Giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêudùng trong lĩnh vực an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 62)

phẩm; tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cạnh tranh quốc gia. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nghiêm túc tuân thủ các nghĩa vụ đối với người tiêu dùng, coi đây là lợi thế cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp.

Tạo điều kiện để các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm hình thành, phát triển và hoạt động có hiệu quả. Các tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thường xuyên quan tâm phân tích, đánh giá, phân loại để kịp thời có cơ chế, chính sách để xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Đồng thời khuyến khích, động viên các doanh nghiệp có thực phẩm chất lượng tốt, giá thành hợp lý, có uy tín, thương hiệu trên thị trường để cung cấp thông tin đến người tiêu dùng. Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tronglĩnh vực an toàn thực phẩm lĩnh vực an toàn thực phẩm

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Đảng, Nhà nước ta cần xây dựng và vận hành khá hiệu quả mạng lưới giám sát thực thi pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

* Xây dựng mạng lưới giám sát hành chính. Các ngành quản lý chức năng như Y tế, Hải quan, Quản lý thị trường, Giám sát kỹ thuật, Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Vệ sinh phòng dịch, Bảo vệ môi trường… cần phát huy tác dụng góp phần hạn chế những tiêu cực trong việc đảm bảo chất lượng hàng hoá, hạn chế sự ép buộc mua hàng, chống việc độc quyền tăng giá, chống hàng giả, hàng nhái v.v.. để góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Bộ Công an cần tích cực triển khai các biện pháp giám sát, kiểm soát, điều tra phá án nhằm chống lại tệ nạn làm và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng nước ta.

* Xây dựng mạng lưới giám sát xã hội. Hiệp hội người tiêu dùng các cấp từ trung ương xuống địa phương cần được thành lập. Ở cấp trung ương, cần thành lập Hội khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hoá, đo lường, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ở các cấp địa phương, trên cả nước cần có tổ chức người tiêu dùng. Các tổ chức này sẽ góp phần tích cực đẩy mạnh các hoạt động tiêu chuẩn hoá, đo lường chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng trong cả nước.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ và trách nhiệm củanhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Trong xu thế toàn cầu hoá, cần thiết phải xây dựng hệ thống các cam kết và trách nhiệm về ATTP phù hợp với khu vực và thế giới, nhằm đảm bảo quyền 56 của người tiêu dùng thực phẩm Việt Nam là ngang bằng với công dân của các quốc gia khác trên thế giới. Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện các các cam kết và trách nhiệm về ATTP theo chuẩn quốc tế và đặc thù của Việt Nam. Mục đích cuối cùng là áp dụng các các cam kết và trách nhiệm

quốc tế vào thị trường trong nước, nâng cao tiêu chuẩn về ATTP theo tiêu chuẩn chung của quốc tế.

Mặc khác, tăng cường khả năng đáp ứng các quy định và các cam kết và trách nhiệm về bảo vệ quyền lời NTD trong lĩnh vực ATTP. Nâng cao kiểm nghiệm các thực phẩm có nguy cơ mất an toàn về ATTP, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường hàng thuỷ sản, hàng nông sản tạo môi trường thuận lợi bảo vệ tính mạng, sức khỏe và của người dân khỏi các đại dịch.

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện phương thức giải quyết tranh chấp vớingười tiêu dùng người tiêu dùng

Về phương thức tố tụng tại Toà án, Luật Việt Nam quy định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc về Toà án. Trong khi đó, vấn đề xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng nói chung và người tiêu dùng thực phẩm nói riêng hiện nay đang diễn ra ngày càng phổ biến. Chủ thể khởi kiện là tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng hoặc chủ thể đơn, hoặc mộ tập thể người tiêu dùng luôn muốn được giải quyết theo yêu cầu của mình một cách nhanh chóng nhất.

Vì vậy, cần thành lập một Tòa án Bảo vệ người tiêu dùng, chuyên để xét xử các vụ án liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng . Khi đó, nếu người tiêu dùng thấy mình xâm phạm quyền lợi và họ chỉ cần nộp đơn lên Tòa án này là đủ, khỏi phải theo thủ tục, trình tự như hiện nay. Nếu tòa này được thành lập sẽ khuyến khích người tiêu dùng phản hồi một cách đơn giản và nhanh chóng.

Đặc biệt, với hình thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và các chủ thể khác c ần có các quy định hướng dẫn chi tiết về thủ tục tố tụng rút gọn cho một số vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm.

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luậtbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Nhằm hoàn thiện chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, Nhà nước ta cần xây dựng, ban hành các quy định về kế hoạch hành động vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật theo nguyên tắc tiếp cận hệ thống toàn bộ ở tất cả các khâu trong chu trình thực phẩm, từ đó phân nhóm hành động theo chức năng và trách nhiệm của từng cơ quan nhằm xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm, mô hình quản lý an toàn thực phẩm của một số nước và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, nghiên cứu ban hành các quy định pháp luật để xây dựng mô hình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và hoàn thiện chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Trong đó, ban hành các văn bản quy định việc xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch, tổ chức thực hiện, thanh tra, giám sát, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm về các vấn đề bảo vệ NTD trong lĩnh vực ATTP. Tiếp tục ban hành các quy định pháp lý để làm căn cứ cho việc hoàn thiện chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các Bộ, Ban, Nghành liên quan cần nghiên cứu đưa ra biện pháp và cách thức xử lý hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực ATTP phù hợp hơn. Đối với Tòa án Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có văn bản hướng dẫn và tập huấn cho thẩm phán và những người làm công tác thực tiễn về phương thức, chế tài xử lý phù hợp hơn đối với các loại vụ việc này.

3.2.5. Giải pháp hoàn thiện thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngthực phẩm thực phẩm

Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn thực phẩm theo chuẩn quốc tế và đặc thù của Việt Nam. Mục đích cuối cùng là áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực ATTP một cách phù hợp vào thị trường trong nước.

Nâng cao năng lực về ngăn ngừa các nguy cơ dịch bệnh từ động vật và thực vật. Nâng cao các quy định về kiểm dịch động, thực vật. Xây dựng các để có thể cạnh tranh được với các quy định quốc tế nhưng phù hợp với điều kiện trong nước.

Cần tham khảo có ý kiến các chuyên gia để xây dựng các quy định quản lý để các nhà sản xuất thực hiện có hiệu quả dựa trên các chứng cứ khoa học

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệngười tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

3.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước

3.3.1.1. Tăng cường và hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và tòa án bảo vệ người tiêu dùng

Để công tác bảo vệ NTD được thực hiện tốt hơn cần sớm ban hành Luật bảo vệ NTD trong đó quy định cụ thể: cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, cần quy định đơn vị đầu mối làm công tác phối hợp các ngành liên quan tại trung ương cũng như địa phương; có hỗ trợ kinh phí cho thành lập và hoạt động của hội do đây là hội đặc biệt không thu phí của hội viên và bảo vệ cho hơn 80 triệu dân; nên đưa ra cơ chế giải quyết khiếu nại đơn giản với những chế tài đủ mạnh để tính thực thi cao hơn nữa. Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước cần mạnh tay và có sự phối hợp liên ngành mạnh mẽ hơn nữa. Hiện

nay có một tình trạng là các bộ, ngành thường đổ trách nhiệm cho nhau, dựa dẫm vào nhau do đó cần phải tăng cường thanh tra đột xuất.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước thay vì cấp phép cho các cơ sở sản xuất kinh doanh mặc dù không đủ điều kiện sau đó mới tiến hành kiểm thì đối với một số loại thực phẩm có nguy cơ mất an toàn cao thì cơ quan Nhà nước phải chủ động ngay từ đầu, phải đến thanh tra, kiểm tra, khi thật sự có đủ điều kiện thì mới cấp phép cho phép sản xuất kinh doanh thực phẩm. Đồng thời, phải tăng cường kiểm tra kiểm soát quá trình kinh doanh từ khâu sản xuất cho đến khi đưa ra thị trường.

Nâng cao năng lực cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vấn đề tương đối mới mẻ tại Việt Nam. Trong bối cảnh nguồn ngân sách còn nhiều khó khăn, các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần tận dụng sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động đào tạo cũng như học hỏi kinh nghiệm về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, từng bước hình thành đội ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật.

3.3.1.2. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng

Tuyên truyền giáo dục cho NTD là một mảng vô cùng quan trọng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD giúp họ nâng cao khả năng tự bảo vệ mình. Nội dung tuyên truyền giáo dục phải bao gồm nội dung các quyền hợp pháp của NTD, cách thức để NTD có thể tự bảo vệ mình khi quyền lợi bị xâm phạm cũng như bổ sung những kiến thức về tiêu dùng.

Việc giáo dục thường xuyên và có tổ chức cho NTD những kiến thức cần thiết về tiêu dùng là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa. Đặc biệt là vấn

đề tiêu dùng hợp lý nhằm tránh lãng phí. Việc giáo dục bồi dưỡng về tiêu dùng bền vững, tiêu dùng không gây ảnh hưởng tới môi trường ngày càng có

ý nghĩa hơn trong bối cảnh môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng. Tuyên truyền giáo dục cho NTD có thể được thực hiện qua nhiều kênh thông tin như truyền hình, báo chí, hội thảo, tờ rơi… thậm chí có thể đưa giáo dục tiêu dùng vào nội dung giáo dục cơ bản.

Cần phát động, tuyên truyền sâu rộng các chương trình bảo vệ người tiêu dùng trên diện rộng nhằm nâng cao ý thức về quyền lợi của người tiêu dùng để tự bảo vệ chính mình. Ở nước ta hiện nay, việc tuyên truyền giáo dục NTD mới chỉ được chú trọng thực hiện tại các thành phố, khu vực nông thôn và miền núi NTD hầu như ít được tiếp cận với hoạt động này. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác này, cần đẩy mạnh các chương trình giáo dục tiêu dùng đến cả các khu vực vùng sâu vùng xa để đảm bảo sự công bằng, mọi người dân đều được biết về kiến thức tiêu dùng hợp lý. Đóng vai trò quan trọng không kém, các cơ quan truyền thông, báo chí cũng phải vào cuộc. các cơ quan truyền thông cần thường xuyên đưa tin về các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng cũng như các hành vi vi phạm của đơn vị sản xuất kinh doanh để cảnh báo trước cho NTD biết và để NTD không sử dụng sản phẩm của đơn vị đó nữa.

Tăng cường tuyên truyền và cung cấp thông tin cho người tiêu dùng; nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc hiểu và thực hiện các quyền của người tiêu dùng. Hoạt động tuyên truyền cần đa dạng và thực hiện đan xen với các hoạt động khác nhằm tăng cường hiệu quả của việc cung cấp thông tin. Đặc biệt, trong thời gian tới, cần nhanh chóng áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào các hoạt động tuyên truyền thông tin cho người tiêu dùng. Hiện tại, Cục Quản lý Cạnh Tranh đã vận hành chính thức Hệ thống tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng qua điện thoại (Call

Center - 1800 6838) đồng thời đưa Trang thông tin điện tử về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (bvntd.vca.gov.vn) đi vào hoạt động. Đây là những hoạt động hết sức cần thiết không chỉ giúp người tiêu dùng, cộng đồng doanh nghiệp tìm hiểu các quy định của pháp luật, phản ánh các thắc mắc mà còn là một kênh thông tin quan trọng phục vụ hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cũng như các tổ chức tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ, bảo vệ cho mình, nhưng chúng ta cũng cần có trách nhiệm bảo vệ cho cộng đồng, cho toàn xã hội, do đó, chúng ta phải đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa với các hiện tượng tiêu cực. Bên cạnh đó, phải đưa cả những hiện tượng tích cực, những cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn chân chính, đảm bảo đưa ra những sản phẩm có chất lượng an toàn để định hướng cho NTD biết để lưạ chọn, mua và sử dụng những sản phẩm đó.

3.3.1.3. Nâng cao ý thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của doanh nghiệp

Nâng cao ý thức bảo vệ quyền lợi NTD của doanh nghiệp trước hết là nâng cao nhận thức bảo vệ quyền lợi NTD cho các doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ 84 thực tế có nhiều cá nhân tổ chức sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ còn chưa có nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi NTD. Do đó, việc phổ biến giáo dục cho các doanh nghiệp về những vấn đề này là hết sức cần thiết trong việc nâng cao ý thức và có tác dụng răn đe.

3.3.2. Giải pháp từ phía các cơ quan tổ chức

3.3.2.1. Tăng nguồn kinh phí và xây dựng cơ sở hạ tầng

Các cơ quan tổ chức không thể hoạt động hiệu quả nếu không có đủ cơ sở hạ tầng. Đặc biệt trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm định chất lượng hàng hóa, cần có đủ số lượng các phòng thí nghiệm kiểm định và có đầy đủ trang thiết

bị cần thiết chò các phòng này. Hiện nay, cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa và kiểm định còn thiếu vì vậy việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực này cần được ưu tiên đặc biệt. Bên cạnh đó, trên thực tế, các hội bảo vệ NTD đều hoạt động tự nguyện nên không có kinh phí do đó, nguồn kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 62)