Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng CNQSDĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

2.1.1. Pháp luật hình thức điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng CNQSDĐ.

Kinh nghiệm giải quyết các vụ án nói chung, Tịa án phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của BLTT, có thể đường lối giải quyết đúng nhưng vì bỏ qua hoặc khơng tn thủ đúng, đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục của BLTTDS dẫn đến án bị hủy khi có kháng cáo, hoặc kháng nghị. Đây là trường hợp vi phạm tố tụng nghiêm trọng đã được quy định trong Điều 311 BLTTDS.

Là một huyện thuần nông, vùng chiêm trũng, cách xa đô thị, đường giao thông chưa thuận tiện nên sự biến đổi về đất đai ít, rất ít có dự án liên quan đến việc tập trung đất đai, rải rác ở một số thôn xã do nhu cầu chỗ ở, tách hộ gia đình có giao dịch chuyển nhượng. Một số cán bộ thơn, xã, hợp tác xã có việc thu hồi ruộng canh tác, ao chuyển nhượng cho cá nhân một cách bất hợp pháp, nay cá nhân bán cho người dân làm chỗ ở.

Quá trình chuyển nhượng QSDĐ tuy bất hợp pháp nên hai bên chỉ viết tay, việc xây dựng nhà cửa vẫn tiến hành bình thường, vì làm sai nên chính quyền cũng làm ngơ, cũng rất ít có phạt nhưng phạt để tồn tại. Và cũng chính vì vậy, khi có tranh chấp họ tự dàn xếp, giải quyết vì nếu có kiện thì hợp đồng cũng vô hiệu, vừa mất thời gian, vừa mất tiền án phí, vừa mang tiếng với dân làng.

-Do năng lực hoặc cố tình vi phạm của một số cá nhân, tổ chức trong công tác quản lý đất đai nên rất ảnh hưởng đến hoạt động của Tòa án. Chậm trễ, thiếu trách nhiệm, không cung cấp chứng cứ hoặc làm sai lệch hồ sơ, sao chép các văn bản có liên quan. Song rất đáng tiếc họ không phải chịu bất kỳ chế tài nào của pháp luật.

-Trong một số vụ án có ít hoặc nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, tham gia tố tụng Toà án báo gọi họ khơng đến, gây khó khăn cho Tịa án, khơng cung cấp các chứng cứ, tài liệu, hoặc có cung cấp là tài liệu giả Tòa án phải mất thời gian trưng cầu cơ quan giám định, phần nào ảnh hưởng đến thời hạn xét xử, đến đường lối xét xử.

-Sự tùy tiện, không tôn trọng quy định của pháp luật nên một số lãnh đạo của UBND khi xử lý các vi phạm đất đai ở cơ sở thường thu tiền phạt của đương sự với phương thức: “phạt cho tồn tại” họ đã xây dựng nhà trái phép. Điều này khi xảy ra tranh chấp đến Tịa án xử lý rất khó khăn, xét xử thế nào cho đúng pháp luật.

-Việc tham gia giải quyết của Viện kiểm sát (VKS) cùng cấp do luật quy định khơng bắt buộc cùng với Tịa án xác minh, thu thập, kiểm tra chứng cứ nên phần nào cũng bị hạn chế việc nêu quan điểm đúng đắn, chính xác tại phiên tịa sơ thẩm.

Kinh nghiệm giải quyết các vụ án nói chung, Tịa án phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của BLTTDS, có thể đường lối giải quyết đúng nhưng vì bỏ qua hoặc khơng tn thủ đúng, đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục của BLTTDS dẫn đến án bị hủy khi có kháng cáo, hoặc kháng nghị. Đây là trường hợp vi phạm tố tụng nghiêm trọng đã được quy định trong Điều 311 BLTTDS.

2.1.2. Pháp luật nội dung điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng CNQSDĐ

Thực tiễn giải quyết, áp dụng pháp luật tập trung vào BLDS, Luật Đất đai và Nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ. Tịa án phải căn cứ vào các điều quy định về luật nội dung để điều tra, thu thập chứng cứ, xác định sự thật khách quan của vụ án, định ra đường lối xét xử của mình. Trên cơ sở đó, khi quyết định của Tịa án cũng phải nêu cụ thể áp dụng điều nào của BLTTDS, của Nghị định Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 41 - 43)