Nghĩa của xét xử vụ án hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 29)

Xuất phát từ sự cần thiết của việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và nhằm kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước, cụ thể quyền hành pháp, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định các hình thức phản kháng hợp lý đối với việc thực thi quyền hành pháp, cụ thể cho cá nhân, tổ chức là đối tượng quản lí có quyền khiếu kiện (khiếu nại, khởi kiện) đối với các hình thức của việc thực thi quyền hành pháp (chủ yếu là quyết định hành chính, hành vi hành chính) để yêu cầu cơ quan nhà nước nói chung và tòa án nói riêng bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình; phát huy tính dân chủ, tích cực của cá

nhân, tổ chức trong quản lý hành chính nhà nước; hạn chế hành vi lạm quyền, sai trái trong tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước, khắc phục tình trạng quản lý theo mệnh lệnh và áp đặt tùy tiện của các chủ thể thực thi quyền hành pháp đối với xã hội, xây dựng một nền hành chính quốc gia trong sạch, vững mạnh. “Việc quy định và đảm bảo quyền khiếu kiện hành chính là yêu cầu tất yếu để đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của nhân dân, giữa quyền lực nhà nước và quyền tự chủ của nhân dân trong quản lý hành chính nhà nước” [8,tr.25]. Nhà nước pháp quyền dân chủ luôn chú trọng việc bảo vệ các quyền, lợi ích về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của nhân dân trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý nhà nước, tăng cường mối quan hệ Nhà nước và người dân. Hơn nữa, đấu tranh loại trừ các biểu hiện trái pháp luật, bất hợp lý của việc thực thi quyền hành pháp không chỉ là trách nhiệm chung của nhà nước, xã hội mà còn là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có quyền và lợi ích bị xâm phạm.

Đồng thời, với việc quy định các hình thức phản kháng của cá nhân, tổ chức, các quốc gia trên thế giới cũng thiết lập các phương thức khác nhau nhằm giải quyết hiệu quả các tranh chấp hành chính như phương thức giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành chính, theo phương châm dùng quyền hành pháp để kiểm soát quyền hành pháp; phương thức giải quyết tranh chấp của cơ quan tài phán hành chính như ở Pháp, Anh, Hoa Kỳ, v.v. (thiết lập cơ quan tài phán hành chính với tính chất là cơ quan chuyên trách thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hành chính). Đây là phương thức có tính chất nửa hành pháp, nửa tư pháp; phương thức giải quyết tranh chấp bằng cơ quan trung gian hòa giải hành chính (Pháp, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha v.v.) đây là phương thức không chỉ dựa vào quyền lực nhà nước mà chủ yếu dựa vào quyền lực xã hội, sự công bằng, lẽ phải thông qua việc đào tạo đội ngũ trọng tài viên có đủ năng lực giải quyết các tranh chấp và phương thức giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục tố tụng hành chính do Tòa

án thực hiện.

Trên cơ sở việc đa dạng hóa các phương thức đó, pháp luật cũng đảm bảo quyền được lựa chọn phương thức phù hợp để giải quyết các tranh chấp đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lý một cách hữu hiệu nhất. Khi các cá nhân, tổ chức lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hành chính bằng con đường tư pháp do tòa án thực hiện bởi hành vi khởi kiện theo đúng quy định pháp luật sẽ làm phát sinh một vụ án hành chính. Có thể hiểu khái quát vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính được tòa án có thẩm quyền thụ lý theo yêu cầu khởi kiện của cá nhân, tổ chức đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Trong hệ thống các cơ quan nhà nước, tòa án giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ quan được nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện quyền tư pháp, xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật của các chủ thể, ra bản án hoặc quyết định phán xét hành vi của các chủ thể đó nhằm thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật, đảm bảo công lý, góp phần ổn định trật tự xã hội. Các bản án, quyết định của Tòa án mang tính quyền lực nhà nước, có hiệu lực bắt buộc đối với các bên liên quan cũng như đối với mọi tổ chức, cá nhân khác trong xã hội. Hoạt động xét xử của Tòa án mang tính đặc thù riêng về phương thức áp dụng, đó là việc xét xử một cách công khai, tất cả mọi người đều được tham dự phiên tòa, trừ một số trường hợp pháp luật quy định. Khi tiến hành xét xử, với tư cách là chủ thể áp dụng pháp luật, Tòa án tiến hành xét xử dựa trên các nguyên tắc tố tụng và trên cơ sở những quy định của pháp luật về nội dung và hình thức. Việc xét xử công bằng, đúng pháp luật của Tòa án không chỉ là đòi hỏi cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật mà còn bảo vệ tính công bằng của pháp luật trên thực tế, đồng thời, tác động đến ý thức pháp luật của nhân dân, đem lại niềm tin của họ đối với pháp luật và cơ quan bảo vệ pháp luật.

Nội dung xét xử của tòa án là xem xét, giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội. Những tranh chấp này rất phong phú và đa dạng phát sinh trên các lĩnh vực khác nhau như hình sự, dân sự, kinh tế, lao động và hành chính... Đó có thể là tranh chấp phát sinh giữa các tổ chức, cá nhân với nhau trong xã hội hoặc có thể là tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức với các cơ quan công quyền trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước, đòi hỏi tòa án phải giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Trong đó,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)