Hoàn thiện quy định pháp luật dân sự, tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền của kiểm sát viên trong phiên tòa sơ thẩm giải quyết tranh chấp kinh, doanh thương mại từ thực tiễn tại thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 80)

3.2. Một số kiến nghị

3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật dân sự, tố tụng dân sự

Để nâng cao chất lượng công tác kiểm sát xét xử vụ án KDTM, đảm bảo các bản án, quyết định của Tịa án được chính xác, rõ ràng, đúng quy định của pháp luật thì trước tiên phải hồn thiện những bấp cập trong hệ thống pháp luật như: Bộ Luật Tố tụng dân sự, Luật Thương mại… đối với những văn bản pháp luật cịn có sự chồng chéo thì phải kịp thời bãi bỏ, thay thế; đối với những quy định cịn vướng mắc thì phải có hướng dẫn cụ thể. Đây là khâu quan trọng bởi lẽ khi có hệ thống pháp luật đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và đồng bộ sẽ là hành lang pháp lý để các cơ quan tư pháp áp dụng pháp luật thống nhất và có hiệu quả, tránh được tình trạng tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật. Hoàn thiện các quy định pháp luật về KDTM, tố tụng dân sự không chỉ giúp cho công tác xét xử, kiểm sát xét xử các vụ án dân sự nói chung, kiểm sát xét xử các vụ án KDTM nói riêng được tiến hành thuận lợi mà cịn góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

72

Để tạo thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của KSV tại phiên tòa sơ thẩm vụ án KDTM, pháp luật tố tụng dân sự cần bổ sung các quy định rõ ràng, cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của KSV và trách nhiệm của TAND, VKSND để KSV và các cơ quan này có thể thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

- Sửa đổi, bổ sung pháp luật kinh doanh, thương mại

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KDTM bên cạnh chức năng điều chỉnh các hoạt động KDTM diễn ra theo trật tự cịn có vai trị là cơ sở để giải quyết các tranh chấp KDTM. Vì vậy, u cầu hồn thiện pháp luật KDTM là yêu cần cấp bách, cần thiết, tuy nhiên, đề tài khơng đi sâu vào việc phân tích các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật KDTM mà chỉ đề xuất một số kiến nghị có tính phổ qt trong việc hồn thiện pháp luật KDTM.

Trước mắt, Chính phủ cần hệ thống hóa các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thương mại và các Luật chuyên ngành trong lĩnh vực kinh doanh thương mại loại bỏ các văn bản đã hết hiệu lực; ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với thực tế hiện nay để tạo sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình giải quyết các vụ án KDTM.

Về lâu dài, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần bổ sung, điều chỉnh kịp thời Luật Thương mại và các Luật chuyên ngàng trong từng lĩnh vực KDTM cụ thể và các văn bản quy phạm pháp luật khơng cịn phù hợp; sớm ban hành quy định và các hướng dẫn thực hiện pháp luật để cán bộ làm công tác pháp luật không bị lúng túng, vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng xét xử, kiểm sát xét xử xcá vụ án KDTM. Cần thiết phải sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật nội dung như Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, trong đó giải thích rõ hơn khái niệm “chủ thể kinh doanh”, khái niệm “mục đích lợi nhuận”. Việc làm này góp phần giúp Tịa án, KSV có căn cứ cụ thể, rõ ràng hơn khi xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, hạn chế những bất đồng quan điểm khơng đáng có.

Ngồi ra, với tư cách là một trong số đạo luật quan trọng điều chỉnh hoạt động KDTM, sau 15 năm có hiệu lực thi hành, Luật Thương mại năm 2005 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, có nhiều quy định khơng cịn phù hợp như khái niệm

73

thương nhân, các quy định liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa, quy định về hoạt động trung gian thương mại... Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra trong tương lai gần là phải sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại cho phù hợp với tình hình mới.

- Bổ sung quy định pháp luật tố tụng dân sự

+ Bổ sung quy định tại Điều 186 BLTTDS: Để thống nhất trong việc xác định thời điểm nguyên đơn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình, BLTTDS cần phải có quy định rõ ràng đối với nội dung này. Do vậy, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 186 BLTTDS như sau: “Cơ quan, tổ chức,

cá nhân có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tịa án có thẩm quyền để u cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Sau khi thụ lý vụ án, Tịa án chỉ chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải.

Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Tòa án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu”.

+ Bổ sung quy định tại Điều 208 BLTTDS: BLTTDS cần phải có quy định rõ ràng về trách nhiệm của Tòa án trong việc tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ trong trường hợp đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử và trong trường hợp Tòa án thu thập thêm tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của VKS. Kiến nghị bổ sung khoản 4 Điều 208 BLTTDS với nội dung sau:

“Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử mà đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu chứng cứ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này và trường hợp Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của Viện kiểm sát thì trước phiên tòa sơ thẩm Thẩm phán phải tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ đối với các tài liệu, chứng cứ này”.

74

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền của kiểm sát viên trong phiên tòa sơ thẩm giải quyết tranh chấp kinh, doanh thương mại từ thực tiễn tại thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)