Đức, tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Tổ chức quản lý ngân sách xã của huyện Hiệp Đức - Về cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý NSX là một hệ thống các tổ chức, cơ quan có mối liên hệ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi NSX.
Để bộ máy quản lý NSX thực sự hoạt động có hiệu quả thì giữa các cơ quan, tổ chức tham gia vào bộ máy quản lý phải làm đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và phối hợp nhịp nhàng trong quá trình tác nghiệp.
Nhìn vào sơ đồ 2.1 ta thấy các ngành thuế, KBNN và Tài chính đều là các ngành dọc nhưng lại có liên quan với nhau, hỗ trợ nhau để quản lý nguồn thu - chi NSX tại các xã, thị trấn phù hợp tình hình thực tiễn tại địa phương.
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý NSX trên địa bàn huyện Hiệp Đức
UBND huyện Hiệp Đức
Phòng QLNS sở Tài chính
Chi cục Thuế huyện KBNN Hiệp Đức Phòng Tài chính- KH
Hiệp Đức huyện Hiệp Đức
Đội kiểm tra Đội thuế xã, Đội quản lý Ban Tài chính xã,
phường hành chính phường
Quản lý các DN Quản lý hộ cá
Các khoản thu, chi
trên địa bàn thể
- Chức năng và nhiệm vụ
Bộ máy quản lý NSX các cấp có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND và HĐND cấp mình quản lý tài chính, NSX trên các mặt chủ yếu sau:
Tham mưu giúp UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và đối với việc phát triển NSX trên địa bàn và khu vực, địa phương mình
Hướng dẫn các đơn vị thuộc cấp mình xây dựng dự toán thu, chi NSX hằng năm báo cáo UBND và trình HĐND cùng cấp quyết định .
Tham mưu đề xuất những biện pháp nhằm triển khai thực hiện hiệu quả dự toán thu, chi NSX hằng năm .
Tham mưu thực hiện các chế độ thu, chi NSX các tiêu chuẩn định mức phân bổ NSX đảm bảo công bằng tích cực .
Tham mưu giúp UBND các biện pháp khai thác nguồn thu, chi tiêu tiết kiệm hiệu quả. Quản lý sử dụng tài sản công, bảo đảm cho các hoạt động tài chính ngân sách xã trên địa bàn và theo đúng quy định của nhà nước .
Tổ chức công tác kế toán và quyết toán NSX theo quy định đảm bảo đúng các quy định của luật NSNN rõ ràng, công khai minh bạch
Thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên nhằm uốn nắn những sai phạm xảy ra trong quá trình quản lý, điều hành
Thực hiện nhiệm vụ báo cáo định kỳ và công khai tài chính theo quy định.
- Về nội dung quản lý ngân sách xã: Theo Quyết định số 26/2016/QĐ- UBND ngày 08/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật NSNN thì nội dung quản lý NSX trên địa bàn huyện Hiệp Đức bao gồm các khoản thu NSX và chi NSX. Nội dung đó được thể hiện như sau:
“*/ Đối với thu ngân sách xã, gồm có
- Thu ngân sách xã hưởng 100% là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn ngân sách bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, nguồn thu xã hưởng 100% trên địa bàn huyện Hiệp Đức được
phân cấp và phát sinh hàng năm gồm các khoản thu sau:
Phí, lệ phí, kể cả lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ cá thể kinh doanh, các khoản thu sự nghiệp do cấp xã quản lý tổ chức thu theo quy định.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật do cấp xã quản lý (chú ý thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản phải thực hiện ký kết hợp đồng cho thuê trên địa bàn đúng theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của bộ TN&MT).
Thu tiền bán tài sản nhà nước (do ngân sách cấp xã đầu tư), kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do cấp xã quản lý.
Các khoản huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm: Các khoản huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác.
Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do cấp xã thực hiện.
Thu kết dư, chuyển nguồn năm trước sang năm sau, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp xã
Thu khác ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên, gồm có:
Thuế GTGT; Thuế TNDN thu từ cá nhân, hộ các thể kinh doanh. Thuế thu nhập cá nhân; thuế bảo vệ môi trường.
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã, gồm có: Thu bổ sung cân đối ngân sách.
Thu bổ sung có mục tiêu.”
“*/ Đối với nhiệm vụ chi ngân sách xã, gồm có:
Chi đầu tư phát triển, gồm có: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội từ các nguồn vốn theo phân cấp; Chi đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của xã từ các nguồn thu đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo các quy định của pháp luật cho từng dự án do HĐND xã quyết định bổ sung vào ngân sách cấp xã theo từng lĩnh vực; Chi đầu tư từ các nguồn vố hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Chi thường xuyên, gồm có: Chi sự nghiệp giáo dục; Chi sự nghiệp Y tế; Chi hoạt động VHTT-TDTT; Chi hoạt động phát thanh; Chi hoạt động bảo vệ môi trường theo phân cấp; chi công tác xã hội cấp xã quản lý; Chi cho các hoạt động kinh tế; Chi cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; Chi An ninh; Chi quốc phòng; Các khoản chi thường xuyên khác ở cấp xã theo quy định của pháp luật.
Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách cấp xã.” 2.2.2. Thực trạng công tác lập dự toán NSX
Trong những năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2016-2020 Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam trình HĐND tỉnh ban hành Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 08/12/2016 về quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách các cấp thuộc ngân sách địa phương. Theo quy định nêu trên UBND huyện Hiệp Đức huyện Hiệp Đức phân bổ định mức chi thường xuyên đối với cấp xã như sau:
“- Chi quản lý hành chính được tính theo cơ cấu quỹ lương đối với cán bộ công chức và chuyên trách cấp xã, phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách xã chiếm 80% và chi hoạt động chiếm 20%/tổng chi quản lý hành chính. Cụ thể:
+ Phân bổ đủ quỹ lương đối với cán bộ công chức chuyên trách cấp xã, phụ cấp cán bộ không chuyên trách xã (bao gồm cả BHXH, BHYT tự nguyện) theo mức tiền lương cở sở 1.210.000 đồng (chiếm 80% tổng chi quản lý hành chính)
+ Bổ sung để nâng lương định kỳ bằng 1/3 số lao động thực tế có mặt với hệ số lương 0,33 (kể cả các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo quy định).
Cách xác định:
Quỹ tiền lương
Kinh phí hoạt động = x 20%
80%
- Kinh phí chi hoạt động cho sự nghiệp giáo dục định mức phân bổ là 20 triệu đồng/xã/năm để hỗ trợ các hoạt động liên quan đến sự nghiệp giáo dục do xã quản
lý.
- Kinh phí hoạt động cho sự nghiệp Y tế định mức phân bổ là 20 triệu đồng/xã/năm để hỗ trợ các hoạt động liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe của người dân, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và các hoạt động khác có liên quan.
- Kinh phí hoạt động cho sự nghiệp Văn hóa thông tin định mức phân bổ là 80 triệu đồng/xã/năm (ngoài định mức nêu trên đối với các xã, thị trấn có số thôn, tổ
dân phố cao hơn số thôn, tổ dân phố bình quân 07 thôn, tổ dân phố /xã thì được bổ sung thêm 04 triệu đồng/thôn, tổ dân phố tăng thêm so với số thôn, tổ dân phố bình quân).
- Kinh phí hoạt động cho sự nghiệp thể dục thể thao định mức phân bổ 50 triệu đồng/xã/năm để chi tổ chức các giải thi đấu thẻ thao tại xã, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao quần chúng tại cộng đồng dân cư, chương trình phát triển TDTT ở xã, thị trấn (ngoài định mức nêu trên đối với các xã, thị trấn có số thôn, tổ dân phố cao hơn số thôn, tổ dân phố bình quân 07 thôn, tổ dân phố /xã thì được bổ sung thêm 03 triệu đồng/thôn, tổ dân phố tăng thêm so với số thôn, tổ dân phố bình
quân).
- Kinh phí chi sự nghiệp truyền thanh, truyền hình định mức phân bổ 25 triệu đồng/xã/năm để các xã đảm bảo hoạt động và phát triển các Đài truyền thanh và trạm phát thanh FM cấp xã (ngoài định mức nêu trên đối với các xã, thị trấn có số thôn, tổ dân phố cao hơn số thôn, tổ dân phố bình quân 07 thôn, tổ dân phố /xã thì được bổ sung thêm 02 triệu đồng/thôn, tổ dân phố tăng thêm so với số thôn, tổ dân phố bình quân).
đồng/xã/năm để thực hiện bảo trợ xã hội thường xuyên, bảo trợ xã hội đột xuất; tổ chức thăm hỏi gia đình chính sách người có công; công tác giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa... (ngoài định mức nêu trên đối với các xã, thị trấn có số thôn, tổ dân phố cao hơn số thôn, tổ dân phố bình quân 07 thôn, tổ dân phố /xã thì được bổ sung thêm 03 triệu đồng/thôn, tổ dân phố tăng thêm so với số thôn, tổ dân phố bình quân).
- Kinh phí chi cho An ninh định mức phân bổ 40 triệu đồng/xã/năm để hoạt động giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội (ngoài định mức nêu trên đối với các xã, thị trấn có số thôn, tổ dân phố cao hơn số thôn, tổ dân phố bình quân 07 thôn, tổ dân phố /xã thì được bổ sung thêm 03 triệu đồng/thôn, tổ dân phố tăng thêm so với số thôn, tổ dân phố bình quân).
Tiêu chí bổ sung:
+ Đối với các xã chưa thành lập lực lượng Công an chính quy được hỗ trợ 10 triệu đồng/xã/năm.
+ Đối với các xã loại 1 được bổ sung thêm 10 triệu đồng/xã/năm; xã loại 2 bổ sung thêm 8 triệu đồng/xã/năm; xã loại 3 bổ sung thêm 5 triệu đồng/xã/năm. - Kinh phí chi cho Quốc phòng định mức phân bổ 40 triệu đồng/xã/năm (ngoài định mức nêu trên đối với các xã, thị trấn có số thôn, tổ dân phố cao hơn số thôn, tổ dân phố bình quân 07 thôn, tổ dân phố /xã thì được bổ sung thêm 03 triệu đồng/thôn, tổ dân phố tăng thêm so với số thôn, tổ dân phố bình quân).
Tiêu chí bổ sung: Đối với các xã loại 1 được bổ sung thêm 10 triệu đồng/xã/năm; xã loại 2 bổ sung thêm 8 triệu đồng/xã/năm; xã loại 3 bổ sung thêm 5 triệu đồng/xã/năm.
- Kinh phí chi cho sự nghiệp môi trường định mức phân bổ 40 triệu đồng/xã/năm để chi hỗ trợ cho công tác thu gom, vận chuyển rác thải đến điểm tập kết theo thoả thuận với đơn vị cung ứng dịch vụ môi trường; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến môi trường tại địa phương; hỗ trợ mua sắm trang thiết bị tối thiểu cho công tác thu gom rác thải và các hoạt động khác có liên quan đến công tác môi trường.
Tiêu chí bổ sung:
- Đối với thị trấn được bổ sung thêm 1 lần định mức nêu trên là 40 triệu đồng để giải quyết môi trường ở đô thị Thị trấn.
- Đối với xã có số thôn cao hơn số thôn bình quân cấp xã là 7 thôn theo quy định thì được bổ sung thêm 05 triệu đồng/thôn tăng thêm so với số thôn bình quân (Bình Lâm 15,0 triệu đồng, Quế Thọ 15,0 triệu đồng)”.
Ngoài ra, tổng chi thường xuyên NSX còn có các khoản không tính trong định mức trên gồm: Chi phụ cấp cho Ủy viên BCH đảng bộ xã; Chế độ thực hiện trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chỉ thi 09 của UBND tỉnh; Kinh phí thực hiện chế độ đối với ban bảo vệ dân phố; kinh phí thực hiện chế độ hoạt động công tác đảng theo Quyết định số 99-QĐ/TW ngày 30/532012 của Ban chấp hành TW; chi hỗ trợ kinh phí cho cán bộ làm công tác giảm nghèo; Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Đảng bộ, HĐND&UBND và UBMTTQVN; Kinh phí hoạt động cho 5 đoàn thể cấp xã; Kinh phí thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; kinh phí mai táng phí; Chi trang phục cho cấp ủy, đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ; Chi thực hiện Đề án khu dân cư tự quản; Chi hỗ trợ Đại hội các Đoàn thể và các hoạt động phát sinh khác...
Để thực hiện được công tác quản lý NSX, huyện Hiệp Đức đang áp dụng phương pháp lập dự toán tổng hợp từ UBND xã. Đây là phương pháp lập dự toán dựa trên các thông tin chỉ tiêu tổng hợp gồm tổng số thu, tổng số chi, các khoản chi tổng hợp theo theo từng lĩnh vực, bảng cân đối thu, chi tổng hợp NSX.
Căn cứ vào tổng số thu, chi của dự toán năm lập và phân bổ dựa trên cơ sở cơ cấu thu chi của thời kỳ ổn định NS và điều chỉnh cân đối dự toán NSX, phòng Tài chính- Kế hoạch huyện hướng dẫn các xã, thị trấn lập dự toán thu, chi NSX theo trình tự sau:
Hướng dẫn xây dựng dự toán:
Bước 1: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho các xã, thị trấn.
Bước 2: UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán NSX và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể.
Lập và tổng hợp dự toán NSX
Bước 3: Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán NSX.
Bước 4: UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NSX.
Bước 5: UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự toán NSX.
Bước 6: Căn cứ vào ý kiến của thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi phòng Tài chính- KH huyện.
Bước 7: Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán báo cáo UBND huyện.
Sơ đồ 2.2. Quy trình lập dự toán NSX
Phân bổ và quyết định dự toán NSX
Bước 8: UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã.
Bước 9: UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX gửi đại biểu HĐND xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và quyết định