Xây dựng và hoàn thiện các quy định trong ngành Kiểm sát nhân dân và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền của kiểm sát viên trong phiên tòa sơ thẩm giải quyết tranh chấp kinh, doanh thương mại từ thực tiễn tại thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 86)

3.2. Một số kiến nghị

3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện các quy định trong ngành Kiểm sát nhân dân và

dân và quy định liên ngành giữa Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Trong thời gian quan, VKSND tối cao đã ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, Quy chế công tác kiểm sát để hướng dẫn cách thức, quy trình thực hiện cơng tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động. Đây là những cẩm nang công tác quan trọng cho các cán bộ, KSV khi được phân công thực hiện khâu công tác này. Trong thời gian tới, VKSND tối cao cần tiếp tục hoàn thiện các quy chế nghiệp vụ ngành, đồng thời ban hành thêm nhiều các Thông báo rút kinh nghiệm trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án KDTM để các KSV rút kinh nghiệm khi thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Đối với liên ngành TAND và VKSND, trong thời gian tới, TAND tối cao và VKSND tối cao cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành Thông tư liên tịch quy định phối hợp liên ngành trong việc thi hành quy định của BLTTDS như: quy định về trách nhiệm của Tòa án, của Thẩm phán được phân công thụ lý và giải quyết vụ án dân sự trong việc chậm gửi hồ sơ vụ án, các văn bản tố tụng mà theo quy định phải gửi cho VKS; quy định về trách nhiệm của Tòa án trọng việc thực hiện yêu cầu, trả lời kiến nghị của VKS…

Lãnh đạo hai ngành TAND và VKSND cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp, thường xuyên tổ chức họp liên ngành đối với những vụ án có tính chất phức tạp để bàn biện pháp giải quyết, đảm bảo thời hạn giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật. Đối với những vụ án phức tạp, Thẩm phán và KSV cần có sự phối hợp trong việc đánh giá tài liệu chứng cứ và quan điểm gairi quyết vụ án. Sự phối hợp tốt giữa VKSND và TAND tạo điều kiện thuận lợi cho KSV và Thẩm phán trao đổi về những thủ tục tố tụng và nội dung vụ án; chỉ ra những sai sót nhỏ trong q trình giải quyết vụ án của Thẩm phán để khắc phục mà không cần phải kiến nghị. Mối quan hệ giữa TAND và VKSND, giữa Thẩm phán và KSV phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

75

Tiểu kết chương 3

Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước mở cửa, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các mối quan hệ về kinh tế vốn đã phức tạp nay càng phức tạp hơn nữa dẫn đến các phát sinh tranh chấp về kinh doanh thương mại yêu cầu Tòa án giải quyết ngày một gia tăng.

Để việc giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại của Tòa án được xử lý, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, đảm bảo quyền của các bên tham gia tố tụng, đòi hỏi KSV áp dụng pháp luật trong công tác kiểm sát giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại phải đồng bộ, chính xác, khách quan và tồn diện. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng về thẩm quyền của KSV tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án kinh doanh, thương mại Từ đó tác giả đã phân tích, đánh giá những nguyên nhân của những hạn chế, những vướng mắc, bất cập của pháp luật về thẩm quyền của KSV tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án kinh doanh, thương mại; đề xuất phương hướng và một số giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của KSV ở giai đoạn sơ thẩm. Nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong công tác kiểm sát giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung, cũng như các tranh chấp kinh doanh thương mại của KSV ở giai đoạn sơ thẩm nói riêng. Góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia các tranh chấp kinh doanh thương mại

KẾT LUẬN

Thành phố Hồ Chí Minh ln được đánh giá là thành phố có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và năng động nhất trong cả nước ta. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển, thực tiễn, các tranh chấp hoạt động KDTM tại Thành phố ngày càng phát sinh nhiều vụ việc phức tạp và theo hướng gia tăng về số lượng.

Trong thời gian qua, công tác thực thi nhiệm vụ, quyền hạn tại phiên tòa sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại của Kiểm sát viên của VKSND hai cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả quan trọng. Thông qua

76

hoạt động kiểm sát xét xử của KSV tại phiên tòa sơ thẩm, VKSND Thành phố và VKSND các quận, huyện đã kịp thời phát hiện các vi phạm của TAND để thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, đảm bảo việc giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại được kịp thời, đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, nghĩa vụ hợp pháp của các bên trong tranh chấp KDTM. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, việc thực hiện thẩm quyền của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm vụ án kinh doanh, thương mại cũng còn bộc lộ một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc nhất định, xuất phát từ những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật, trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân và ý thức, trách nhiệm cũng như năng lực chuyên môn của các Kiểm sát viên. Thực trạng nêu trên đòi hỏi VKSND hai cấp trên địa bàn Thành phố và bản thân các cán bộ, KSV được phân công công tác kiểm sát xét xử vụ án KDTM phải không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác. Bên cạnh đó, u cầu đặt ra là cần phải sớm sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về tố tụng và nội dung cho phù hợp với thực tiễn.

Công tác kiểm sát xét xử các vụ án dân sự nói chung, các vụ án KDTM nói riêng là một trong những chức năng quan trọng của Ngành kiểm sát nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự vừa là để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cơng dân, giữ vững kỷ cương pháp luật, đồng thời, tạo sự tin tưởng cho Nhân dân và nâng cao vị thế, khẳng định vị trí quan trọng của VKSND trong bộ máy nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2008), Thông báo số 230-TB/TW kết luận của Bộ Chính trị

về sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 49 - NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

2. Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2011), “Trung tâm kinh tế thương mại”, <http://tphcm.chinhphu.vn/trung-tam-kinh-te-thuong-mai>, (07/5/2020).

3. Phùng Thanh Hà (2014, Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân

trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số

03/2012/ NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.

5. Bùi Thị Huyền (2011), Phiên tòa dân sự sơ thẩm – Những vấn đề lý luận

và thực tiễn, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Hữu Luận (2016), Về nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức trong thực thi cơng vụ, Tạp chí quản lý nhà nước, số 247 (8/2016), Hà Nội.

7. Tưởng Duy Lượng (2015), “Một vài suy nghĩ về sửa đổi Bộ luật Tố tụng

dân sự”, <http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/View_Detail.aspx

YKienID=567>, (10/3/2019).

8. Phòng 10 Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Thống

kê số liệu cán bộ, cơng chức Phịng 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Phịng 10 Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Báo

cáo công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính – kinh doanh thương mại – lao động và chấp hành pháp luật trong hoạt động tư pháp năm 2019, Thành phố Hồ

Chí Minh.

10. Quốc hội (2000, 2010), Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 Luật

sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010 (gọi tắt là

11. Quốc hội (2004, 2011), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Luật sửa

đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 (gọi tắt là Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011), Hà Nội.

12. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội.

13. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

14. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

15. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

16. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.

17. Quốc hội (2015), Bộ luật Hàng hải, Hà Nội.

18. Trần Văn Quý (2010), “Những yếu tố ảnh hưởng đển hoạt động thực

hành quyền cơng tố của Kiểm sát viên”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 15 (176), Hà Nội.

19. Nguyễn Vĩnh Tá (2012), Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên

tòa dân sự sơ thẩm, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Văn Tân (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà

Nội.

21. Tòa án nhân dân quận 1 (2019), Bản án số 09/2019//KDTM-ST, ngày

18/01/2017 về việc tranh chấp quyền tác giả, Thành phố Hồ Chí Minh.

22. Tịa án nhân dân quận G (2017), Bản án số 09/2017/KDTM-ST, ngày

18/01/2017 về việc tranh chấp hợp đồng thuê kho, Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Tòa án nhân dân quận H (2019), Bản án số 20/2019/KDTM-ST, ngày

18/05/2019 về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng, Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Bản án số

854/2017/KDTM-ST, ngày 18/9/2017 về việc tranh chấp hợp đồng thuê kho, Thành

phố Hồ Chí Minh.

25. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Bản án số

1207/2018/KDTM-PT ngày 04/9/2018 về việc tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ và san lấp mặt bằng, Thành phố Hồ Chí Minh.

26. Tòa án nhân dân tối cao (2015), Tờ trình số 03/TTr-TANDTC về dự án

Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), ngày 09/4/2015, Hà Nội.

27. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2016), Thông

tư liên tịch số 02/2016/ TTLT-VKSNDTC-TANDTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa viện kiểm sát nhân dân và tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự,

Hà Nội.

28. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2016), Nghị quyết số 326/2016/NQ-

UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tịa án, Hà

Nội.

29. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, “Giới thiệu về

Thành phố”, <https://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/KenhTin/Gioi-thieu-ve-

thanh-pho.aspx>, (02/01/2020).

30. Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nhà

xuất bản Từ điển Bách khoa – Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

31. Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Báo cáo tổng

kết công tác kiểm sát năm 2017 (số liệu từ ngày 01/12/2016 đến ngày 30/11/2017),

Thành phố Hồ Chí Minh.

32. Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Báo cáo tổng

kết công tác kiểm sát năm 2018 (số liệu từ ngày 01/12/2017 đến ngày 30/11/2018),

Thành phố Hồ Chí Minh.

33. Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Báo cáo tổng

kết công tác kiểm sát năm 2019 (số liệu từ ngày 01/12/2018 đến ngày 30/11/2019),

Thành phố Hồ Chí Minh.

34. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), “Một số bài học kinh nghiệm và

giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại và lao động”, https://vksndtc.gov.vn/tin-chi- tiet-5365, (10/3/2020).

35. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Quyết định 364/QĐ-VKSTC ngày

02 tháng 7 năm 2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy chế về việc ban hành Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, Hà Nội.

36. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2019), Quyết định 458/QĐ-VKSTC ngày

04 tháng 7 năm 2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy định về việc hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm, Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền của kiểm sát viên trong phiên tòa sơ thẩm giải quyết tranh chấp kinh, doanh thương mại từ thực tiễn tại thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 86)