Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NGÂN SÁCH xã TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 74 - 81)

bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý NSX

Trình độ, năng lực cán bộ quản lý có tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động quản lý NSX trên địa bàn huyện, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn trong công tác quản lý mà yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn được đặt ra hàng đầu.

Hiện nay, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị của công chức phòng Tài chính - KH huyện Hiệp Đức có 10/10 công chức có trình độ về chuyên môn Đại học; về chính trị: trình độ Cao cấp 03 đồng chí chiếm 30%, trung cấp 07 đồng chí chiếm 70 (theo số liệu thống kê của phòng TC-KH huyện Hiệp Đức).

Bộ máy cán bộ quản lý NSX ở các xã, thị trấn gồm có Chủ tịch UBND xã là chủ tài khoản, kế toán NSX và cán bộ Văn thư kiêm thủ quỹ NSX. Đây là đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ trong quản lý NSX. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu lực quản lý NSX chúng ta cần phải từng bước nâng cao năng lực quản lý, điều hành, thực hiện của đội ngũ cán bộ này. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp trong quản lý NSX, những năm gần đây Huyện ủy – HĐND - UBND huyện Hiệp Đức đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ xã nói chung và đội ngũ cán bộ tham gia quản lý NSX nói riêng. Đến nay 10/12 chủ tịch xã, thị trấn (Chủ tài khoản) đã qua đào tạo Đại học đạt 84%, còn lại 02 đồng chí Chủ tịch xã (Chủ tài khoản) mới có bằng 12 (16%), hai đồng chí này thuộc đồng bào dân tộc thiểu số;

13/16 công chức kế toán đã qua đào tạo Đại học đạt 81,25%, còn lại 03 đồng chí có tình độ trung cấp (18,75%), trong đó: 01 công chức kế toán thuộc người đồng bào dân tộc thiểu số; 02 công chức kế toán lớn tuổi (theo số liệu thống kê của phòng Nội vụ huyện Hiệp Đức).

Qua nghiên cứu trình độ chuyên môn của cán bộ trực tiếp quản lý NSX chúng ta thấy:

- Trình độ của Chủ tịch UBND xã (Chủ tài khoản) có 84% đã qua đào tạo Đại học, còn lại 16% chưa qua đào tạo là người đồng bào dân tộc thiểu số chứng tỏ trình độ chuyên môn quản lý của cán bộ Chủ tài khoản đã được quan tâm đào tạo.

- Trình độ của công chức Kế toán NSX có 81,25% có trình độ Đại học, 18,75% trung cấp điều này chứng tỏ trình độ chuyên môn quản lý của công chức Kế toán NSX đã được quan tâm đào tạo.

Về tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn: Từ năm 2016 đến 2018 Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam, UBND huyện, phòng Tài chính- Kế hoạch huyện đã mở trên 10 lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện cho Chủ tài khoản Ngân sách, kế toán và thủ quỹ NSX.

Chủ tài khoản thường xuyên có sự thay đổi do hết nhiệm kỳ Chủ tịch UBND xã phải chuyển sang vị trí khác hoặc về nghỉ chế độ theo quy định thì có những đồng chí Chủ tịch UBND xã (chủ tài khoản) mới được tiếp nhận, do đó số cán bộ này khi tham gia công tác quản lý NSX chưa sâu sát nên trong chuyên môn đôi lúc chỉ đạo thực hiện chưa đúng các quy định.

2.3.2. Số lượng nguồn thu, nhiệm vụ chi NSX

Việc xác định đúng số lượng các nguồn thu, nhiệm vụ chi có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý, điều hành NSX trên địa bàn huyện Hiệp Đức trong những năm vừa qua.

Trong việc xác định nguồn thu tại NSX chính quyền cấp xã, cơ quan tài chính cấp trên thường xuyên rà soát, phân tích khả năng của từng nguồn thu trong thời gian tới để từ đó có chính sách phù hợp cho việc nuôi dưỡng nguồn thu, khai thác thu có hiệu quả, bền vững từ đó xây dựng dự toán hàng năm sát với thực tế và có khả năng để hoàn thành nhiệm vụ.

Qua điều tra 2 nguồn thu chính là thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản và thu lệ phí môn bài tại 02 xã Bình Lâm, Quế Thọ và thị trấn Tân An chúng ta thấy cơ cấu nguồn thu, số lượng nguồn thu các năm có sự thay đổi như sau:

Bảng 2.14. Tổng hợp tình hình biến động nguồn thu

STT Nội dung Năm Năm Năm

2016 2017 2018

I Thu từ quỹ đất công ích và HLCS

1 Số đối tượng thu (hộ) 150 130 115 2 Số tiền thu nộp NSX (Tr.đ) 159 110 97 3 Cơ cấu trong tổng thu NSX (%) 0,2 0,1 0,08 II Lệ phí Môn bài

1 Số đối tượng thu (hộ) 1.297 1.355 1.476 2 Số tiền thu nộp NSX (Tr.đ) 257 268 295 3 Cơ cấu trong tổng thu NSX (%) 0,3 0,3 0,2 Nguồn: từ Chi cục Thuế và phòng tài chính - KH huyện Hiệp Đức

Qua đây ta thấy, nguồn thu thường xuyên NSX chịu ảnh hưởng của đối tượng chịu thuế, mức thu thay đổi. Tuy các nguồn thu thường xuyên chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng thu NSX nhưng chúng ta không quản lý chặt chẽ, có giải pháp cụ thể để nuôi dưỡng nguồn thu thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân đối NSX, do vậy việc xác định đúng đối tượng, nguồn thu chúng ta sẽ đưa ra giải pháp động viên có hiệu quả nguồn thu đó vào NSX

Trong việc xác định nhiệm vụ chi NSX cũng có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc quản lý, điều hành NSX đúng mục đích, đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương. Khi xác định nhiệm vụ chi xã và thị trấn phải căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, của xã để có thể xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực vào NSX để chi cho nhiệm vụ thường xuyên, cho đầu tư phát triển xây dựng các công trình phúc lợi của

đảm bảo được tính cân đối trong quản lý NSNN. Ví dụ, năm kế hoạch UBND xã xác định sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở thì khi xây dựng dự toán chi NSX phải xác định đầu tư xây dựng công trình nào, thời gian triển khai để khi có nguồn vốn chúng ta kịp thời triển khai xây dựng.

2.3.3. Sự phát triển kinh tế của huyện Hiệp Đức

- Từ năm 2016 đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng theo từng năm, cụ thể: 2016 là 4,7%; năm 2017 là 9,2%; năm 2018 là 10,74% [2] nên dẫn đến tổng các khoản thu NSX trong cân đối cũng luôn đạt và vượt dự toán qua các năm: Năm 2016 thu đạt 3.878 triệu đồng, tăng 6% so với dự toán; Năm 2017 thu đạt 2.866 triệu đồng, tăng 25% so với dự toán; năm 2018 thu đạt 2.581 triệu đồng, tăng 13% so với dự toán. - Giá trị sản xuất theo giá hiện hành của huyện năm 2016 tăng 5,56% so với năm 2015, năm 2017 tăng 6,94% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 7,02% so với năm 2017 đã tác động tích cực đến việc tăng thu một số khoản thuế điều tiết về NSX như: Thuế TNCN 9,4%, phí thuế tài nguyên tăng 68%, Phí bảo vệ môi trường tăng 42%... nhưng do các nguồn thu này chiếm tỷ trọng thấp. Do đó, tổng thu NSX trên địa bàn huyện vẫn có xu hướng giảm.

- Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Nhà nước về thu hút đầu tư UBND huyện Hiệp Đức đã trải thảm đỏ thu hút các nhà đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. Kết quả đến hết ngày 31/12/2018 đã có 08 công ty đầu tư vào địa bàn huyện nhưng các doanh nghiệp này đang trong thời kỳ thực hiện khấu trừ thuế GTGT và miễn giảm tiền thuê đất, thuế TNDN... nên các doanh nghiệp này chưa thực hiện nộp các loại thuế theo quy định.

- Mặt khác, do nhu cầu mua đất của người dân không nhiều nên dẫn tới việc đấu giá quyền sử dụng đất ở tại một số xã, thị trấn để tạo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, đường giao thông, trạm y tế, trụ sở làm việc Đảng uỷ, HĐND, UBND xã... gặp nhiều khó khăn

2.3.4. Chính sách của Nhà nước

Từ năm 2015 trở về trước do suy thoái kinh tế, thị trường đình đốn doanh nghiệp gặp nhiều khó hăn, Nhà nước đã đưa ra nhiều gói giải pháp nhằm tháo gỡ khăn, hỗ trợ thị trường, trong đó có chính sách thuế đã trực tiếp phát huy tác dụng

giúp cho nhiều doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể thoát ra khỏi khủng hoảng và tiếp tục phát triển. Ngày 06 tháng 8 năm 2011 Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ nhất đã thông qua Nghị quyết số 08/2011/ QH13 về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.

Thực hiện chủ trương trên, ngày 04 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ có Nghị định 101/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 08/2011/ QH13 của Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân; Bộ Tài chính có Thông tư số 154/2011/TT- BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 101/2011/NĐ-CP ngày 04/11/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 của Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.

Qua triển khai rà soát các doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện Hiệp Đức Chi cục Thuế huyện đề nghị miễn giảm thuế giá trị gia tăng cho các hộ kinh doanh, cụ thể như sau:

Bảng 2.15. Tổng hợp các hộ được miễn thuế từ năm 2017-2018

Danh mục Số hộ Số tiền

STT Ngành nghề kinh doanh được

thuế (Tr.đ)

miễn

I Năm 2017 55 180

KD trong lĩnh vực giao thông vận tải,

1 Thuế VAT KD nhà trọ cho công nhân thuê, bán 55 180 đồ ăn sẵn cho học sinh...

II Năm 2018 64 210

KD trong lĩnh vực giao thông vận tải,

1 Thuế VAT KD nhà trọ cho công nhân thuê, bán 64 210 đồ ăn sẵn cho học sinh...

Tổng cộng 119 390

Như vậy, do chính sách miễn thuế của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh mà số thu từ thuế VAT trong 2 năm 2017, 2018 giảm 390 triệu đồng.

Việc triển khai thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các xã, thị trấn theo tinh thần Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và NĐ 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ bổ sung Nghị định số 130 của Chính phủ còn chậm.

2.3.5. Nhận thức của lãnh đạo xã, thị trấn

Để công tác quản lý NSX ngày càng hiệu quả, đi vào nền nếp thì trách nhiệm của Đảng uỷ - HĐND - UBND xã rất quan trọng, vì NSX là cấp ngân sách cuối cùng của Ngân sách địa phương nó gắn với cấp chính quyền địa phương, mọi hoạt động quản lý nhà nước có được thông suốt thì phải có nguồn kinh phí để thực hiện hay các đoàn thể chính trị có kinh phí thì mới triển khai thực hiện các phong trào. Nhận thức rõ điều đó một đồng chí Chủ tịch UBND xã đã có ý kiến: "Có thể coi

NSX là mạch máu để lưu thông cho bộ máy quản lý Nhà nước của chính quyền xã, thị trấn hoạt động. Mặt khác, nó cũng góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng NTM tại các địa phương" [19].

Bên cạnh đó, nhận thức về công tác quản lý NSX của một số lãnh đạo UBND xã chưa đầy đủ, chưa đúng mực nên dẫn đến việc quản lý NSX lỏng lẻo, không đúng quy trình, không bám sát vào các văn bản của Nhà nước dẫn tới việc sai phạm trong quản lý NSX nhất là trong việc quản lý đầu tư XDCB, cụ thể theo Kết luận thanh tra ngân sách trên địa bàn huyện Hiệp Đức của phòng Thanh tra huyện đã thu hồi một số công trình: " Công trình đường BTH GTNT, xây dựng công trình thuộc

chương trình NTM tại xã Bình Lâm,Quế Thọ, Hiệp Hòa, Quế Bình, Quế Lưu với tổng số tiền 625 triệu đồng nộp NSNN"[13].

Như vậy, NSX trong giai đoạn hiện nay ngày càng góp phần quan trọng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương, vấn đề đặt ra là việc quản lý nguồn lực này có hiệu quả, tránh tình trạng tham ô, lãng phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NGÂN SÁCH xã TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)