đáp ứng:
2.2. Mức phụ cấp cho cán bộ thôn, khu dân cư phù hợp chưa? Phù hợp: Chưa phù hợp:
2.3. Cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB hiện nay phù hợp chưa? Phù hợp: Chưa phù hợp:
2.4. Công trình phúc lợi nguồn vốn chủ yếu do nhân dân đóng góp tự nguyện và NSNN hỗ trợ dưới 20% cần thiết phải lập hồ sơ báo cáo kinh tế- kỹ thuật không?
1. Thời gian lập quyết toán NSX như hiện nay phù hợp chưa?
2. Thời gian, hình thức, nội dung công khai quyết toán như hiện nay phù hợp chưa?
Phù hợp: Chưa phù hợp:
3. Hệ thống mục lục NSNN cần bổ sung, sửa đổi?
Có: Không:
Hiệp Đức, ngày...tháng... năm 201..
Người trả lời
(ký, ghi rõ họ tên)