Khó khăn quảnlý nhà nước về giáodục của huyệnKrông Búk, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục từ THỰC TIỄN HUYỆN KRÔNG búk, TỈNH đắk lắk (Trang 43 - 54)

tỉnh Đắk Lắk

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII giai đoạn 2020- 2025, Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII, Đại hội Đảng bộ huyện Krông Búk lần thứ XVI. Cùng với những chính sách, chiến lược giáo dục mới của Đảng và Nhà nước, ngành giáo dục huyện nhà đã đạt được những thành tích đáng kể.

2.2.1. Thực trạng giáo dục trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk

- Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

+ Bậc Mầm non: Căn cứ vào điều lệ Trường mầm non và Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cáccơ sở giáo dục mầm non công lập đối với cán bộ quản lý giáo dục gồm có 01 Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng có thể từ 01 đến 02 người tùy thuộc vào số lớp và số điểm trường bố trí cán bộ quản lý giáo dục phù hợp điều kiện đơn vị. Nhiệm kỳ của cán bộ quản lý ở các đơn vị trường học là 05 năm.

+ Bậc Tiểu học và bậc THCS: Căn cứ Điều lệ trường Tiểu học và THCScó 01 Hiệu trường và có từ 01 đến 02 phó Hiệu trưởng tùy vào số lớp học sẽ bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường.

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường học đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý trực tiếp. Thực hiện các chủ trương, chính sách về giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Trường Mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn đủ về số lượng theo quy định, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được các yêu cầu quản lý giáo dục theo quy định, 100% cán bộ quản lý có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn

Bảng 2.1: Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk

Bậc học mầm non Số lượng (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) Trình độ chuyên môn Cán bộ quản lý bậc học mầm mon

Nam Nữ Đại học Cao đẳng Trung cấp

Tổng số 0 23 20 03 0

Tỷ lệ % 0 100 87 13 0

Nguồn: Trích từ phần mềm cơ sơ sở dữ liệu ngành của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Búk năm 2020

Bảng 2.2 Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk

Bậc học Tiểu học Số lượng (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) Trình độ chuyên môn Cán bộ quản lý bậc học Tiểu học

Nam Nữ Đại học Cao đẳng Trung cấp

Tổng số 15 18 29 5 0

Tỷ lệ % 45 55 88 12 0

Nguồn: Trích từ phần mềm cơ sơ sở dữ liệu ngành của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Búk năm 2020

non, Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk Bậc học THCS Số lượng (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) Trình độ chuyên môn Cán bộ quản lý bậc THCS

Nam Nữ Đại học Cao đẳng Trung cấp

Tổng số 18 4 22 0 0

Tỷ lệ % 82 18 100 0 0

Nguồn: Trích từ phần mềm cơ sơ sở dữ liệu ngành của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Búk năm 2020

Qua quá trình đánh giá và phân tích số liệu theo biểu mẫu thống kế về trình độ quản lý ở các trường Mầm non, Tiểu học và THCS đạt chuẩn theo quy định. Hằng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo phần mềm chung của ngành, kết quả đánh giá hằng năm cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn theo quy định.

- Thực trạng về trường, lớp ở các cơ sở giáo dục

Được sự quan tâm của UBND huyện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học tiếp tục được đầu tư, hoàn thiện, từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học và sinh hoạt của nhà trường. Các xã trên địa huyện đều có các bậc học từ mầm non đến THCS.

Bảng 2.4 Thực trạng về trường, lớp ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk Thôn tin về Trường, lớp và học sinh Bậc học Mầm non Tiểu học THCS Trường 11 19 10

Phòng học 79 230 163

Phòng học bộ môn 10 15 33

Lớp 79 276 129

Học sinh 2.347 7.115 4.592

Trường CQG 0 8 5

Nguồn: Trích từ phần mềm cơ sơ sở dữ liệu ngành của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Búk năm 2020

Nhìn chung mạng lưới trường, lớp học đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học của nhà trường, trường lớp khang trang sạch, đẹp. Trường được xây dựng ở địa điểm thuận tiện cho học sinh đi học.

- Cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục

Được sự quan tâm của UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, huyện Ủy và UBND huyện Krông Búk trong những năm qua đầu tư xây dựng, sửa chữa và mua sắm thiết bị dạy học,tiếp tục được đầu tư hoàn thiện, từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học và sinh hoạt của nhà trường. Kết quả thực hiện mua sắm sữa chưa cơ sở vật chất trong năm học 2019 – 2020 như sau:

Bảng 2.5 Các nguồn đầu tư xây dựng và xã hội hóa giáo dục trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk

STT Nguồn kinh phí Tổng số tiền thực hiện trong năm học 2019 - 2020

01 UBND huyện đầu tư 13 tỷ

02 Huy động nguồn xã hội hóa 2.0 (tỷ)

03 Ngân sách nhà trường đầu tư 3,2 (tỷ)

Tổng cộng: 6.334

Nguồn: Trích từ phần mềm cơ sơ sở dữ liệu ngành của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Búk năm 2020

Kinh phí Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đầu tư trong năm học 2019 – 2020: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đầu tư 02 bể bơi nhân tạo và các thiết bị kèm theo bể bơi cho 02 trường đó là: Trường THCS Lê Hồng Phong xã Pơng Drang với tổng số tiền 400.000.000 và Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái xã Cư Pơng với số tiền 350.000.000

Dự kiến trong năm học 2020 – 2021 sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đầu tư 02 bể bơi nhân tạo và các thiết bị kèm theo cho 02 Trường đó là: Trường THCS Phan Đình Phùng xã Chứ Kbô và Trường Tiểu học A Ma Khê xã Cư Né với tổng số tiền đầu tư cho 02 trường là 1.8 tỷ đồng.

- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục được ngành và các trường quan tâm đúng mức, trong năm học 2019 - 2020 đã có 02 trường mầm non và 03 trường tiểu học được đánh giá ngoài, nâng tổng số trường được đánh giá, xếp loại lên 37 trường: mầm non 07 trường (06 trường cấp độ I và 12 trường cấp

độ II), tiểu học 14 trường (06 trường cấp độ I và 08 trường cấp độ II), THCS

06 trường (01 trường cấp độ II và05 trường cấp độ III).

- Công tác kiểm tra ở các cơ sở giáo dục

Thực hiện theo kế hoạch kiểm tra hằng năm của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện kiểm tra công tác dạy và học của nhà trường, công tác kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra các khoản thu trong năm học, kiểm tra cơ sở vật chất nhà trường, công tác xét và công nhận tốt nghiệp học sinh THCS, kiểm tra về dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường.

Được sự quan tâm của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện công tác kiểm tra tiếp tục được quan tâm đã góp phần duy trì nền nếp, kỷ luật nghiêm minh trong vấn đề quản lý, trong việc dạy học, hạn chế tiêu cực cho nhà trường. Phối hợp thường xuyên với UBND các xã chấn chỉnh, kiểm tra các hoạt động của các lớp, nhóm trẻ; hoạt động dạy thêm học thêm.

- Chất lượng giáo dục học sinh trên địa bàn huyện

Dựa trên nền tảng đội ngũ chuyên môn vừa có năng lực trình độ, vừa có tâm huyết với nghề, chất lượng giáo dục đại trà đã có nhiều chuyển biến, nhiều năm liền được Sở Giáo dục và Đào tạo khẳng định trong các cuộc thi, các đợt thi đua.

+ Giáo dục mầm non: Được quan tâm từ việc huy động đến khâu chăm sóc và giáo dục. 100% trẻ đến trường được học 2 buổi/ngày, mức ăn bình quân 17.000 đồng/trẻ/ngày, tỉ lệ trẻ phát triển bình thường tiếp tục tăng; tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi của trẻ nhà trẻ và mẫu giáo đều dưới 7%; tỉ lệ thừa cân béo phì được kiểm soát tốt. Trẻ đến trường được tham gia các lớp học để phát triển các kĩ năng toàn diện dành cho trẻ ở từng độ tuổi khác nhau giúp trẻ hòa nhập đối với cuộc sống tốt hơn.

+ Giáo dục tiểu học: Đánh giá phù hợp, không gây áp lực cho học sinh, giúp học sinh ngoài học kiến thức văn hóa còn được bổ sung kĩ năng sống, làm quen với việc trải nghiệm trong và ngoài nhà trường, 10 trường được tổ chức dạy tiếng Anh theo đề án chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhìn vào kết quả đánh giá về năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học đều đảm bảo duy trì bằng và hơn năm học trước về các chỉ số, học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%.

+ Giáo dục THCS:Đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng. Từ việc giao cho các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với năng lực, trình độ của học sinh, đến việc phân loại trình độ học sinh, bố trí giáo viên giảng dạy phù hợp để giúp học sinh nâng cao dần trình độ. Giải pháp này đã góp phần phát huy được hiệu quả, không còn học sinh quá yếu về nhận thức, khoảng cách chênh lệch về trình độ của học sinh trong mỗi lớp học không quá xa. Kết quả đánh giá xếp loại hạnh kiểm Tốt, Khá đạt trên 99.0%. Học sinh tốt nghiệp THCS 99,6%. Học sinh tốt nghiệp THCS đỗ vào lớp 10 THPT đạt

92.7%, số còn lại được tuyển vào Trung tâm GDTX- GDNN của huyện hoặc học các trường dạy nghề [19]

2.2.2. Quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Trong những năm qua Chính phủ, các bộ ngành ở Trung ương và các địa phương đã tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống các chính sách, luật, đề ra những chủ trường, định hướng để phát triển ngành giáo dục.

Luật Giáo dục năm 2019 sửa đổi, bổ sung để tạo hành lang pháp lý nhằm thực hiện việc hoạch định các chính sách giáo dục, lập pháp, lập quy cho các hoạt động giáo dục,thực hiện quyền hành pháp trong giáo dục.

Trong những năm Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh đã quan tâm ban hành nhiều văn bản quản lý về giáo dục cũng như những định hướng, chủ trương về phát triển giáo dục và đào tạo như:

- Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm 2020-2021. Trong những năm qua UBND huyện đã triển khai Nghị định này có hiệu quả, nhằm hỗ trợ cho học sinh kịp thời, giảm học sinh bỏ học vì có hoàn cảnh khó khăn.

- Quyết định 2161/QĐ-BGDĐT ngày ngày 26/6/2017 kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dụcvà đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 xây dựng nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

+ Đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở miễn phí, công bằng, có chất lượng.

+ Tất cả trẻ em trong độ tuổi mầm non được chăm sóc, giáo dục có chất lượng để phát triển toàn diện, chuẩn bị sẵn sàng vào tiểu học.

+ Đảm bảo tất cả mọi người được tiếp cậngiáo dục sau phổ thông có chất lượng, với chi phí học tập phù hợp với mức sống và mức thu nhập.

+ Xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục; đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng trong giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp học cho người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và trẻ em trong những hoàn cảnh dễ bị tổn thương.

+ Tất cả thanh thiếu niên và hầu hết người trưởng thành, không phân biệt giới tính, đều biết đọc, biết viết và biết tính toán; tất cả người học đều được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững, bao gồm: giáo dục về lối sống bền vững, quyền con người, bình đẳng giới, thúc đẩy một nền văn hóa hòa bình, không bạo lực.

+ Thực hiện giáo dục công dân toàn cầu, thích ứng cao với sự đa dạng văn hóa, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc, thúc đẩy sự đóng góp của văn hóa đối với phát triển bền vững.

- Quyết định 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014 phê duyệt Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014-2015 và lộ trình đến năm 2020 với mục tiêu chung: Xây dựng các trường học mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo hướng hiện đại hóa, kiên cố hóa, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020.

- Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk Ban hành Đề án sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non,

phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030 nhằm kiện toàn lại trường lớp học để cho tất cả học sinh được học trong điều kiện thuận lợi nhất.

- Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 07/8/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk Ban hành quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Quyết định này quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh bao gồm: việc tuyển dụng, bố trí, phân công, sử dụng, nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, điều động, biệt phái, luân chuyển, thay đổi chức danh nghề nghiệp, hưu trí, thôi việc và thực hiện các chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Bên cạnh thực hiện những chủ trương, chính sách của Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Đắk Lắk, UBND huyện Krông Búk cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giáo dục như: Quy hoạch diện tích đất cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt đối với các trường xây dựng Trường đạt chuẩn Quốc gia, hằng năm đầu tư mua sắp cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học, xây dựng mới phòng học, nhà đa chức năng, phòng thực hành [30]

2.2.3. Đánh giá chung việc thực hiện chuyên môn về giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Krông Búk trong thời gian qua.

Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học hằng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Búk xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học chung trên địa bàn huyện.

- Bậc học mầm non: Năm học 2020 – 2021, bậc học mầm non đã ban hành Công văn số 288/PGDĐT ngày 19/10/2020 hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2020 – 2021 đối với bậc học mầm non với mục đích và nhiệm vụ chung + Tăng cường công tác tuyên truyền để quán triệt và thực hiện các chủ trương,

đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục mầm non; thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ.

+ Sẵn sàng ứng phó với tình hình, diễn biến dịch Covid-19củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục từ THỰC TIỄN HUYỆN KRÔNG búk, TỈNH đắk lắk (Trang 43 - 54)