Giải pháp từ phía các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 72)

Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NTD, doanh nghiệp cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Giải pháp đối với doanh nghiệp là cần phối hợp hợp lý các hoạt động khuyến khích nhà sản xuất kinh doanh lành mạnh có trách nhiệm và thông tin trung thực cho NTD. Những hoạt động sản xuất kinh doanh chân chính của doanh nghiệp góp phần quan trọng trong việc làm trong sạch thị trường và đảm bảo đáp ứng nhu cầu của NTD một cách hiệu quả. Tránh tình trạng vì lợi nhuận mà bỏ qua cả đạo đức kinh doanh.

3.3.3.1. Nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh

Sản xuất kinh doanh có tốt, sản phẩm mới được đảm bảo chất lượng. Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm bắt các quy định của pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm có chất lượng sản xuất đảm bảo các quy định đề ra. Đối với các cơ sở sản xuất chăn nuôi thì nên thực hiện quy hoạch tổ chức chăn nuôi, trồng chọt theo hướng tập trung công nghiệp gắn với chế biến giết mổ đảm bảo an toàn vệ sinh để thuận lợi trong quá trình quản lý, giám sát chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.

Doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy trình chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu dùng thực phẩm, đồng thời, tăng cường đầu tư mới công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường hàng hóa thực tiễn.

3.3.3.2. Cung cấp những thông tin trung thực về hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp

Thông tin về sản phẩm là nhân tố cần thiết không thể thiếu trong quá trình ra quyết định của NTD. Thông tin càng trung thực thì quyền lợi của NTD càng được bảo đảm. Do đó, nên khuyến khích việc doanh nghiệp cung

cấp những thông tin trung thực chính xác, tránh phóng đại về chất lượng cũng như chức năng công dụng của sản phẩm nhằm giúp NTD có những quyết định tiêu dùng tốt nhất. Việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp cũng như giới thiệu, quảng bá các sản phẩm mới có thể thông qua những phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí, trang web của doanh nghiệp… nhưng không nên quá lãng phí vào các kênh thông tin này để rồi NTD lại là những người cuối cùng gánh chịu những chi phí đó.

3.3.3.3. Tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp nhằm chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

Niềm tin khách hàng là nhân tố quan trọng sống còn đối với một doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp làm ăn chân chính, có được niềm tin của NTD, doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng cạnh tranh được với những doanh nghiệp khác. Sản phẩm của họ thường được NTD đón nhận và sử dụng nhiều hơn những sản phẩm chất lượng kém. Do đó, doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận và không ngừng đầu tư, củng cố và phát triển và cải tiến mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm. Do đó, việc đưa ra các tiêu chí cao hơn trong việc công nhận doanh nghiệp được NTD tin cậy là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp chân chính hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng cần được kiểm soát một cách chặt chẽ nhằm nâng cao ý thức về quyền và lợi ích của NTD cho các doanh nghiệp.

3.3.4. Giải pháp từ phía người tiêu dùng

NTD là một nhân tố quan trọng trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của chính mình do đó cần phải tăng cường hơn nữa vai trò của NTD. Làm thế nào để NTD phải nâng cao được nhận thức và hiểu biết tiêu dùng của mình và trở thành những NTD thông thái để có thể chọn lựa được những sản phẩm đảm bảo an toàn, bảo vệ quyền lợi của chính mình.

3.3.4.1. Tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua hàng

Trước khi ra quyết định mua một sản phẩm nào đó, NTD cần tìm hiểu kỹ các thông tin về sản phẩm bằng việc đọc kỹ các thông tin trên nhãn hàng và tìm hiểu kỹ các thông tin quan cáo. NTD phải biết tự bảo vệ mình, phải có những kiến thức nhất định để làm sao phân biệt giữa những loại thực phẩm có chất lượng và thực phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng.

Đặc biệt, khi mua và sử dụng thực phẩm phải lựa chọn những thương hiệu đã biết trước, có nguồn gốc rõ ràng, có thời hạn bảo hành, thời hạn sử dụng, nhãn thực phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu, quy định của Nhà nước, phải có những bằng chứng cụ thể xác nhận rằng thực phẩm đó đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận và đảm bảo các vấn đề về chất lượng… NTD nên hình thành thói quen tìm hiểu và lựa chọn thông tin, đòi hỏi nghiêm khắc hơn về tính trung thực và đầy đủ của thông tin về sản phẩm mình tiêu dùng nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội.

3.3.4.2. Mua hàng có nguồn gốc rõ ràng

Nguồn gốc xuất xứ hàng hóa liên quan đến chất lượng của hàng hóa và việc đòi lại quyền lợi mà NTD đã bị xâm phạm. Hiện nay, NTD Việt Nam còn ít quan tâm đến nguồn gốc của hàng hóa, và chính những người cung cấp trung gian cũng không biết hàng hóa có nguồn gốc ra sao. Điều này đã tạo điều kiện cho các loại hàng hóa trôi nổi đến tay NTD, kéo theo đó là vấn đề về chất lượng và an toàn sản phẩm. Nhưng ngay cả khi hàng hóa đó được phát hiện là kém chất lượng và không đủ an toàn, ảnh hưởng đến quyền lợi NTD thì việc quản lý, ngăn chặn những loại hàng hóa này khỏi xâm nhập thị trường cũng sẽ gặp khó khăn vì không thể truy ra nguồn gốc của chúng để xử lý kịp thời. Vì vậy, mỗi NTD khi mua hàng cần quan tâm về nguồn gốc của sản phẩm, không nên mua các loại hàng hóa không có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.

Thực trạng ATTP ở nước ta hiện nay không chỉ do sự vô trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, do hoạt động quản lý còn chưa hiệu quả mà còn do chính ý thức của NTD. Mặc dù có thông tin về các sản phẩm hàng hóa không nhãn mác, hàng rong, hàng gia công gây ngộ độc thực phẩm, mất ATVSTP nhưng NTD vẫn sử dụng. Điều này càng khiến cho tình trạng mất ATVSTP tăng cao. Do đó, NTD nên ý thức hơn về sự an toàn của mình, người thân và xã hội để tránh sử dụng những thực phẩm thiếu nguồn gốc, kém chất lượng và không đảm bảo ATVSTP. NTD cần lựa chọn thực phẩm sạch, thực phẩm của những thương hiệu có uy tín để hạn chế những rủi ro do thực phẩm không an toàn. Trong trường hợp mua phải thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo chất lượng thì người tiêu dùng cần báo ngay đến tổ chức bảo vệ NTD địa phương để kịp thời có giải pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và góp phần tạo dư luận tích cực để ngăn ngừa các hành vi vi phạm tiềm ẩn.

3.3.4.4. Lấy hóa đơn, phiếu bảo hành khi mua hàng

Hóa đơn và phiếu bảo hành là những chứng từ rất quan trọng khi mua hàng, liên quan đến lợi ích của NTD sau khi mua hàng. Phiếu bảo hành liên quan đến các dịch vụ hậu mãi đảm bảo cho NTD được sử dụng đúng hàng hóa đúng với hợp đồng, còn hóa đơn là chứng cứ mua hàng. Cả hai chứng từ này đều là căn cứ cần thiết để NTD đòi bồi hoàn hoặc bồi thường cho những thiệt hại phát sinh của mình. Ngoài ra, khi có hóa đơn, NTD còn có thể được hưởng những quyền lợi liên quan đến thuế. Vì vậy, NTD nên hình thành thói quen lấy các loại chứng từ này khi mua hàng vì chính lợi ích của mình. Do thói quen mua bán không chứng từ đã có lâu, không phải doanh nghiệp nào cũng tự động cung cấp hóa đơn cho khách hàng, trong trường hợp đó, NTD phải chủ động yêu cầu lấy hóa đơn. Đồng thời, khi lấy các chứng từ này, NTD

nên đọc kỹ nội dung xem có đúng với nội dung giao dịch không, tránh những nhầm lẫn ảnh hưởng đến khả năng đòi bồi hoàn của mình sau mua.

3.3.4.5. Phản ứng mạnh mẽ với những hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng

Có thể nói một trong những nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp dám xâm phạm quyền lợi NTD ở nước ta là do NTD còn quá hiền lành. Việc NTD bỏ qua và im lặng trước những hành vi vi phạm của doanh nghiệp đã phần nào cổ vũ cho doanh nghiệp tiếp tục làm liều dẫn đến hoạt động xâm phạm quyền lợi NTD tái diễn. Vì vậy, để thay đổi cách ứng xử của doanh nghiệp thì NTD cần có sự thay đổi trong phản ứng của mình bằng cách mạnh dạn đưa ra những ý kiến về sản phẩm, đòi hỏi thái độ tiếp nhận những ý kiến đó một cách đúng mực cũng như từ bỏ tâm lý e ngại khi khiếu nại doanh nghiệp. Ngoài ra, NTD cũng có thể liên hệ với các phương tiện truyền thông nhờ họ lên tiếng đòi quyền lợi cho mình.

Hiện nay, NTD có thể làm điều này rất dễ dàng với sự hỗ trợ của các chuyên mục, đường dây nóng về bảo vệ NTD mà báo đài cung cấp. Cũng thông qua giới truyền thông, NTD có thể chia sẻ thông tin tiêu dùng với nhau, liên kết lại để tạo sức ép dư luận buộc các doanh nghiệp phải thay đổi hành vi của mình và giải quyết thỏa đáng cho những khiếu nại của NTD. Thực tế cho thấy sự liên kết giữa NTD với báo chí có hiệu quả rất cao, giúp cho những thắc mắc khiếu nại của NTD được giải quyết một cách nhanh chóng.

Kết Luận Chương 3

Hiện nay quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP ngày càng bị xâm phạm nghiêm trọng, một trong những nguyên nhân đó là do hiệu quả của việc điều chỉnh của pháp luật chưa cao. Cần phải có những giải pháp hữu hiệu bổ sung và chỉnh sửa và quy định pháp luật để phù hợp hơn. Ngoài ra, bảo vệ quyền lợi NTD là trách nhiệm của toàn xã hội, có sự tham gia của nhiều yếu tố kết

hợp hoạt động quản lý từ phía nhà nước, thông tin giới truyền thông, ý thức của NTD và trách nhiệm của doanh nghiệp. Vì vậy, nâng cao sự chủ động và tích cực của các yếu tố này cũng là một nhiệm vụ quan trọng.

Việc phát hiện những hạn chế và hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP là một yêu cầu tất yếu trong hoạt động pháp luật hiện nay của Nhà nước và của toàn xã hội. Để giải quyết vấn đề này cần có rất nhiều biện pháp khắc phục những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền lợi NTD như hiện nay. Các biện pháp này cần được tiến hành đồng bộ, hỗ trợ nhau phát huy hiệu quả cao nhất. Bên cạnh những biện pháp đặc thù phù hợp với điều kiện nước ta, kinh nghiệm từ các nước là những bài học rất đáng quý mà chúng ta có thể học tập.

KẾT LUẬN

Bảo vệ quyền lợi NTD là một nhu cầu tự nhiên không chỉ đối với bản thân NTD, mà còn cần thiết để nền kinh tế phát triển. Đây là hoạt động khó khăn liên quan đến tất cả các yếu tố của thị trường. Tại Việt Nam, cơ chế thị trường đang trong giai đoạn hình thành và dần hoàn thiện, nhận thức về vai trò của NTD đã được phẩn nào nâng lên nhưng nhìn chung họ chưa được đặt vào đúng vị trí của mình. Đồng thời, quá trình chuyển đổi này cũng tạo ra lúng túng cho hoạt động quản lý thị trường của nhà nước. Cùng với đó là những thói quen tiêu dùng làm mất đi khả năng tự bảo vệ mình của NTD. Với những lý do đó dẫn đến một thực tế là quyền lợi của NTD Việt Nam bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Những hành vi tổn hại quyền lợi của họ đã và đang diễn ra thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực.

Bảo vệ quyền lợi NTD về lĩnh vực ATTP giữ vai trò quan trọng không chỉ đối với bản thân người tiêu dùng, doanh nghiệp, nhà sản xuất mà còn có ý nghĩa đối với xã hội. Một mặt, ATTP bảo vệ cho người tiêu dùng. ATTP cũng là thước đo cho doanh nghiệp khẳng định thương hiệu duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, thường xuyên, liên tục, bảo đảm cho doanh nghiệp tăng năng suất, hiệu quả trong kinh doanh. Với tầm quan trong như vậy, đòi hỏi Bảo vệ quyền lợi NTD về ATTP phải được bảo đảm bằng pháp luật.

Pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP là một bộ phận của pháp luật về bảo vệ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; có nội dung gồm các nhóm quy phạm quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh về ATTP; về các điều kiện kinh doanh ATTP; và về quản lý nhà nước đối với ATTP.

Bên cạnh những ưu điểm của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP, như: có cách tiếp cận mới trong các quy định về quản lý ATTP ( xuất phát từ khâu sản xuất đến sản phẩm); các quy định xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD về ATTP ngày càng được hoàn thiện theo hướng chỉ rõ hành vi vi phạm và chế tài xử lý vi phạm về ATTP..., pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD về ATTP vẫn còn không ít hạn chế, bất cập, ít nhiều gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi, như: các quy định về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP

còn tản mát trong nhiều văn bản; chưa có cách giải thích thống nhất một số thuật ngữ chuyên môn về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP; phân công trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng về quản lý bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP còn chưa được rõ ràng...

Cũng như tình trạng chung, việc thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc đòi hỏi phải được khắc phục trong thời gian tới, như: việc tổ chức bộ máy cơ quan quản lý chuyên ngành còn chưa hoàn thiện chế tài xử phạt còn nhiều bất cập, chưa cụ thể và chưa có tính răn đe cao, tình trạng tồn dư hóa chất, ô nhiễm hóa chất bảo quản trong một số thực phẩm chưa được cải thiện nhiềun ý thức trách nhiệm của một bộ phận các nhà sản xuất, người kinh doanh thực phẩm chưa cao; một số người tiêu dùng thường sử dụng thực phẩm theo thói quen.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP là một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay, nhất là các quy định về ATTP tươi sống, về thanh tra xử lý vi phạm, về chế tài xử phạt…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Vân Anh (2012) Vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùngtrong

việc bảo vệ người tiêu dùng, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội;

2. Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyễn Văn Cương (2012) Giáo trình Luật bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội;

3. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Thành phốHồChí Minh,

<https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_ Ch%C3%AD_Minh>, (19/8/2019).

4. Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP (2014-2017) Tổng hợp, thống kê Báo

cáo tổng kết công tác VSATTP của Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP của UBND thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014-2017.

5. Ban Quản lý ATTP TP.HCM (2019) “Thành phố Hồ Chí Minh: Hội nghị

tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm năm 2019”, Trang điện tử

Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, <http://vfa.gov.vn/hoat-dong-chi-cuc/thanh-pho- ho-chi-minh-hoi-nghi-tong-ket-cong-tac-thanh-tra-kiem-tra-an-toan-thuc-pham- nam-2018.html> (06/01/2019).

6. Bộ Tư pháp (2008) Cơ chế pháp lý bảo vệquyền lợi người tiêu dùng, Báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)