3.1. Quan điểm và yêu cầu nâng cao chất lượng thực hiện quy định của pháp luật về bị cáo trong tố tụng hình sự pháp luật về bị cáo trong tố tụng hình sự
3.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xét xử của ngành Tòa án nhân dân
Đảng lãnh đạo toàn diện đối với NN và xã hội là nguyên tắc cơ bản đã được quy định trong Hiến Pháp. Hoạt động tư pháp là lĩnh vực thực hiện quyền lực NN nhằm đảm bảo QCN, cho nên hoạt động của các cơ quan NN nói chung và cơ quan xét xử nói riêng đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Về vai trò lãnh đạo của Đảng cần được xác định ràng: Đảng không bao biện, làm thay, không can thiệp trực tiếp vào công việc chuyên môn mà là lãnh đạo thông qua đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, thông qua công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát đổi với hoạt động chuyên môn....Mặt khác, sự lãnh đạo của Đảng không làm mất đi tính độc lập, chủ động mà làm cho quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ đúng với chủ trương, chính sách của Đảng. Thực tế cho thấy, cơ quan, tổ chức, địa phương nào quán triệt được đầy đủ, sâu sắc vai trò lãnh đạo của Đảng, đảm bảo được vai trò lãnh đạo của Đảng thì ở đó thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình.
Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện một cách toàn diện qua việc: Đảng lãnh đạo về chiến lược, sách lược do quá trình tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp về lâu dài cũng như trong từng giai đoạn cụ thể; trong việc lãnh đạo xây dựng về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp; trong đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ tư pháp; trong việc kiểm tra, giám sát đối với lĩnh vực hoạt động tư pháp, trong kiểm tra chất lượng của đảng viên ở các cơ quan tư pháp...
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động tư pháp được thể hiện một cách toàn diện và sâu sắc qua các Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49 - NQ/TW về Cải cách tư pháp đã xác định Tòa án là trung tâm của
cải cách tư pháp và hoạt động xét xử là trọng tâm, Nghị quyết 49 đã khẳng định vai trò và vị thế của ngành Tòa án [8] song sự lãnh đạo của Đảng vẫn luôn là điều kiện tiên quyết để vấn đề QCN ngày càng được bảo đảm hơn thông qua hoạt động xét xử các vụ án nói chung và xét xử án hình sự nói riêng .
3.1.2. Quan điểm chỉ đạo của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định trong việc bảo đảm quyền con người và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của luật tố tụng hình sự về bị cáo trong hoạt động xét xử hình sự
Con người luôn được xác định là mục tiêu, là động lực của cách mạng, cho nên Đảng ta đã xác định: Chăm lo cho con người, cho cộng đồng xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi đơn vị, của từng gia đình, là sự nghiệp của Đảng, NN và toàn dân. Với chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội theo tinh thần xã hội hóa, trong đó NN giữ vai trò nòng cốt. Việc chăm lo cho con người, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con người luôn là nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và NN ta đã đề ra. Vì vậy, để bảo đảm QCN và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong hoạt động xét xử hình sự TAND tỉnh Bình Định cần xác định:
Thứ nhất: Bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong hoạt động xét xử hình sự phải gắn với việc thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng.
Đường lối chủ trương của Đảng là định hướng, tư tưởng chỉ đạo đối với các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cụ thể cũng như toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nước ta. Bảo đảm QCN, quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong hoạt động xét xử hình sự là một trong những mục tiêu về con người mà Đảng và NN ta đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, nó có mối quan hệ mật thiết với các mục tiêu về đảm bảo QCN nói chung và quyền, nghĩa vụ của bị cáo nói riêng. Là một yếu tố, bộ phận của công cuộc cải cách tư pháp của Đảng và NN, cho nên việc tăng cường các đảm bảo QCN, quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong hoạt động xét xử hình sự không thể tách rời với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị chung của đất nước, mà phải tiến hành đồng thời và chịu sự tác động, chi phối của các mục tiêu khác, trên cơ sở đó, góp phần thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng chung trong từng giai đoạn xây dựng và phát triển của đất nước.
động xét xử hình sự trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn thiện.
Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp nói chung và Chiến lược cải cách tư pháp trong TAND đến năm 2030 đã xác định:
Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về xây dựng NN pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm QCN, quyền tự do dân chủ của công dân; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển văn hóa – xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh.
Thời gian qua, NN đã sửa đổi, bổ xung và ban hành mới nhiều bộ luật và văn bản dưới luật quan trọng liên quan đến QCN, quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong TTHS, nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng ngày càng phù hợp với pháp luật quốc tế. Chủ động hội nhập quốc tế, cũng đồng nghĩa với việc thiết lập các mối quan hệ xã hội mới, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận. Để các cam kết quốc tế được thực hiện một cách đầy đủ thì các quốc gia thành viên đều phải nội luật hóa các cam kết đó.
Qua thực tiễn xét xử của hai cấp TAND tỉnh Bình Định nói chung và TAND huyện Hoài Nhơn nói riêng cho thấy, để QCN, quyền và nghĩa vụ của bị cáo bảo đảm thông qua hoạt động xét xử hình sự thì phải nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện được hệ thống PL không những phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh trong nước, mà đồng thời còn phải phù hợp với xu hướng phát triển chung của tình hình quốc tế và khu vực. Mặc dù Đảng và NN đã quan tâm xây dựng mới, bổ sung hoàn thiện Hiến pháp 2013, Luật tổ chức TAND 2014; BLTTHS 2015 ... Đây là những quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến QCN, quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong TTHS. Tuy nhiên qúa trình áp dụng vẫn phát hiện còn nhiều khó khăn, bất cập. Nên yêu cầu đặt ra là tiếp tục phải rà soát, hệ thống hóa các quy định QCN nói chung và về bị cáo trong TTHS nói riêng để trên cơ sở đó ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung các quy định này theo hướng tổng thể, toàn diện và phù hợp với PL quốc tế mà trước hết là phù hợp với các văn bản PL quốc tế về QCN, quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong TTHS.
Thứ ba: Đảm bảo quyền con người, quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong hoạt động xét xử hình sự phải gắn liền với việc xây dựng các cơ quan tư pháp trong đó có Tòa án nhân dân trong sạch vững mạnh và từng bước hiện đại, góp phần xây dựng
Đảng và bảo vệ Nhà nước.
Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là NN pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy NN là để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Trong đó cải cách hệ thống tư pháp hiện nay ở nước ta là một lĩnh vực quan trọng, được Đảng và NN đặc biệt quan tâm. Để hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, các cơ quan tư pháp phải được kiện toàn lại tổ chức, làm cho bộ máy cơ quan tinh gọn, thông suốt, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ. Đội ngũ các cán bộ tư pháp phải được bồi dưỡng tăng cường về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có tinh thần trách nhiệm và bản lĩnh. Đồng thời phải tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ, phương tiện làm việc đáp ứng với yêu cầu của cải cách tư pháp. Từng bước xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, hiện đại nhằm góp phần thực hiện có hiệu lực, hiệu quả nhất chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội bảo vệ lợi ích NN, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Thứ tư: Bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong hoạt động xét xử hình sự phải kết hợp với các hoạt động giám sát Nhà nước và giám sát xã hội.
Bản chất của NN ta là NN của dân, do dân và vì dân. Hoạt động xét xử là hoạt động mang tính quyền lực NN, nên về bản chất hoạt động xét xử của Tòa án là thực hiện quyền lực nhân dân nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân. Trong hoạt động TTHS, với chức năng là cơ quan xét xử của nước Công hòa XHCN Việt Nam, TAND là chỗ dựa vững chắc nhằm đảm bảo quy định về bị cáo trong TTHS. Vì thế, sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan NN, tổ chức xã hội và công dân là góp phần làm cho các hoạt động này được thông suốt, ngăn ngừa sự vi phạm PL về quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong TTHS, từ phía các TP trong hoạt động xét xử. Như vậy, tăng cường các đảm bảo QCN, quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong hoạt động xét xử hiện nay phải luôn gắn liền với việc tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp trong đó có TAND với các giai tầng trong xã hội, cũng như hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước khác, hoạt động xét xử hình sự phải chịu sự giám sát của NN và giám sát của xã hội.