đối với cá nhân, tổ chức vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt là 1.285.512.000 đồng, trong đó 46 cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn trên 3 tháng, không có hồ sơ tự công bố, không nộp hồ sơ tự công bố đến cơ quan quản lý, buộc tiêu hủy tang vật vi phạm. Trong đó có Công ty TNHH Nhà hàng Gang Nam BBQ (phường Tân Phong, quận 7) bị phạt 56.500.000 đồng do có 2 hành vi là: kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và sử dụng nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ngoài bị phạt tiền, nhà hàng này bị buộc tiêu hủy 210 kg thịt heo do không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp [27].
2.4. Các hành vi bị cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về an toàn thực phẩm. an toàn thực phẩm.
Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định về các hành vi bị cấm đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản xuất hàng hóa dịch vụ yêu cầu người tiêu dùng thanh toán mà
không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng mà cung cấp sản phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng ngươi tiêu dùng. Các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng, sử dụng các chất phụ gia vượt giới hạn cho phép, hóa chất bị cấm, các sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm dịch thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng chưa đạt yêu cầu. Các cơ sở sản xuất rau, thịt sử dụng nguyên liệu, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh an toàn; một số địa điểm kinh doanh thực phẩm tươi sống chưa được cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP; một số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm không có giấy chứng nhận vệ sinh thú y gây ảnh hưởng tới sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Điều luật chỉ ghi nhận khái quát về những hành vi của thương nhân với tính chất là hành vi có thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm.
Bên cạnh đó, quy định về những điều cấm trong bảo vệ người tiêu dùng còn được đề cập trong Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Có 13 loại hành vi bị cấm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm gồm các nguyên phụ liệu, các chất phụ gia, các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật trong chế biến thực phẩm... được quy định trong luật an toàn thực phẩm năm 2010 nhằm tránh rủi ro, sức khỏe, tính mạng cho người tiêu dùng thực phẩm.
Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tại TP Hồ Chí Minh có nhiều vấn đề đáng lo ngại. NTD không khỏi lo ngại trước thực trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm chứa các chất nguy hiểm, các chất phụ gia. Nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm đã sử dụng một số phụ gia không có trong danh mục của Bộ Y tế hoặc sử dụng sai quy trình như cháo dinh dưỡng sử dụng Natri Benzoat; hạt dưa dùng phẩm chứa Rhodamin B để nhuộm màu [20]... Các chất phụ gia độc hại, không rõ nguồn gốc được sử dụng bừa bãi cũng đe dọa an toàn và sức khỏe của NTD. Các
chất như hàn the, phocmon, chất bảo quản thực phẩm từ lâu đã được cảnh báo là gây hại đến sức khỏe của người sử dụng thực phẩm nhưng cho đến hiện tại, các chất phụ gia nguy hiểm này vẫn tiếp tục được sử dụng [20].
Việc kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm ôi, thiu, ô nhiễm trở nên phổ biến. Đặc biệt nóng trong năm 2019 là tình trạng nhập khẩu phụ phẩm thịt không đảm bảo an toàn, buôn bán nội tạng động vật không rõ nguồn gốc qua biên giới đã gia tăng gấp 3 lần so với năm 2018 [32].
Rau củ quả là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn nhưng chất lượng của các loại rau củ ngày càng khiến NTD phải lo lắng. Thuốc bảo vệ thực vật tìm thấy dư lượng trong các loại rau ăn lá và ăn quả chiếm đến 70% số mẫu [5]. Về chăn nuôi, chúng ta chưa kiểm soát được chăn nuôi ở các hộ gia đình, chưa kiểm soát được thức ăn chăn nuôi, thuốc tăng trọng và giết mổ gia súc, gia cầm. Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có 64,5% các cơ sở nằm trong khu dân cư, 35,5% nằm trong các chợ, trong đó mới chỉ có 67,7% các cơ sở giết mổ tập trung gia súc được kiểm soát thú y và 27% các cơ sở giết mổ gia cầm được kiểm soát thú y. Các cơ sở giết mổ chỉ có 45% thực hiện được vệ sinh tiêu độc, vì thế tỷ lệ số mẫu ô nhiễm vi sinh vật còn chiếm tới 57%. (Nhân dân, 23/5/2017 – Sức khỏe và môi trường, số 11,2017)
Quy định về những điều cấm trong bảo vệ người tiêu dùng cũng đã được quy định cụ thể tại các quốc gia khác.
Quy định pháp luật về những điều cấm trong bảo vệ người tiêu dùng còn được đề cập cụ thể trong các văn bản pháp luật tại Việt Nam.
Khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ, NTD luôn đứng trước nguy cơ sử dụng hàng hóa, dịch vụ thiếu độ an toàn. Đối với hàng hóa, có thể kể đến việc thiếu an toàn của thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm... Đã có không ít những trường hợp bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng các loại thực phẩm kém chất
lượng. Nếu như năm 2008 rộ lên việc sử dụng một số hóa chất độc hại trong chế biến thực phẩm như Melamine, 3-MCPD... thì năm 2009 tình trạng này gần như không còn nhưng lại xuất hiện nhiều vụ vi phạm nóng về an toàn vệ sinh thực phẩm dưới nhiều hình thức đa dạng hơn.
Thứ nhất, đã phát hiện ngày càng nhiều các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm không đảm bảo điều kiện vệ sinh, nhiều lò chế biến lòng, mỡ, bì bẩn; dùng hóa chất tẩy trắng bì lợn...; nhiều loại nước tinh khiết bị nhiễm bẩn... Theo thông tin từ Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, năm 2008, lực lượng chức năng đã phát hiện trên 16% cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm [26]. Qua đợt kiểm tra từ ngày 19/01/2010 cho thấy, vi phạm chủ yếu ở các cơ sở sản xuất là chưa bảo đảm ATTP, trang thiết bị chưa đáp ứng, nguồn gốc nguyên liệu không rõ ràng...
Theo quy định thì các cơ sở chế biến kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP thì mới được hoạt động. Tuy nhiên trên thực tế tại Tp Hồ Chí Minh, chất lượng thực phẩm của phần lớn các cơ sở này không được kiểm soát. Báo cáo của ngành y tế tại hội nghị ATTP lần thứ 2 vào ngày 9/04/2008 cho thấy số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP mới chỉ đạt khoảng 10%, 90% còn lại chất lượng thực phẩm thả nổi không kiểm soát. Hơn thế nữa chưa chắc những cơ sở được cấp giấy chứng nhận ATTP là đủ tiêu chuẩn về ATTP. Điển hình nhất là vụ việc tại cơ sở sản xuất mứt Như Ý, quận Bình Tân với hàng trăm thùng nguyên liệu sản xuất mứt như đu đủ, chùm ruột, cóc, lê... đã bị hư hỏng nghiêm trọng, chứa đầy dòi và trứng ấu trùng. Ngạc nhiên hơn cả là cơ sở này đã hoạt động từ năm 2001 và được cấp giấy chứng nhận ATTP từ năm 2008, có nghĩa là suốt 8 năm trời, sản phẩm mứt của cơ sở này được đưa ra thị trường tiêu thụ mà NTD không thể biết thực hư về chất lượng của những sản phẩm đó.
Tình trạng dùng hoá chất không được phép sử dụng trong công nghiệp thực phẩm để tẩy trắng thực phẩm diễn ra phổ biến. Rạng sáng 14/4/2018 Đội 3 Phòng cảnh sát chống tội phạm về môi trường, Công an TP HCM phát hiện 6 tấn rau củ ở Thành phố Hồ Chí Minh bị tẩy trắng bằng hoá chất. Củ cải, cà rốt… được hàng loạt cơ sở ở quận Thủ Đức dùng chất tẩy công nghiệp làm trắng trước khi bán ra thị trường. Cảnh sát thu giữ tổng cộng 5 kg chất tẩy công nghiệp không rõ nguồn gốc. Hoá chất tẩy trắng nếu không sử dụng đúng liều lượng, thể loại có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày, tổn thương mao mạch. Người nào thường xuyên dùng thực phẩm bị tẩy trắng, lượng hoá chất sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ung thư [33].
2.5. Giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng
Căn cứ theo quy định tại điều 30 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và các cá nhân kinh doanh hàng hoá, tổ chức, dịch vụ. Theo đó, có bốn phương thức giải quyết tranh chấp đó là thương lượng, hoà giải, trọng tài và toà án. Luật còn quy định không được thương lượng, hoà giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng và lợi ích công cộng. Các quốc gia trên thế giới thường sử dụng là phương thức thương lượng, phương thức hòa giải và phương thức tòa án để giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và các nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Thứ nhất, về phương thức thương lượng.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định về trách nhiệm của nhà sản xuất là thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận và tiến hành thương lượng với người tiêu dùng.
Theo quy định hiện hành thì chưa có một chế tài nào trong trường hợp các nhà sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm cố tình phớt lờ các yêu cầu của người tiêu dùng thực phẩm. Các thiếu sót này làm cho việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng giữa người tiêu dùng thực phẩm và các doanh nghiệp không mang lại hiệu quả nếu doanh nghiệp không thực sự có ý giải quyết các yêu cầu của người tiêu dùng thực phẩm.
Thứ hai, về phương thức hòa giải.
Theo quy định tại Điều 33, điều 34, điều 35, điều 36, điều 37 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và điều 31, điều 32, điều 33 của Nghị định 99/2011/NĐ-CP phương thức hoà giải trong giải quyết tranh chấp về quyền lợi người tiêu dùng. Vì các tổ chức hoà giải, nguyên tắc hoà giải, thực hiện kết quả hoà giải có tính khả thi cao và quy định chặt chẽ nên đây được xem là một phương thức tốt trong quá trình giải quyết tranh chấp về quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam.
Thứ ba, về phương thức tốtụng tại tòa án.
Theo quy định tại Điều 41 đến Điều 46 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 thì: Ngoại lệ của nguyên tắc xét xử hai cấp là thủ tục xét xử rút gọn đối với vụ việc cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện, vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng, giá trị giao dịch dưới một trăm triệu đồng tại Khoản 2 Điều 41[37]. Miễn án phí, lệ phí Toà án kể cả khi thua kiện khi người tiêu dùng khởi kiện theo Khoản 2 Điều 43. Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí [21, Điều 3].
Tòa án đóng vai trò đặc biệt trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bởi vì, Tòa án phải tuân theo các quy định thủ tục, trình tự, chặt
chẽ, và nhân danh nhà nước để xử lý; trong nhiều trường hợp phải rất nghiêm khắc, giáo dục mạnh mẽ, chế tài được áp dụng cho các đối tượng xâm phạm lợi ích người tiêu dùng quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành cao và bảo vệ được triệt để quyền lợi của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Tòa hành chính cũng có vai trò nhất định thông qua việc xem xét các hành vi hành chính, quyết định hành chính của người có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng bị khởi kiện tại Tòa hành chính.
Trong hệ thống toà án của Việt Nam không có Toà án chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng. Nhiều vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại của người tiêu dùng do bị xâm phạm quyền lợi trong lĩnh vực ATTP có thể được giải quyết theo Bộ luật dân sự và các văn bản có liên quan. Nhữngx nguyên nhân chủ yếu làm cho người tiêu dùng chưa tích cực trong việc khởi kiện là:
Pháp luật hiện nay ở nước ta chưa quy định rõ chủ thể nào sẽ là người bị kiện, người tiêu dùng thực phẩm cũng không biết nên khởi kiện nhà sản xuất, nhà phân phối hay người bán lẻ?
Do thói quen của người tiêu dùng thực phẩm khi mua hàng hoá không có giữ lại các hoá đơn, chứng từ cần thiết. Khi xảy ra vụ việc, người tiêu dùng thực phẩm sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập các chứng cứ, các loại tài liệu để chứng minh mình đã mua thực phẩm không an toàn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để có kết luận là thực phẩm có chứa độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thì phải qua quy trình giám định, giám sát, kiểm tra thì mới phát hiện được nhưng hiện nay việc kiểm nghiệm kiểm tra chưa đủ để cung cấp chứng cứ cho người tiêu dùng khởi kiện.
2.6. Chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Chế tài áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm được đề cập trong Bộ luật Hình sự năm 2017, Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, và các Nghị định liên quan.
2.6.1. Chế tài dân sự
Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, mỗi hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng sẽ được áp dụng các chế tài khác nhau. Khi có yêu cầu của nxgười bị xâm phạm thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được áp dụng các chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền lợi NTD thực phẩm. Bên cạnh đó, còn có thể áp dụng biện pháp thoả thuận giữa các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh với người tiêu dùng thực phẩm. [2, tr. 189]
Các loại chế tài dân sự có thể được áp dụng bao gồm: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm. Hành vi vi phạm quyền lợi NTD thực phẩm phải thể hiện bằng hành vi dưới dạng hành động hoặc không hành động. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, pháp luật bắt buộc nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm phải thực hiện những cam kết theo sự thoả thuận đối với NTD. Đây là những cam kết được hình thành dựa trên nguyên tắc tự do thoả thuận. Nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện những hành vi nhất định vì quyền lợi của người tiêu dùng thực phẩm mà lại không thực hiện thì dẫn tới hậu quả pháp lý là phải thực hiện hành vi theo yêu cầu của pháp luật hoặc thoả thuận với NTD. Buộc phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng nói chung và người tiêu dùng thực phẩm nói riêng có thể gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, tính mạng, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người tiêu dùng.
2.6.2. Chế tài hành chính
Chế tài xử lý, xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực ATTP được quy định đầy đủ trong nhiều văn bản quy