Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về giáodục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục từ THỰC TIỄN HUYỆN KRÔNG búk, TỈNH đắk lắk (Trang 32)

nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội. Đồng thời lien quan đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội về thể chế chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá khoa học và công nghệ... và qua đó tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh hay chậm của một quốc gia. Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Bất cứ Quốc gia nào dù lớn hay nhỏ đều phải quan tâm đến giáo dục, trong đó khâu quan trọng là QLGD và quản lý nhà nước về giáo dục. Vì vậy thông qua quản lý nhà nước mới hy vọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách giáo dục, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, đảm bảo thực hiện các mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục...Quản lý nhà nước về giáo dục là khâu then chốt của then chốt, đảm bảo sự thành công của mọi hoạt động giáo dục.

Sự phát triển giáo dục ở nước ta cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới có thể thấy mô hình quản lý nhà nước về giáo dục rất phong phú, đa dạng và khác nhau. Về tổng thể, chúng phụ thuộc và các yếu tố bên ngoài và bên trong như: Chế độ chính trị - xã hội, mô hình phát triển kinh tế, trình độ phát triển kinh tế xã hội, truyền thốngvăn hóa – giáo dục, và sự tiến bộ của khoa học - công nghệ [8. Tr.125]

Hình 1.2. Các yếu tố hình thành mô hình quản lý nhà nước về giáo dục

Nguồn: Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam, tr.126

Một là: Chế độ chính trị - xã hội

Bản chất của nhà nước ta là của dân, vì dân nên khi tổ chức bộ máy nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa đã được nghi trong Hiến pháp. Khi thiết kế bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Bất kỳ nhà nước nào cũng xác định được các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước một cách hợp lý. Thể chế chính trị xã hội của đất nước chi phối toàn bộ tổ chức bộ máy công quyền, cơ chế hoạt động và quản lý trong đó có QLNN về giáo dục.

Hai là, Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Giáo dục ngày nay có chức năng tái sản xuất tri thức khoa học và sức lao động của mỗi người dân. Muốn tiến hành tái sản xuất sức lao động, thì phải có

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC Chế độ Chính trị - xã hội Thế chế Nhà nước Tiến bộ khoa học Và công nghệ Truyền thống Văn hóa-giáo dục

Mô hình và trình độ Phát triển KT-XH

Hội nhập Quốc tê

nguồn nhân lực (nhân lực, tài lực, vật lực...) và nhất là phải có kinh phí cho giáo dục. Trong bất cứ thời gian nào và hoàn cảnh nào thì đầu tư ngân sách của Nhà nước bao giờ cũng là chủ yếu. Bên cạnh ngân sách chủ yếu này cần tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn cho giáo dục từ mọi tổ chức, cá nhân, mọi lực lượng trong và ngoài nước trên cơ sở đa dạng hoá các loại hình giáo dục. Cơ chế giáo dục phải có sự đổi mới để đồng bộ với cơ chế của thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cụ thể cần lưu ý các mặt như sau: Giáo dục nâng cao trình độ giác ngộ và đổi mới tư duy; Giáo dục là con đương cơ bản để đổi mới và nâng cao trình độ quản lý; Giáo dục thúc đẩy sự phát triển khoa học - công nghệ; Giáo dục biến sức lao động có khả năng phát triển kinh tế - xã hội thành hiện thực. Do vậy cần giao quyền tự chủ và tính trách nhiệm triệt để cho các cơ sở giáo dục. Thực sự coi cơ sở giáo dục (nhà trường) là nơi thực thi nhiệm vụ giáo dục, dạy học và nghiên cứu khoa học. Hoạt động của nhà trường tốt hay xấu đều trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển sự nghiệp giáo dục, ảnh hưởng đến sự hoàn thiện và phát triển của nền kinh tế, chính trị và xã hội.

Giao trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích phù hợp theo nguyên tắc ngang giá, thực sự đảm bảo phân phối lợi ích công bằng, dân chủ và công khai. Khuyến khích tính tiến thủ, sự sáng tạo của từng thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên và học sinh. Đưa cơ chế cạnh tranh vào quản lý nhà trường.

Ba là, Hội nhập Quốc tế

Quá trình gia nhập gia nhập AFTA VÀ WTO đã và đang đặt ra cho nước ta những cơ hội đồng thời với những thách thức về năng lực cạnh tranh, năng xuất lao động chất lượng chất lượng các sản phẩm hàng hóa – dịch vụ và chất lượng nguồn nhân lực. Sự phát triển của hệ thống giáo dục một mặt bị tác động, chi phối, nhưng mặt khác, góp phần thúc đẩy các xu hướng phát triển chung của đời sống xã hội hiện đại.

Trong xu hướng phát triển đời sống xã hội hiện đại trong đó có toàn cầu hóa giáo dục ở nước ta đã và đang phải đối mặt với nhiều cơ hội thách thức to lớn. Đặc biệt là giải quyết các mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả; giữa đào tạo và nghiên cứu, dịch vụ; giữa nhu cầu và nguồn lực cho phát triển...

Bốn là, Tiến bộ khoa học và công nghệ

Cuộc cách mạng khao học – kỹ thuật hiện đại đã và đang tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt mang tính đột phá trong thế kỷ XXI. Khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp có tác động tới tất cả các lĩnh vực, trong đó có quảnlý (tin học hóa và hệ thống giáo dục), làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần xã hội. Thông tin và tri thức trở thành nguồn lực chủ yếu cho phát triển và lợi thế cạnh tranh của các nước.

Sự phát triển của Khoa học và công nghệ đã tạo điều kiện để từng bước hình thành một nền giáo dục phát triển. Ở bất kỳ trình độ phát triển nào thì con người có trí thức khoa học,có năng lực sáng tạo vẫn là nhân tố quyết định sự phát triển. Sự không cập nhật trí thức, sự bất cập với công nghệ mới, công nghệ cao là yếu tố hàng đầu của sự phân hóa phát triển – kém phát triển.

Năm là: Năng lực đội ngủ cán bộ quản lý giáo dục

Năng lực đội ngủ cán bộ quản lý là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm hiệu quả công tác. Đội ngủ cán bộ quản lý là nguồn lực chủ yếu của hệ thống quản lý để có thể vận hành và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Do đó tình hình kinh tế, xã hội thường xuyên thay đổi liên tục phát triển năng lực của tất cả cán bộ quản lý trong hệ thống quản lý hành chính nói chung, cán bộ QLGD nói riêng. Hiện nay, năng lực CBQL giáo dục được tiếp cận ở các khía cạnh như sau:

- Người cán bộ quản lý giáo dục phải có bản lĩnh chính trị luôn kiên định với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Biết giữ gìn kế

thừa và phát triển những truyền thống thông minh, hiếu học của dân tộc; luôn cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.

- Phải có tầm nhìn xây dựng chiến lược, chính sách giáo dục: Người cán bộ quản lý giáo dục cần phải được trang bị về kiến thức, kỹ năng và thái độ để xác định vị trí, vai trò, tầm nhìn, sứ mệnh của giáo dục và của cơ sở giáo dục, từ đó có thể xây dựng được các chiến lược, chính sách phát triển giáo dục và cơ sở giáo dục.

- Có năng lực quản lý nguồn nhân lực giáo dục: Cán bộ quản lý giáo dục cần phải thay đổi trong tư duy về vai trò và nội dung của các chính sách phát triển và quản lý nguồn nhân lực giáo dục và cơ sở giáo dục.Vấn đề đặt ra cho cán bộ quản lý giáo dục là biết vận dụng lý luận, cơ sở pháp lý để triển khai các nội dung quản lý nguồn nhân lực ở cơ sở mình từ tuyển dụng, bố trí công việc, phân công nhiệm vụ, đánh giá, khen thưởng kỷ luật...

- Có năng lực chuyên môn thể hiện ở: Khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề tình huống, phát hiện thách thức, cơ hội, nguy cơ, đề xuất các giải pháp tận dụng cơ hội và tập trung nguồn lực để giải quyết các vấn đề xung yếu, đột phá của hệ thống hoặc tổ chức; Khả năng xác định đúng phương hướng phát triển hệ thống hoặc tổ chức.Phải có năng lực đổi mới tư duy; năng lực thích ứng hoà nhập và hội nhập; năng lực hợp tác; năng lực kiểm tra đánh giá; nắm vững luật giáo dục và hiểu biết pháp luật có liên quan; có kỹ năng phân tích tổng hợp; có lòng nhân ái, tính trung thực và khiêm tốn; có tác phong công nghiệp; có tính quyết đoán; biết ứng dụng ngoại ngữ, tin học giúp cho việc quản lý.

- Phải có năng lực lãnh đạo ưu việt, vận dụng các phương pháp chuyển đổi để đáp ứng vai trò và trách nhiệm của người lãnh đạo nhà trường ngày càng lớn hơn, theo kịp các mục tiêu đổi mới của nhà trường.

đó tạo điều kiện đề người học luôn nỗ lực đạt được kết quả cao nhất và không ngừng đổi mới đến cùng. Cần có tầm nhìn toàn cảnh và hệ thống để đảm bảo các chương trình chuyến đổi của nhà trường phải bám sát mục tiêu phát triển quốc gia ở cấp độ cao hơn.Người cán bộ quản lý giáo dục phải bền bỉ, kiên trì và quyết tâm trên con đường giáo dục toàn diện học sinh, tạo điều kiện để các em phát huy được năng lực giải quyết các vấn đề trong đời sống, có kỹ năng sống tích cực, có kỹ năng định hướng nghề nghiệp tương lai, nhằm tham gia vào nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

- Phải có các kỹ năng khác nhau trong điều hành, giải quyết công việc như: Tổ chức công việc của bản thân, các phương pháp, quá trình, quy trình làm việc hàng ngày, kết hợp công việc trước mắt và lâu dài;Biết cách làm việc với mọi người, hợp tác và tạo ra môi trường phát huy khuyến khích mọi người làm việc phát huy sáng tạo cá nhân; Biết kiểm tra, đánh giá và sử dụng đúng năng lực của từng người; Phát hiện được vấn đề tổng quát và chi tiết, nhận biết nhân tố động lực.

Năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục sẽ giúp nâng cao hiệu quả lãnh đạo hệ thống giáo dục nói chung, các nhà trường nói riêng, từ đó giúp giáo dục đạt được mục tiêu và sứ mệnh cao cả của mình.

Sáu là, Năng lực giảng dạy của giáo viên

Trong giáo dục, giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục. Ở đây vấn đề giáo viên được đặt ra dưới góc độ năng lực, phẩm chất, điều kiện sống, điều kiện làm việc, quan niệm của xã hội đối với nghề dạy học và thái độ đối với giáo viên. Người Việt Nam có truyền thống tôn sư, trọng đạo: “Không thầy đố mày làm nên”, “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”, “Nhất tự vi sự, bán tự vi sư”... yêu cầu về chất lượng đối với người thầy cũng rất cao. Đồng thời với dạy chữ, người thầy còn phải dạy người. Dạy

chữ không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, mà quan trọng hơn là phải tạo cho người học khả năng sáng tạo, khả năng tự thích nghi với mọi hoàn cảnh. Muốn vậy người học phải nắm được những điều bản chất nhất, những cái cơ bản nhất. Người thầy còn phải là một điển hình tốt về tinh thần tự học, tự vươn lên, một tấm gương sáng ngời về đạo đức, về nhân cách đối với học sinh. Như vậy, chất lượng đòi hỏi ở người thầy là rất cao, rất toàn diện. Do vậy, vấn đề rất cấp bách đối với nước ta là phải nhanh chóng nâng cao trình độ giáo viên, tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý giáo dục.

Bảy là: Công tác thanh tra, kiểm tra

Công tác thanh tra, kiểm tra là một nội dung, một chức năng thiết yếu của QLNN về giáo dục. Thanh tra, kiểm tra là công cụ đắc lực của ngành giáo dục và quản lý trong việc kiểm tra sự chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục, thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục ...

- Kiểm tra là một chức năng thiết yếu của quản lý giáo dụctrong quy trình quản lý giáo dục không thể thiếu. Bởi vì kiểm tra nhằm đảm bảo tính pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý giáo dục do đó nó mang tính chất pháp quyền, nó luôn luôn được đặt dướiđường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, đàotạo. Kiểm tra có tính chất Nhà nước của cơ quan quản lý cấp trên đối với cấp dưới. Do tổ chức kiểm tra thực hiện nhằm pháp huy nhân tố tích cực phòng ngừa,xử lý các hành vi vi phạm góp phần thúc đẩy cơ quan hoàn thành thực hiện đúng kếhoạch đã đặt ra. Đồng thời hoàn thiện cơ chế quản lý tăng cường tính pháp chế XHCN bảo vệ lợi ích Nhà nước, các

quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cơ quan, kiểm tra chuyên nghành vừa bộc lộ quyền lực Nhà nước, vừa đảm bảo dân chủ, kỷ cương trong hoạt động giáo dục và đào tạo.

Tiểu kết chương 1

Trong giáo dục và đào tạo, quản lý nhà nước về giáo dục là hết sức quan trọng nó đảm bảo trật tự kỷ cương trong hoạt động giáo dục, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực đồng thời thực hiện được các mục tiêu chung của ngành đã đề ra.

Trong nội dung Chương 1 Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về giáo dục trong đó đã nêu lên được vị trí và đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước về giáo dục, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục, quản lý nhà nước về giáo dục và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giáo dục.

Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra sự cần thiết, những yêu cầu, nội dung của quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát chung

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội [12]

Điều kiện tự nhiên

Huyện Krông Búk được điều chỉnh địa giới để thành lập thị xã Buôn Hồ theo Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi chia tách, huyện Krông Búk có 07 đơn vị hành chính bao gồm các xã: Cư Né, Cư Pơng, Ea Sin, Chứ Kbô, Ea Ngai, Pơng Drang và Tân Lập; 106 thôn, buôn, trong đó có 42 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, 13 thành phần dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó đồng bào Ê Đê chiếm đa số, sống xen ghép ở tất cả 07 xã trong huyện.

Huyện Krông Búk nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 60 km theo Quốc lộ 14. Giao thông thuận tiện với các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và cả nước. Đây chính là điều kiện khá thuận lợi trong quan hệ phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

- Điều kiện kinh tế - Quốc phòng An ninh

+ Về tăng trưởng và cơ cấu kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá trị sản xuất bình quân hàng nămđạt 7,4%. Cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 59,16%; công nghiệp, xây dựng: 8,9%; thương mại, dịch vụ: 31,9%.

+ Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật: 80% số km đường từ trung tâm xã đến thôn, buôn đạt 100% kế hoạch; 100% thôn, buôn có điện lưới quốc gia; 93,1% dân số trong toàn huyện sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục từ THỰC TIỄN HUYỆN KRÔNG búk, TỈNH đắk lắk (Trang 32)