Kết quả, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong việc triển khai và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục từ THỰC TIỄN HUYỆN KRÔNG búk, TỈNH đắk lắk (Trang 64 - 68)

tỉnh Đắk Lắk.

2.4.1. Kết quả đạt được

Công tác quản lý, cải cách hành chính từng bước được đổi mới, sát với thực tiễn, trọng tâm là các trường đã tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi tăng so với những học trước, mạng lưới giáo dục ở các cấp học được ổn định, phù hợp, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập. Cơ sở vật chất giáo dục được đầu tư xây mới phòng học, phòng chức năng...

Cấp Tiểu học đã chủ động điều chỉnh nội dung dạy và học một cách linh hoạt, đảm bảo mục tiêu giáo dục, thực hiện chương trình giáo dục theo kế hoạch, phù hợp với đối tượng học sinh và đáp ứng với yêu cầu phát triển phẩm chất năng lực. Các nhà trường đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, thực hiện việc tích hợp, lồng ghép các nội dung học tập về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy và học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện, chất lượng và bình đẳng.

Cấp THCS đã tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh, đảm bảo sát đối tượng; chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi; đổi mới mô hình tổ chức dạy học; chú trọng phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Các hình thức tổ chức trải nghiệm sáng tạo, tổ chức CLB môn học, thể thao, nghệ thuật được quan tâm phát triển tạo cơ hội cho học sinh thể hiện tài năng, sở trường.

Những thành tựu này có được một mặt, nhờ chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng, pháp luật của Nhà nước, HĐND, UBND huyện về phát triển giáo dục trên địa bàn huyện.

2.4.2. Những hạn chế

Công tác đào tạo, quản lý, sử dụng nguồn lực chưa chặt chẽ, tính kế hoạch chưa cao,việc tuyển dụng, luân chuyển GV chưa thật hợp lý, còn gây dư luận không tốt trong nhân dân, xã hội. Trong công tác cán bộ chưa tạo sự hài hòa, cân đối về cơ cấu, năng lực, phẩm chất, trong công tác bổ nhiệm CBQL chưa chú trọng đến ý kiến của cấp trưởng cũng như ý kiến tham gia của cán bộ, GV trong đơn vị việc đánh giá, xếp loại cán bộ, đội ngũ nhà giáo ít có tác dụng trong việc động viên, khuyến khích, giáo dục họ. Các tiêu chuẩn đánh giá còn chung chung, thiếu các tiêu chuẩn đặc thù về nghề nghiệp, chưa dựa vào hiệu quả công việc, hoặc căn cứ vào vị trí công tác cụ thể, đặc thù đơn vị tồn tại. Dẫn đến không phát huy hết tiềm năng của đội ngũ trí thức.

Số lượng giáo viên Mầm non theo định mức quy định còn thiếu nhưng chưa có chỉ tiêu biên chế. Số lượng giáo viên tiểu học thiếu so với số lớp, số giáo viên dạy Tiếng anh tiểu học còn thiếu để dạy 4 tiết/tuần theo quy định. Công tác đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất trường học tuy đã được chú trọng theo hướng chuẩn hóa nhưng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban; mạng lưới cơ sở giáo dục tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, vẫn còn thiếu. Về biên chế sự nghiệp giáo dục, đào tạo tại huyện vẫn tồn tại việc giao chỉ tiêu biên chế chưa đúng với quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Ðào tạo và Bộ Nội vụ.

Cơ chế phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý giáo dục còn chưa hợp lý, thiếu sự đồng bộ, có nhiều cơ quan tham gia vào quá trình tuyển dụng, bố trí, sử dụng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục làm cho ngành Giáo dục khó chủ động trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn một bộ phận học sinh vi phạm pháp luật, đạo đức,

lối sống về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu, lạc hậu; tỷ lệ phòng học kiên cố thấp.

2.4.3. Nguyên nhân

Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa hiệu quả; công tác tuyên truyền đến cán bộ quản lý, nhà giáo và người học hiểu biết pháp luật và các quy định của ngành còn hạn chế. Công tác quản lý ở một số trường học còn bất cập; người đứng đầu chưa sâu sát, trách nhiệm chưa cao; một số cơ sở giáo dục thiếu dân chủ, chưa phát huy được vai trò trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường.

Một số giáo viên hạn chế về năng lực, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp dạy học, chậm đổi mới; cá biệt có giáo viên vi phạm đạo đức, lối sống, chưa thể hiện vai trò nêu gương đối với học sinh. Hoạt động Đoàn, Đội chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. Còn tồn tại nhiều nội dung, thông tin "xấu", "độc"... trên mạng xã hội, trên các phương tiện truyền thông, tác động tiêu cực đến nhận thức, đạo đức, hoàn thiện nhân cách, hành vi, lối sống của học sinh.

Nhu cầu cơ sở vật chất lớn so với nguồn kinh phí của địa phương nên việc đầu tư cho cơ sở vật chất thiếu so với nhu cầu; đầu tư còn dàn trải, hiệu quả chưa cao; việc huy động các nguồn lực khác còn hạn chế.

Công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục còn bất cập, chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí nhà nước cấp, còn nặng về tư tưởng bao cấp, chờ đợi vào cấp trên, do đó ít đầu tư vào mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất, phục vụ cho công tác dạy và học đạt hiệu quả, chất lượng cao.

Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực sự đạt chất lượng như mong đợi, hoạt động thanh kiểm tra còn mang tính hình thức, sức răn đe chưa đủ mạnh, cũng như đội ngũ thanh tra viên chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế.

Bên cạnh đó huyện Krông Buk là một huyện nghèo của tỉnh Đắk Lắk, khoảng cách dân cư còn rải rác, mặt bằng kinh tế không đồng đều(có địa bàn xã tỷ lệ đồng bào dântộc thiểu số chiếm đến hơn75%dân số)

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 Luận văn đã phân tích về các điều kiện có ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về giáo dục tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua,phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk như:

Trình độ của đội ngũ của cán bộ quản lý giáo dục, trình độ giáo viên, nhân viên trên địa bàn huyệnKrông Búk; các điều kiện để phục vụ chung cho công tác quản lý giáo dục hiện nay...

Trong nội dung Chương 2, Luận văn cũng trình bày được các nội dung về thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk như: Thực hiện các chính sách liên quan đến giáo dục; tổ chức bộ máy QLNN về giáo dục.

Từ những thực trạng này Luận văn đưa ranhững kết quả, hạn chế và nguyên nhân của quản lý nhà nước về giáo dục tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP, GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK, TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Phương pháp, giải pháp nâng cao quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục từ THỰC TIỄN HUYỆN KRÔNG búk, TỈNH đắk lắk (Trang 64 - 68)