Xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trong xét xử vụ án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 83 - 102)

huyện trên địa bàn tỉnh có sự chêch lệch khá lớn. Số vụ án chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã lớn, tập trung đông dân cư, nhiều khu công nghiệp như Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Bỉm Sơn, Thị xã Sầm Sơn. Thẩm phán đang chịu rất nhiều áp lực về mặt chuyên môn và quá tải trong thụ lí và giải quyết các vụ án hành chính phức tạp, chủ yếu liên quan về đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng.

2.3. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trong xét xử vụ án hành chính án hành chính

2.3.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về phân định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của tòa án theo cấp lãnh thổ

Thứ nhất, về việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính quy định tại Điều 31, 32 của Luật Tố tụng hành chính cần điều chỉnh lại theo hướng đảm bảo phù hợp với khái niệm quyết định hành chính, hành vi hành chính được giải thích tại Điều 3; đảm bảo tất cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính theo đúng quy định của Điều 3, nếu bị khởi kiện

phải được Tòa án có thẩm quyền thụ lí giải quyết. Theo đó, Điều 31 điều chỉnh về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của toà án nhân dân huyện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức theo hướng đưa quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức của Chủ tịch huyện lên thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh để đảm bảo tính nhất quán trong việc quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân huyện. Khoản 2 Điều 32 bổ sung thêm quyết định hành chính của tổ chức. Khoản 3 Điều 32 bổ sung thêm quyết định hành chính của tổ chức, cá nhân được trao quyền quản lý hành chính nhà nước đảm bảo thống nhất với Điều 3 Luật Tố tụng hành chính đồng thời đảm bảo đầy đủ cơ sơ pháp lý cho việc thụ lý và xét xử các đối tượng xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm. Mặt khác, nên giữ quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân huyện đối với các vụ án hành chính về quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nhằm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp về việc mở rộng thẩm quyền xét xử cho tòa án nhân dân cấp huyện. Bên cạnh đó, thực hiện giải pháp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm, bản lĩnh của đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện đáp ứng yêu cầu trong việc giải quyết sơ thẩm các loại vụ án hành chính này.

Thứ hai, xây dựng nguyên tắc rõ ràng cho việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo hướng:

“Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với những vụ án hành chính có người bị kiện là cơ quan, tổ chức cấp huyện trở xuống hoặc là người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức này.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với những vụ án hành chính không thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp huyện. Những vụ án hành chính có người bị kiện là cơ quan, tổ chức ở địa phương hoặc là người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức này thuộc

thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nơi ban hành quyết định hay thực hiện hành vi hành chính.

Những vụ án hành chính có người bị kiện là cơ quan, tổ chức ở trung ương hay ở nước ngoài hoặc là người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức này thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nơi người khởi kiện là cá nhân cư trú, làm việc hoặc nơi người khởi kiện là cơ quan, tổ chức có trụ sở; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc toà án nơi ra quyết định hoặc thực hiện hành vi bị kiện; trường hợp nơi ra quyết định hoặc thực hiện hành vi bị kiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh” [9,tr154].

Những nguyên tắc này sẽ giúp cho việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm rõ ràng, khắc phục hạn chế pháp luật hiện hành đã đưa ra ở trên. Hơn nữa, thực tế cho thấy trong quá trình giải quyết vụ án hành chính thì cấp ủy không can thiệp được vào quy trình tố tụng. Mặt khác, xét về công tác tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân thì tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có ít hoặc không có vụ án hành chính để xét xử, ngược lại đối với tòa án cấp tỉnh lại quá tải. Có quan điểm cho rằng tòa án cấp huyện chỉ xét xử sơ thẩm, và đa số sẽ có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm giải quyết tại tòa án nhân dân cấp tỉnh nên mang lên cấp tỉnh là chưa hợp lý, bởi đội ngũ thẩm phán hiện nay không những tinh thông nghiệp vụ, kỹ năng xét xử và rất am tường về thực tiễn xã hội, do vậy đã đưa ra những phán quyết công tâm, có sức thuyết phục.

Thứ ba, trong vụ án dân sự có tuyên huỷ quyết định hành chính thì phải chuyển sang tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính. Lúc này, phán quyết tòa án trong việc đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính quy định tại Điều 193 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 và các vấn đề có liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền

và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, chỉ rõ quyền và nghĩa vụ các bên tham gia quan hệ tố tụng. Mặt khác, thể hiện rõ phán quyết đối với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến quá trình giải quyết vụ án hành chính có dấu hiệu trái pháp luật (nếu có); giải thích rõ về việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án. Những quy định trên sẽ tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ đảm bảo việc thi hành các phán quyết của Hội đồng xét xử vụ án hành chính triệt để và hiệu quả, thuận lợi hơn. Điều nay vừa hợp lý với lý luận, quy định của pháp luật về tố tụng, vừa phù hợp với thực tiễn giải quyết vụ án hành chính khi toà án được thực hiện đúng chức trách của mình, các thẩm phán cũng có chuyên môn, kỹ năng và kiến thức chuyên ngành quản lý hành chính nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho giải quyết vụ án hành chính một cách hiệu quả.

Thứ tư, đối với việc quá tải số lượng án hành chính tập trung tại một số địa bàn huyện, thành trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá nói riêng, của các tỉnh khác trên cả nước nói chung, có thể chuyển vụ án cho các tòa án lân cận có số lượng tranh chấp hành chính ít hơn. Như vậy số lượng và chất lượng công việc của cán bộ tòa án được phân bố đồng đều hơn, tạo thuận lợi trong việc đi lại của đương sự, đẩy nhanh được tiến độ giải quyết án. Đặc biệt là có thể đảm bảo được tính độc lập giữa tòa án với cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Lúc này, sự ảnh hưởng của thứ bậc hành chính về tổ chức của tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính đã buộc tòa án phải xét xử các khiếu kiện đối với các cơ quan ngang cấp, có nhiều ảnh hưởng về chính trị, tài chính...với mình cũng giảm bớt đi. Đồng thời, cách thức tổ chức này tránh cho việc một số tòa án lệ thuộc trong quan hệ với cấp ủy Đảng, sợ trách nhiệm, việc gì cũng xin ý kiến cấp ủy, ngại đấu tranh, không thực hiện đúng nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

2.3.2. Một số giải pháp bảo đảm thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính tại tỉnh Thanh Hóa

Nhằm bảo đảm thẩm quyền xét xử, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cần tiến hành đồng bộ cả các giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế. Các giải pháp cơ bản cần chú trọng gồm:

Thứ nhất, tăng cường và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết tranh chấp hành chính.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cần tiến hành đồng thời trên các phương thức: Đề ra các chủ trương, chính sách, định hướng kịp thời, quán triệt sâu sắc và bám sát các nhiệm vụ chiến lược để chỉ đạo sát sao trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. Tuy vậy, Đảng không được chỉ thị, can thiệp trực tiếp vào công tác xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. Bên cạnh đó cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hành chính; Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ ưu tú có đủ khả năng, phẩm chất, bản lĩnh chính trị đảm nhiệm công việc; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của Đảng viên, tổ chức cấp ủy Đảng, đồng thời tuyên truyền vận động cán bộ, công chức và công dân chấp hành các quy định pháp luật về TTHC nói chung và xét xử sơ thẩm vụ án hành chính nói riêng. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng cũng phải luôn phù hợp với đặc trưng riêng của hoạt động xét xử vụ án hành chính, tôn trọng nguyên tắc “độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

Song song đó, lãnh đạo Tòa án các cấp cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhất là cơ quan có chức năng quản lý chuyên ngành liên quan đến những vụ án mà Tòa án đang thụ lý, giải quyết nhằm phát huy vai trò của họ trong việc giải quyết vụ án hành chính được hiệu quả, thuận lợi; trong những trường hợp cần thiết sẽ phối hợp với cơ quan xét xử đưa ra đường lối giải quyết những vụ án lớn, có tính

chất quan trọng có thể gây phương hại an ninh chính trị và quốc phòng của đất nước, địa phương.

Thứ hai, thực hiện đồng bộ và hiệu quả công tác hướng dẫn áp dụng và thi hành pháp luật.

Tòa án các cấp cần định kỳ tiến hành tổ chức tập huấn, trau dồi kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước; bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân; thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm đối với những vụ án có sai sót, chủ động báo cáo và đề nghị Tòa án cấp trên hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về những vướng mắc trong quá trình xét xử các vụ án hành chính; thực hiện việc giải đáp các vấn đề về nghiệp vụ xét xử và xây dựng các bộ giải đáp làm căn cứ tham khảo cho Tòa án cấp dưới tránh sai sót trong quá trình xét xử. Bên cạnh đó, công tác tổng kết thực tiễn xét xử, đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật và phát triển án lệ phải tiến hành nghiêm túc, thường xuyên theo hướng tập trung xây dựng các án lệ hành chính và tập huấn việc áp dụng các án lệ hành chính.

Thứ ba, nâng cao ý thức pháp luật của người dân nói chung và của các chủ thể tham gia trong khởi kiện và xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.

Đối với người dân, cần có biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và hiểu biết của họ về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính giúp họ thực hiện tốt hơn quyền khởi kiện cũng như các quyền và lợi ích khác của người dân tại Tòa án trong TTHC mà trước hết là ở cấp sơ thẩm. Đối với người khởi kiện, cần phổ biến rộng rãi không chỉ qua lý thuyết mà còn bằng cả thực tiễn xét xử để họ nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm của bản thân, tin tưởng cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Để thực hiện tốt việc đó, cần khuyến khích việc tham dự phiên tòa hành chính sơ thẩm của nhân dân địa phương nơi ban hành Quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị kiện. Đối với người bị kiện, cần có thái độ cầu thị, hợp tác, đối thoại để tìm ra sự thật khách quan của vụ án; phối hợp

chặt chẽ với người tiến hành tố tụng trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết sơ thẩm vụ án hành chính.

Thứ tư, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.

Việc này phải được thực hiện nghiêm từ khâu tiếp nhận khiếu kiện, thụ lý, xác minh, thu thập chứng cứ, cũng như trong quá trình tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, công tác thi hành án đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động xét xử nhằm củng cố lòng tin của nhân dân vào công tác xét xử và vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Thứ năm, tăng cường trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ Tòa án giải quyết vụ án hành chính

Tăng cường sự phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan hành chính hữu quan như Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn như tài nguyên môi trường, quản lý thị trường, xây dựng… để thuận lợi trong việc thu thập các tài liệu, chứng cứ có liên quan trong quá trình ban hành và áp dụng các Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện, đồng thời nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách, các văn bản pháp luật chuyên ngành của trung ương và đặc biệt là của địa phương để làm sáng rõ bản chất vụ án hành chính cũng như phối kết hợp trong việc thi hành các quyết định của Tòa án. Bên cạnh đó, tăng cường công tác phối hợp đề ra các giải pháp phòng ngừa, khắc phục những lỗ hổng, thiếu sót trong công tác quản lý hành chính để hạn chế thấp nhất tình trạng khiếu kiện.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý phân tích ở chương 1, các vấn đề thực trạng ở chương 2 thể hiện kết quả của hoạt động xét xử vụ án hành chính ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Qua việc làm rõ các yếu

tố ảnh hưởng đến xét xử sơ thẩm vụ án hành chính cũng như đánh giá thực tiễn hoạt động xét xử vụ án hành chính cho thấy trong những năm gần đây, việc áp dụng các quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, chất lượng công tác xét xử được nâng cao, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức, ổn định trật tự quản lý hành chính nhà nước, công bằng xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn công tác xét xử vẫn gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong việc thực thi pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính dẫn đến hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hành chính vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, còn có những quy định chồng chéo, thiếu thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, chưa đáp ứng được nhu cầu khiếu kiện hành chính của cá nhân, tổ chức và kiểm soát có hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Từ những hạn chế đó, luận văn đã định hướng đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 83 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)