Tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 57)

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28, điều 29 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 thì các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD bao gồm tư vấn, giúp đỡ người tiêu dùng khi người tiêu dùng yêu cầu;

giúp NTD khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện; xây dựng kế hoạch, biện pháp chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Quyền khởi kiện tập thể thông qua tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng có nhiều điều kiện cũng như cơ hội để được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.Lợi ích của việc khởi kiện tập thể là tăng cường sức mạnh cho tập thể những người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi, tạo sức ép lớn lên thương nhân vi phạm và tiết kiệm chi phí cho Nhà nước.

Hiện nay, có 61 Hội Bảo vệ quyền lợi NTD hoạt động trải dài trên khắp các tỉnh thành cả nước. Hoạt động của hội là nhằm mục đích đoàn kết các hội viên tham gia trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội, các hội viên tích cực phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Kết Luận Chương 2

Từ những phân tích chi tiết về quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể như những quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm; nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh thực phầm; các hành vi bị cấm; giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng; chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm; Thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm.

Bên cạnh đó, tác giả đã kết hợp phân tích tình hình thực thi pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay để thấy được kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó.

Những phân tích về thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm và thực tiễn thi hành tại Thành phố Hồ Chí

Minh tại chương 2 là tiền đề quan trọng để tác giả đưa ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm tại chương 3.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ

NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

3.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; phát huyvai trò tiên phong, giám sát của chi bộ, đảng viên trong công tác bảo vệ vai trò tiên phong, giám sát của chi bộ, đảng viên trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội. Khắc phục triệt để tình trạng thiếu trách nhiệm, vô cảm, thiếu quyết liệt của từng ngành, địa phương, đơn vị được phân công phụ trách; có cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức và địa phương, trong đó có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể đối với từng cấp, từng ngành trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm; coi đây là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước.

3.1.2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách,nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và khả năng thực thi hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực vệ an toàn thực phẩm theo hướng thống nhất, đồng bộ và phù hợp với tập quán tiêu dùng của người dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự phát triển của khoa học, công nghệ và xu hướng phát triển các giao dịch thương mại điện tử. Công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn và nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, hàng hóa.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước và các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Tổng kết thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010), trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung Luật cho phù hợp với yêu cầu quản lý của đất nước và hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Xây dựng cơ chế quản lý nhà nước thống nhất từ Trung ương đến địa phương, trong nội bộ các ngành, giữa các ngành, các lĩnh vực; xác định rõ vai trò đầu mối, điều tiết và giám sát các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.

Kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

3.1.3. Đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm; tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cạnh tranh quốc gia. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nghiêm túc tuân thủ các nghĩa vụ đối với người tiêu dùng, coi đây là lợi thế cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp.

Tạo điều kiện để các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm hình thành, phát triển và hoạt động có hiệu quả. Các tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thường xuyên quan tâm phân tích, đánh giá, phân loại để kịp thời có cơ chế, chính sách để xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Đồng thời khuyến khích, động viên các doanh nghiệp có thực phẩm chất lượng tốt, giá thành hợp lý, có uy tín, thương hiệu trên thị trường để cung cấp thông tin đến người tiêu dùng. Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tronglĩnh vực an toàn thực phẩm lĩnh vực an toàn thực phẩm

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Đảng, Nhà nước ta cần xây dựng và vận hành khá hiệu quả mạng lưới giám sát thực thi pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

* Xây dựng mạng lưới giám sát hành chính. Các ngành quản lý chức năng như Y tế, Hải quan, Quản lý thị trường, Giám sát kỹ thuật, Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Vệ sinh phòng dịch, Bảo vệ môi trường… cần phát huy tác dụng góp phần hạn chế những tiêu cực trong việc đảm bảo chất lượng hàng hoá, hạn chế sự ép buộc mua hàng, chống việc độc quyền tăng giá, chống hàng giả, hàng nhái v.v.. để góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Bộ Công an cần tích cực triển khai các biện pháp giám sát, kiểm soát, điều tra phá án nhằm chống lại tệ nạn làm và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng nước ta.

* Xây dựng mạng lưới giám sát xã hội. Hiệp hội người tiêu dùng các cấp từ trung ương xuống địa phương cần được thành lập. Ở cấp trung ương, cần thành lập Hội khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hoá, đo lường, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ở các cấp địa phương, trên cả nước cần có tổ chức người tiêu dùng. Các tổ chức này sẽ góp phần tích cực đẩy mạnh các hoạt động tiêu chuẩn hoá, đo lường chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng trong cả nước.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ và trách nhiệm củanhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Trong xu thế toàn cầu hoá, cần thiết phải xây dựng hệ thống các cam kết và trách nhiệm về ATTP phù hợp với khu vực và thế giới, nhằm đảm bảo quyền 56 của người tiêu dùng thực phẩm Việt Nam là ngang bằng với công dân của các quốc gia khác trên thế giới. Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện các các cam kết và trách nhiệm về ATTP theo chuẩn quốc tế và đặc thù của Việt Nam. Mục đích cuối cùng là áp dụng các các cam kết và trách nhiệm

quốc tế vào thị trường trong nước, nâng cao tiêu chuẩn về ATTP theo tiêu chuẩn chung của quốc tế.

Mặc khác, tăng cường khả năng đáp ứng các quy định và các cam kết và trách nhiệm về bảo vệ quyền lời NTD trong lĩnh vực ATTP. Nâng cao kiểm nghiệm các thực phẩm có nguy cơ mất an toàn về ATTP, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường hàng thuỷ sản, hàng nông sản tạo môi trường thuận lợi bảo vệ tính mạng, sức khỏe và của người dân khỏi các đại dịch.

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện phương thức giải quyết tranh chấp vớingười tiêu dùng người tiêu dùng

Về phương thức tố tụng tại Toà án, Luật Việt Nam quy định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc về Toà án. Trong khi đó, vấn đề xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng nói chung và người tiêu dùng thực phẩm nói riêng hiện nay đang diễn ra ngày càng phổ biến. Chủ thể khởi kiện là tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng hoặc chủ thể đơn, hoặc mộ tập thể người tiêu dùng luôn muốn được giải quyết theo yêu cầu của mình một cách nhanh chóng nhất.

Vì vậy, cần thành lập một Tòa án Bảo vệ người tiêu dùng, chuyên để xét xử các vụ án liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng . Khi đó, nếu người tiêu dùng thấy mình xâm phạm quyền lợi và họ chỉ cần nộp đơn lên Tòa án này là đủ, khỏi phải theo thủ tục, trình tự như hiện nay. Nếu tòa này được thành lập sẽ khuyến khích người tiêu dùng phản hồi một cách đơn giản và nhanh chóng.

Đặc biệt, với hình thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và các chủ thể khác c ần có các quy định hướng dẫn chi tiết về thủ tục tố tụng rút gọn cho một số vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm.

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luậtbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Nhằm hoàn thiện chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, Nhà nước ta cần xây dựng, ban hành các quy định về kế hoạch hành động vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật theo nguyên tắc tiếp cận hệ thống toàn bộ ở tất cả các khâu trong chu trình thực phẩm, từ đó phân nhóm hành động theo chức năng và trách nhiệm của từng cơ quan nhằm xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm, mô hình quản lý an toàn thực phẩm của một số nước và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, nghiên cứu ban hành các quy định pháp luật để xây dựng mô hình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và hoàn thiện chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Trong đó, ban hành các văn bản quy định việc xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch, tổ chức thực hiện, thanh tra, giám sát, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm về các vấn đề bảo vệ NTD trong lĩnh vực ATTP. Tiếp tục ban hành các quy định pháp lý để làm căn cứ cho việc hoàn thiện chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các Bộ, Ban, Nghành liên quan cần nghiên cứu đưa ra biện pháp và cách thức xử lý hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực ATTP phù hợp hơn. Đối với Tòa án Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có văn bản hướng dẫn và tập huấn cho thẩm phán và những người làm công tác thực tiễn về phương thức, chế tài xử lý phù hợp hơn đối với các loại vụ việc này.

3.2.5. Giải pháp hoàn thiện thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngthực phẩm thực phẩm

Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn thực phẩm theo chuẩn quốc tế và đặc thù của Việt Nam. Mục đích cuối cùng là áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực ATTP một cách phù hợp vào thị trường trong nước.

Nâng cao năng lực về ngăn ngừa các nguy cơ dịch bệnh từ động vật và thực vật. Nâng cao các quy định về kiểm dịch động, thực vật. Xây dựng các để có thể cạnh tranh được với các quy định quốc tế nhưng phù hợp với điều kiện trong nước.

Cần tham khảo có ý kiến các chuyên gia để xây dựng các quy định quản lý để các nhà sản xuất thực hiện có hiệu quả dựa trên các chứng cứ khoa học

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệngười tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

3.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước

3.3.1.1. Tăng cường và hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và tòa án bảo vệ người tiêu dùng

Để công tác bảo vệ NTD được thực hiện tốt hơn cần sớm ban hành Luật bảo vệ NTD trong đó quy định cụ thể: cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, cần quy định đơn vị đầu mối làm công tác phối hợp các ngành liên quan tại trung ương cũng như địa phương; có hỗ trợ kinh phí cho thành lập và hoạt động của hội do đây là hội đặc biệt không thu phí của hội viên và bảo vệ cho hơn 80 triệu dân; nên đưa ra cơ chế giải quyết khiếu nại đơn giản với những chế tài đủ mạnh để tính thực thi cao hơn nữa. Bên cạnh đó, các cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 57)