huyện Nam Giang
2.3.1. Những thành công
Trung tâm đã ban hành quy chế quản lý, sử dụng TSC; tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc kiểm soát, kiểm tra việc chấp hành công tác quản lý TSC.
Hàng năm, lập kế hoạch đầu tư, mua sắm, sửa chữa tài sản theo đúng quy định của Nhà nước và nội quy, quy chế của đơn vị trình Sở Y tế tỉnh Quảng Nam phê duyệt theo mức độ ưu tiên. Kế hoạch đầu tư, mua sắm, sửa chữa dựa trên cơ sở kiểm tra rà soát nhu cầu thực tế của các khoa, phòng, bộ phận trong đơn vị.
Đơn vị đã thực hiện đồng bộ giữa đầu tư tài sản với việc đào tạo nguồn nhân lực tương ứng có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp góp phần khai thác và sử dụng tài sản một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất.
TTYT huyện Nam Giang đã nâng cao chất lượng KCB, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của nhân dân trên địa bàn huyện. Góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, tăng thu đúng bệnh nhân đến khám và điều trị giảm quá tải cho các Bệnh viện tuyến trên, tiết kiệm chi phí cho người bệnh không phải đi xa vẫn có thể tiếp cận các dịch vụ y tế tiên tiến, hiện đại.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý TSC tại TTYT huyện Nam Giang thì công tác này còn tồn tại một số hạn chế nhất định:
Cơ sở vật chất xuống cấp, hư hỏng nặng, TTB cũ kỹ lạc hậu, thiếu TTB kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
Thiếu vốn đầu tư mua sắm tài sản: Là một bệnh viện miền núi chủ yếu là thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện là chủ yếu, nên nguồn thu của Trung tâm chưa cao không đủ để tái đầu tư mua sắm TTB theo nhu cầu sử dụng phần lớn còn trông chờ vào sự đầu tư mua sắm của Nhà nước và nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.
Phần lớn TSC của đơn vị hình thành từ mua sắm tập trung và giao bằng hiện vật mà các đơn vị cung cấp ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… , nên việc chuyển giao kỹ thuật, bảo trì, sữa chữa gặp rất nhiều khó khăn.
TSC của đơn vị hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là nguồn viện trợ của các tổ chức dẫn đến sự chồng chéo, trùng lắp tài sản thừa không sử dụng, tài sản có nhu cầu sử dụng thì lại thiếu.
Chưa có sự quan tâm hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát thống nhất, thường xuyên của bộ phận quản lý trực tiếp (Văn phòng và Phòng Kế hoạch - Tài chính) đối với Công chức– Người lao động và các phòng chuyên môn trong lĩnh
vực quản lýTSC.
Trong quá trình quản lý TSC, trình độ cán bộ tham gia công tác này có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại Trung tâm y tế huyện Nam Giang trình độ đội ngũ cán bộ này còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về quản lý tài sản tại các đơn vị.
Điều đáng quan tâm hiện nay, đó là chưa có cán bộ có trình độ chuyện môn nghiệp vụ cao đảm nhiệm, phụ trách chính nhiệm vụ bảo quản, sử dụng tài sản ở TTYT huyện Nam Giang. Cán bộ quản lý tại các khoa đa phần là kiêm nhiệm y tá hành chính khoa phụ trách luôn công tác quản lý và theo dõi sổ sách tài sản tại khoa nên thời gian dành cho công tác quản lý TSC không nhiều, không tập trung phân tán ảnh hưởng đến chất lượng quản lý. Hệ thống bộ máy tổ chức và cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý TSC còn mỏng, chưa đủ mạnh để triển khai đầy đủ công tác quản lý (xem Bảng 2.11, Phụ lục 1).
Thiếu TTB hoặc không đồng bộ trong KCB tại TTYT huyện Nam Giang: Theo số liệu khảo sát kiểm tra bệnh viện năm 2017 TTB tại trung tâm còn rất thiếu so với nhu cầu sử dụng (theo đánh giá của cán bộ viên chức về tình hình tài sản, trang thiết bị của Trung tâm y tế huyện Nam Giang, xem biểu đồ 2.7, Phụ lục 2).
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI