2.3.1. Khó khăn, vướng mắc
Thực tiễn việc thực hiện nhiệm vụ của KSV tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án KDTM của KSV Viện kiểm sát nhân dân hai cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy cơng tác kiểm sát này cịn có một số tồn tại, hạn chế nhất định như:
- KSV được phân công kiểm sát việc giải quyết vụ án KDTM không thể tham gia đầy đủ các phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án KDTM
Như đã trình bày, tỉ lệ tham gia phiên tòa KDTM sơ thẩm của Kiểm sát viên VKSND hai cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh cịn hạn chế. Điều này chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân lượng án cần kiểm sát, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm trên địa bàn Thành phố là tương đối lớn, trong khi đó đội ngũ cán bộ, KSV được phân cơng
55
kiểm sát án KDTM lại tương đối mỏng. Tuy nhiên, đáng lưu ý, có trường hợp vắng mặt của KSV tại phiên tịa khơng xuất phát từ ngun nhân chủ quan từ phía KSV hay VKS mà xuất phát từ nguyên nhân khách quan, do Tịa án bố trí lịch xét xử bị trùng lặp. KSV được phân công kiểm sát việc giải quyết hai vụ án (một vụ án dân sự, một vụ án KDTM) do hai Thẩm phán khác nhau thụ lý hồ sơ, tuy nhiên, cả hai vụ án lại được đưa ra xét xử cùng ngày, giờ mà khơng có KSV dự khuyết. Chính vì khơng thể đồng thời tham gia hai phiên tòa cùng lúc, KSV đã khơng thể tham gia phiên tịa sơ thẩm giải quyết vụ án KDTM. Bản án của Tịa án sau đó đã được VKS kiểm sát chặt chẽ và phát hiện khơng có vi phạm. Mặc dù, trong trường hợp này, sự vắng mặt của KSV khơng gây ra thiệt hại đến quyền lợi ích của Nhà nước, khơng làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự (thể hiện ở chỗ, bản án của Tòa án khơng có sai phạm để VKS phải kháng nghị và các đương sự phải kháng cáo). Sự việc sau đó đã được VKSND Thành phố rút kinh nghiệm sâu sắc, lãnh đạo đơn vị VKS và KSV để xảy ra tình trạng trên cũng đã bị kiểm điểm đúng theo quy định. Tuy nhiên, sự việc này cũng cho thấy sự phối hợp còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ giữa VKSND và Tòa án nhân dân, giữa KSV và Thẩm phán trong q trình cơng tác.
- Chất lượng thực hiện thẩm quyền khi tham gia phiên tòa của một số Kiểm sát viên chưa cao
Khi tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án KDTM, một số KSV chưa thực sự tập trung theo dõi diễn biến phiên tòa nên khi tham gia hỏi, KSV hỏi một cách chiếu lệ, hoặc đặt những câu hỏi trùng lặp mà các đương sự, người bảo về, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, HĐXX đã hỏi. Trong q trình tham gia hỏi tại phiên tịa, việc hỏi của KSV và trả lời của những người tham gia tố tụng chưa đi vào vấn đề trọng tâm cần giải quyết của vụ án, làm hạn chế chất lượng, hiệu quả của hoạt động giải quyết vụ án.
Tại phiên tòa, KSV phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, HĐXX, việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng cịn nhiều thiếu sót, chưa tồn diện. Một số KSV tham gia phiên tòa còn nghiên cứu chưa kỹ các hồ
56
sơ, tài liệu vụ án; chưa làm tốt công tác kiểm sát việc tuyên án, kiểm tra biên bản phiên tịa, dẫn đến khơng phát hiện được vi phạm của các chủ thể tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng, các bản án có vi phạm bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hủy, sửa nhưng KSV khơng phát hiện được sai lầm của Tịa án để báo cáo kháng nghị theo thẩm quyền.
- Vụ án 4: Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần X (gọi tắt là Ngân hàng X) và bị đơn là Công ty cổ phần đầu tư, thương mại, dịch vụ Y (gọi tắt là Công ty Y). Nội dung vụ án như sau: Năm 2014, Cơng ty Y có kí hợp đồng tín dụng vay Ngân hàng X số tiền là 30 tỷ đồng. Để đảm bảo cho khoản vay nêu trên, Cơng ty Y có thế chấp cho Ngân hàng X tài
sản là quyền sử dụng 15.000 m2 đất ven biển Công ty Y được nhà nước cho thuê đất
có trả tiền thuê đất hàng năm tại tỉnh Khánh Hòa. Hết thời hạn vay, do phía Cơng ty Y khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng nên ngày 15/03/2019, Ngân hàng X khởi kiện yêu cầu TAND quận H buộc Công ty Y thanh toán số tiền cả gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng là gần 45 tỷ đồng. Trong trường hợp Công ty Y không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, Ngân hàng X yêu cầu TAND quận H tuyên xử lý tài sản thế chấp để đảm bảo trả nợ cho Công ty Y [23].
Bản án có hiệu lực pháp luật của TAND quận H tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu của Ngân hàng X, phía Cơng ty Y khơng có kháng cáo. Tuy nhiên, trong vụ án này, việc TAND quận H tuyên chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng X về việc xử lý tài sản thế chấp của Công ty Y là không đúng quy định pháp luật. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 175 Luật Đất đai năm 2013, tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm chỉ có quyền thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam (chứ khơng có quyền thế chấp quyền sử dụng đất).
Như vậy, đáng lẽ ra, khi kiểm sát việc giải quyết vụ án, KSV phải có quan điểm xác định Hợp đồng thế chấp tài sản giữa Công ty Y và Ngân hàng X là vô hiệu do trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi kiểm sát việc giải quyết vụ án KSV đã không nhận thức được vấn đề này để đưa ra quan điểm giải quyết vụ án là
57
chưa nắm vững các quy định pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.
Một số KSV ít quan tâm đến nội dung vụ án, quan hệ tranh chấp nên việc tham gia phiên tịa cịn nặng về hình thức, chưa nêu cao được trách nhiệm và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ. Một số KSV phát biểu quan điểm giải quyết vụ án còn chưa thuyết phục, nội dung cịn đơn giản, khơng sát với nội dung vụ kiện và diễn biến tại phiên tòa để đánh giá, nhận định việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, HĐXX, việc tham gia của người tố tụng; trình bày nội dung vụ án quá dài, trùng lặp, đề xuất quan điểm giải quyết không rõ ràng, cụ thể.
- Khó khăn khi xử lý trường hợp đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa
Nghiên cứu quy định tại các Điều 208, 209, 210, 211 BLTTDS có thể thấy rằng mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là một thủ tục tố tụng hoàn toàn mới so với quy định của các BLTTDS trước đây. Mục đích của phiên họp này là nhằm xác định chính xác yêu cầu của các đương sự; xác định những vấn đề các bên đương sự thống nhất, chưa thống nhất được; các tài liệu, chứng cứ mà các bên đương sự đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác, các tài liệu, chứng cứ mà Tòa án thu thập được... Việc mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ cịn có ý nghĩa bảo đảm quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ giữa các đương sự, bảo đảm cho các đương sự có điều kiện thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng.
Tuy nhiên, một phần quy định về thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ của BLTTDS đã gián tiếp làm giảm đi ý nghĩa của phiên họp này. Theo quy định, trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó [16, Điều 97]. Tuy nhiên, BLTTDS lại khơng có quy định trong trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng
58
cứ thì Tịa án phải tổ chức lại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ hay khơng. Do vậy, trên thực tế, có trường hợp, đương sự cố tình để sau khi Tịa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc tại phiên tòa mới bổ sung những tài liệu, chứng cứ quan trọng cho việc giải quyết nội dung vụ án cho Tòa án nhưng Tịa án khơng tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ đối với những tài liệu, chứng cứ đương sự mới cung cấp mà sẽ thực hiện việc công khai tài liệu, chứng cứ này tại phiên tòa sơ thẩm khiến bên cịn lại chỉ có thể tiếp cận tài liệu này tại phiên tòa, làm ảnh hưởng đến quyền tranh tụng của họ. Đồng thời, điều này còn khiến cho KSV bị động khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình vì KSV khơng có nhiều thời gian tiếp cận, làm rõ các thuộc tính của chứng cứ để đánh giá giá trị chứng minh của chứng cứ.
2.3.2. Nguyên nhân
Các khó khăn, vướng mắc nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, bất cập từ các quy định của pháp luật
- Bất cập trong việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là KDTM hay dân sự: Như đã trình bày, án KDTM cũng được xem là án dân sự, nếu hiểu theo
nghĩa rộng. Tuy nhiên, về cả phương diện lý luận và thực tế, việc xác định một tranh chấp là KDTM hay dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết nội dung vụ án, ảnh hưởng đến việc xác định tư cách chủ thể tham gia tố tụng, pháp luật áp dụng cũng như án phí, lệ phí Tịa án. Trên thực tế, có những trường hợp giữa TAND và VKSND có sự bất đồng trong việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, vơ hình chung làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm sát phiên tòa sơ thẩm của KSV.
+ Về việc xác định chủ thể của tranh chấp KDTM: Tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM trước hết là tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký
kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận [16, khoản 1 Điều 30], tức là,
chủ thể trong tranh chấp KDTM là các bên có đăng ký kinh doanh và cùng mục đích lợi nhuận. Bên cạnh đó, cũng được xem là tranh chấp KDTM nếu đó là tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận [16, khoản 2 Điều 30]. Trong trường hợp này, vụ án
59
giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau được xem vụ án KDTM khi các bên đều có mục đích lợi nhuận (mà khơng cần điều kiện chủ thể phải có đăng ký kinh doanh). Nếu chỉ có một bên có mục đích lợi nhuận, cịn bên kia khơng có mục đích lợi nhuận, thì tranh chấp đó là tranh chấp về dân sự [4, khoản 4 Điều 6].
Tuy nhiên, theo quy định của Luật Thương mại thì Luật này điều chỉnh đối
với cả hoạt động khơng nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với
thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động khơng nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật Thương mại [12, khoản 3 Điều 1 LTM].
Như vậy, BLTTDS đã bỏ sót quy định về việc xác định tranh chấp giữa một bên không phải là thương nhân trong giao dịch với thương nhân khơng nhằm mục đích sinh lợi, trong trường hợp bên thực hiện hoạt động khơng nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật Thương mại. Điều này dẫn đến thực tế là khi xét xử các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa các tổ chức tín dụng với cá nhân khơng đăng ký kinh doanh, khơng có mục đích lợi nhuận (vay tiêu dùng), có Tịa xác định là án KDTM, tuy nhiên, có Tịa lại xác định đây là vụ án dân sự thông thường.
Trong thực tế, trước khi Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm có hiệu lực thi hành (ngày 15/3/2019) việc xác định lãi suất phát sinh từ hợp đồng tín dụng (kể cả trong trường hợp vay tiêu dùng của cá nhân với tổ chức tín dụng, khơng có mục đích sinh lợi) đều căn cứ quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành, tức là căn cứ theo quy định của một văn bản pháp luật chuyên ngành KDTM. Tuy nhiên, xét về mặt lý luận, nếu xác định tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và cá nhân nêu trên là tranh chấp dân sự thơng thường thì phải áp dụng quy định của BLDS về lãi suất cho vay. Chính vì vậy, khi kiểm sát việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng vay tiêu dùng giữa cá nhân với tổ chức tín dụng, có KSV đưa ra quan điểm về tính lãi suất trong hợp đồng tín dụng theo quy định của BLDS.
60
+ Việc xác định mục đích lợi nhuận: Về mặt pháp lý, mục đích lợi nhuận của
cá nhân, tổ chức trong hoạt động KDTM được hiểu là mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận mà khơng phân biệt có thu được hay khơng thu được lợi nhuận từ hoạt động KDTM đó [4, khoản 2 Điều 6]. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác
định thế nào là có mục đích lợi nhuận cũng đang có ý kiến trái ngược nhau, đặc biệt là đối với hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng phát triển Việt Nam là thực hiện hỗ trợ vốn, cho vay đối với các đối tượng chính sách theo kế hoạch, dự án của Chính phủ. Hoạt động của 02 Ngân hàng này đều được xác định trong quyết định thành lập là khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định hoạt động của 02 Ngân hàng nêu trên là vì mục đích lợi nhuận hay khơng vì mục đích lợi nhuận cũng có những ý kiến khác nhau, dẫn đến, quan điểm giải quyết các tranh chấp hợp đồng cho vay giữa 02 Ngân hàng trên với người vay vốn, vẫn còn quan điểm khác nhau, cụ thể:
- Ý kiến thứ nhất cho rằng: Các Ngân hàng này cho các đối tượng chính sách vay có lãi suất. Người vay là những người nghèo, cận nghèo sử dụng vốn vay để cải thiện đời sống (bán vé số, chăn nuôi, cải tạo vườn…) cũng là những hoạt động sản xuất, kinh doanh và có mục đích lợi nhuận. Căn cứ vào hướng dẫn của ngành Tòa án xác định chủ thể khơng cần có đăng ký kinh doanh và các bên đều có mục đích lợi nhuận nên những vụ kiện của 02 Ngân hàng trên đối với những hộ vay vốn xóa đói giảm nghèo, chăn ni đều được Tịa án thụ lý theo vụ án KDTM.
- Ý kiến thứ hai cho rằng: Xác định những tranh chấp này là dân sự vì một bên khơng có đăng ký kinh doanh, và mục tiêu của Ngân hàng được xác định là khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Lãi suất cho vay chỉ là hoạt động bảo toàn vốn của Ngân hàng, trong khi đó, mục đích vay vốn của người dân trước tiên là để phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống chứ khơng phải vì mục đích lợi nhuận [34]. Hệ quả của hai quan điểm trái ngược này dẫn đến sự khác biệt về mức án phí sơ thẩm. Ví dụ, trường hợp vụ án có giá trị tranh chấp 4.000.000 đồng, nếu xác định là vụ án KDTM thì án phí sơ thẩm là 3.000.000 đồng, trong khi đó, nếu xác định