tố tụng hình sự tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (2015-2019)
Mặc dù theo số liệu tại mục 2.2.2 của luận văn thể hiện việc thống kê trong giai đoạn 2015-2019 tổng số VAHS được TAND huyện Hoài Nhơn, kết thúc giai đoạn xét xử là 572vụ/1.057bị cáo. Tuy nhiên do điều kiện thời gian không cho phép nên học viên chưa thực hiện được việc nghiên cứu cả 572 hồ sơ VAHS đã nêu. Tuy nhiên trong thời gian theo học khóa học thạc sỹ Luật học cũng như việc đăng ký đề tài về bị cáo TTHS, từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn để bảo vệ Luận văn thạc sỹ Luật học. Bản học viên cũng là TP đã được phân công thụ lý xét xử khoảng hơn 70 VAHS. Ngoài ra tính đến nay, học viên cũng đã tích cực nghiên cứu khoảng 200 hồ sơ VAHS đã được các HĐXX của TAND huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định hoàn thành công tác xét xử bàn giao để lưu trữ theo quy định (các bị án đều đã chấp hành bản án, quyết định để Thi hành án theo quy định).
2.2.1.1. Trong việc thực hiện các quyền
- Đối với quyền được nhận các quyết định tố tụng của bị cáo: Qua nghiên cứu khoảng hơn 200 hồ sơ VAHS, trên tổng số 572 VAHS được TAND huyện Hoài Nhơn, đưa ra xét xử và đã hoàn thành việc XXST, học viên nhận thấy tất cả hơn 200 hồ sơ VAHS với hơn 450 bị cáo, tại phiên tòa XXST các bị cáo đều xác nhận đã được nhận đầy đủ các quyết định TTHS theo quy định, gồm: Quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ, biện pháp ngăn chặn ... không có vụ án nào trong tổng số hơn 200 hồ sơ được học viên trực tiếp thụ lý và nghiên cứu, phát hiện có dấu hiệu vi phạm điểm a khoản 2 Điều 61 BLTTHS 2015.
- Về việc thực quyền tham gia phiên tòa của bị cáo: Tất cả các VAHS được học viên trực tiếp thụ lý xét xử cũng như nghiên cứu, các HĐXX của TAND huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đều đảm bảo tuân thủ đúng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 61 BLTTHS 2015, không có vụ án nào bị cáo vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS. Tuy nhiên để đảm bảo thực hiện nghiêm quyền tham gia phiên tòa của bị cáo thì HĐXX của TAND cũng phải có những lần áp dụng, linh hoạt các quy định của pháp luật tố tụng quy định về việc Tạm ngừng phiên tòa, theo Điều 251 BLTTHS 2015 và Tạm hoãn phiên tòa theo Điều 297 BLTTHS 2015 [29]. Việc HĐXX tôn trong và đảm bảo thưc hiện quyền tham gia phiên tòa của bị cáo, trên thực tế là rất tốt, tuân thủ đúng quy định của pháp luât. Nhưng cũng có trường hợp bị cáo cũng lợi dụng vào quyền này để trì hoãn, kéo dài thời gian xét xử (trường hợp này, học viên sẽ nêu rõ tại mục 2.3.2 của luận văn).
- 100% các VAHS được TAND huyện Hoài Nhơn đưa ra và thực hiện việc XXST, không thực hiện quyền đề nghị giám định, định giá tài sản, đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng khác. Điều này thể hiện việc các nguồn chứng cứ được cơ quan điều tra và VKSND thu thập trong các giai đoạn điều tra và truy tố đảm bảo đúng quy định của PL. Tại phiên tòa XXST các cơ quan THTT đã phân công các thành viên HĐXX, Thư ký, KSV … cũng như việc triệu tập và mời những người tham gia phiên tòa đều đúng thành phần và đúng tư cách, đảm bảo tính công khai, dân chủ, khách quan khi tham gia phiên tòa.
- Đối với nội dung bị cáo được quyền nghe HĐXX thông báo, giải thích về quyền nghĩa vụ theo quy định của luật tố tụng hình sự. Ở nội dung này, do đây phần
thủ tục khai mạc phiên tòa, theo quy định tại Điều 301 BLTTHS 2015, nên 100% các hồ sơ VAHS được học viên thụ lý xét xử và nghiên cứu đều đảm bảo tuân thủ việc tuyên quyền hay còn gọi là phổ biến quyền và nghĩa vụ cho bị cáo.
- Đặc biệt là đối với các quyền được quy định tại các điểm đ, e, g, h, i khoản 2 Điều 61 BLTTHS 2015 (hay còn gọi là các quyền để bị cáo được đảm bảo thực hiện nguyên tắc tranh tụng, được quy định tại Điều 26 BLTTHS 2015) [29]. Nói về nguyên tắc tranh tụng, đây là lần đầu tiên TTHS Việt Nam dành riêng một Điều luật để quy định về nguyên tắc này. Tuy nguyên tắc tranh tụng được coi là điểm mới trong BLTTHS 2015, nhưng thực chất đây là những quy định đã được quy định rải rác tại các BLTTHS trước đây và đặc biệt là sau khi Đảng và NN ban hành Nghị Quyết 08, Nghị Quyết 48, Nghị Quyết 49 về cải cách tư pháp thì khi ban hành BLTTHS 2015, các nhà làm luật đã cụ thể hóa nguyên tắc tranh tụng vào Điều 26 của BLTTHS 2015 [29]. Thông qua kết quả nghiên cứu hồ VAHS và thực tiễn xét xử của học viên, học viên khẳng định 100% các phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS giai đoạn từ năm 2015 đến 2019 của TAND huyện Hoài Nhơn đều được thực hiện và diễn biến theo đúng trình tự thủ tụng tố tụng nói chung và thủ tụng tranh luận nói riêng. Điều đó thể hiện tất cả các bị cáo khi được TAND đưa ra xét xử tại phiên tòa đều được thực hiện đầy đủ quyền của mình trong tranh tụng như quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, quyền đưa ra đồ vật, chứng cứ cứ, quyền trình bày ý kiến và nhất là quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội của các bị cáo. Việc để các bị cáo được thực hiện đầy đủ các nhóm quyền trong việc thực hiện nguyên tắc, nói chung là rất tốt, đảm bảo tinh dân chủ, khách quan, công bằng trong tranh tụng và luận tội bị cáo. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp các bị cáo vận dụng vào quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại bị cáo và không buộc phải khai bản thân bị cáo là người thực hiện hành vi vi phạm PL, nên có một vài trường hợp bị cáo đã lạm dụng quyền này để “im lặng” khi những người THTT hoặc những người tham gia tố tụng khác (nhất là KSV hỏi những câu hỏi để làm rõ hành vi thực hiện tội phạm, về động cơ, mục đích …). Gây khó khăn cho việc xét xử vụ án, nội dung này sẽ được học viên phân tích và nêu rõ tại mục 2.3.2 của luận văn.
- 100% các VAHS được XXST, trước khi kết thúc phần tranh tụng các bị cáo đều được TP chủ tọa phiên tòa tuyên quyền được nói lời sau cùng trước khi HĐXX
nghị án, và khi bị cáo nói sau cùng tất cả các thành viên trong HĐXX đều tập trung lắng nghe lời nói sau cùng, tập chung nhìn vào thái độ cử chỉ (mức độ ăn năn, hối lỗi) của bị cáo khi nói lời sau. Để khi nghị án có được sự đánh giá khách quan, công bằng nhất cho bị cáo và đảm bảo quyết định tội danh, khung hình phạt của bản án, quyết định đúng người, đúng tội, đúng quy định của PL, không làm oan, bỏ lọt tội phạm.
- Đối với quyền được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa. Đây là một quyền mới lên được các HĐXX của TAND huyện Hoài Nhơn đặc biệt quan tâm phổ biến. Mặc dù HĐXX luôn tạo điều kiện để các bị cáo được thực hiện quyền này, nhưng trên thực tế rất ít các vụ án các biên bản phiên tòa ghi dấu việc bị cáo yêu cầu sửa đổi bổ sung. Điều đó thể hiện TKTA đã thực hiện tốt việc ghi chép tổng hợp đúng diễn biến, đúng nội dung và các tình tiết diễn ra tại phiên tòa, nhưng cũng có thể do các bị cáo không thực hiện quyền này (về vấn đề này, học viên xin nêu thêm tại mục 2.3.2 của luận văn.
Như đã nêu tại mục 2.2.3 của luận văn, trong số 572 VAHS được TAND đưa ra XXST thì có 108 bản án các bị cáo (và cả bị hại) thực hiện quyền kháng cáo. Điều này trước tiết nói nên việc các HĐXX đã tạo điều kiện các bị cáo được thực hiện quyền kháng cáo bản án, quyết định. Còn các quy định tại điểm n và điểm o khoản 2 Điều 61 BLTTHS 2015 [29] về quyền bị cáo khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng và các quyền khác về cơ bản các quyền này nói riêng và tất cả các quyền được quy định tại khoản 2 Điều 61 BLTTHS 2015 đều đã và đang được các HĐXX của TAND áp dụng và thực hiện đầy đủ các quyền này đối với bị cáo tại phiên tòa XXST các VAHS theo đúng quy định của luật TTHS hiện hành.
2.2.1.2. Việc thực hiện nghĩa vụ của bị cáo
Như học viên đã nêu tại mục 2.3.1.1 của luận văn, về việc 100% các bị cáo được TAND huyện Hoài Nhơn XXST ở hơn 200 VAHS được học viên nghiên cứu và trực tiếp thụ lý xét xử đều thực hiện quyền tham gia phiên tòa. Điều đó đồng nghĩa với việc 100% bị cáo đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bị cáo khi có giấy triệu tập của Tòa án; không có trường hợp bị cáo tại ngoại được TAND áp dụng biện pháp áp giải hoặc phải ban hành Lệnh truy nã. Tất cả các bị cáo đều chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định và yêu cầu của Tòa án.
Song song với việc các HĐXX của TAND huyện Hoài Nhơn luôn thực hiện nghiêm chỉnh việc áp dụng các quy định của luật TTHS về quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong xét xử VAHS được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 61 BLTHHS 2015. Thì trong qúa trình xét xử hơn 200 VAHS mà học viên đã nghiên cứu hồ sơ và trực tiếp tiến hành, học viên nhận thấy tất cả các HĐXX đều đã thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc trong XXST các VAHS, như: Nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định tại Điều 13, nguyên tắc tranh tụng tại Điều 26 BLTTHS 2015, Nguyên tắc Tòa án xét xử hai cấp được quy định tại Điều 27 BLTTHS 2015, điều này thể hiện rõ việc trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS các HĐXX đã tuyên quyền và giải thích rõ việc kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm cho bị cáo; sau khi phiên tòa kết thúc, nếu có bị cáo kháng cáo bản án, quyết định thì Tòa án luôn tạo điều kiện để đảm bảo các bị cáo thực hiện được quyền này thông qua việc TAND luôn tích cực phối hợp và ra thông báo kháng cáo đúng thời hạn luật định và hợp pháp để các bị cáo được xem xét thụ lý giải quyết ở giai đoạn xét xử phúc thẩm VAHS. Ngoài ra 100% phiên tòa xét xử án hình sự sơ thẩm tại TAND huyện Hoài Nhơn đều đảm nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể (Điều 24); chế độ xét xử có HTND (Điều 22); Các thành viên HĐXX gồm TP và HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo PL (Điều 23) BLTTHS 2015 [29].
2.2.1.4. Nguyên nhân
Do các quy định của PL về bị cáo trong BLTTHS 2015 tương đối rõ rang, rành mạnh và có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan THTT, nên về cơ bản các HĐXX của TAND huyện Hoài Nhơn trong thời gian qua đều chú trong quan tâm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quyền, nghĩa vụ của bị cáo tại phiên tòa hình sự.
Mặt khác do trình độ hiểu biết và nhận thức PL của những người tham gia phiên tòa, đặc biệt là bị cáo đã ngày càng được nâng cao, vì có một trường hợp các bị cáo đã tự mình thực hiện các quyền của bị cáo, như việc các bị cáo tự mình bào chữa, tự mình thu thập chứng cứ để bảo vệ cho quyền và lợi ích của bản. Đã giúp cho cơ quan THTT và người THTT nói chung, HĐXX nói riêng nhanh chóng xác định sự thật khách quan của VAHS để giải quyết VAHS có hiệu quả đúng người, đúng tội, đúng quy định của PL, không làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm.
Học viên xin nêu ví dụ về phiên tòa XXST vụ án hình sự, đối với bị cáo Lê Thanh V, về tội “Vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ”. Mà cơ quan
THTT, người THTT và bị cáo đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quyền cũng như nghĩa vụ của bị cáo trong TTHS với kết quả là ban hành bản án đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật:
BẢN ÁN 59/2019/HS-ST NGÀY 11/11/2019 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Ngày 11 tháng 11 năm 2019 tại Trụ sở Tòa án nhân dân huyện Hoài Nhơn xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 57/2019/TLST-HS ngày 18 tháng 9 năm 2019 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 60/2019/QĐXXST-HS ngày 18 tháng 10 năm 2019 và Quyết định hoãn phiên tòa số 44/2019/HSST-QĐ ngày 06 tháng 11 năm 2019 đối với bị cáo:
Lê Thanh V, sinh ngày 18.3.1996 tại Bình Định; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn GH2, xã HT, huyện HN, tỉnh Bình Định; nghề nghiệp: Phụ xe; trình độ văn hóa (học vấn): 12/12; dân tộc: Kinh, giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Lê Văn Nh (1975) và bà Nguyễn Thị Th (1973); chưa có vợ, con; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo đang được tại ngoại, có mặt.
- Người bị hại: Bà Nguyễn Thị Ng (chết). - Đại diện hợp pháp của bị hại:
Ông Châu Văn Qu, sinh năm 1931; địa chỉ: Thôn ĐĐ3, xã HT, huyện HT, tỉnh Bình Định, là chồng của bị hại.
Bà Châu Thị Thanh V1, sinh năm 1959; địa chỉ: Thôn ĐĐ3, xã HT, huyện HN, tỉnh Bình Định, là con của bị hại, có mặt.
Bà Châu Thị Như H, sinh năm 1960; địa chỉ: Xã PL, huyện TP, tỉnh Bình Định, là con của bị hại.
Ông Châu Văn M, sinh năm 1964; địa chỉ: Thôn ĐĐ2, xã HT, huyện HN, tỉnh Bình Định, là con của bị hại.
Ông Châu Văn H1, sinh năm 1968; địa chỉ: Thôn ĐĐ3, xã HT, huyện HN, tỉnh Bình Định, là con của bị hại.
Bà Châu Thị Thanh T, sinh năm 1969; địa chỉ: Thôn ĐĐ3, xã HT, huyện HN, tỉnh Bình Định, là con của bị hại.
Bà Châu Thị Thanh L, sinh năm 1972; địa chỉ: Số 212 đường NAN, p7, thành phố VT, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là con của bị hại.
Ông Châu Văn T1, sinh năm 1974; địa chỉ: địa chỉ: Thôn ĐĐ3, xã HT, huyện HN, tỉnh Bình Định, là con của bị hại.
Ông Châu Văn T2, sinh năm 1976; địa chỉ: Thôn ĐĐ3, xã HT, huyện HN, tỉnh Bình Định, là con của bị hại.
Ông Châu Văn T3, sinh năm 1977; địa chỉ: Thôn ĐĐ3, xã HT, huyện HN, tỉnh Bình Định, là con của bị hại.
Ông Qu, bà H, ông M, ông H1, bà T, bà L, ông T1, ông T2 và ông T3 đồng ủy quyền cho bà Châu Thị Thanh V (tại văn bản ủy quyền đề ngày 20/5/2019).
- Người làm chứng: Ông Trần Ngọc A, sinh năm 1962; địa chỉ: Thôn ĐĐ3, xã
HT, huyện HN, tỉnh Bình Định, vắng mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Lê Thanh V không có giấy phép lái xe. Khoảng 14 giờ ngày 15/5/2019, sau khi uống bia, V điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 77C1-511.90 lưu thông trên đường Quốc lộ 1A theo hướng Bắc-Nam. Khi đến ngã ba MT thuộc thôn ĐĐ3, xã HT, huyện HN, tỉnh Bình Định; lúc này, bà Nguyễn Thị Ng đang dắt xe đạp sang đường theo hướng Đông-Tây đi từ làn đường xe thô sơ phía Đông đến làn đường xe cơ giới phía Tây, V điều khiển xe trên làn đường xe cơ giới phía Tây, không làm chủ tốc độ, đã tông vào bà Ng cùng xe đạp, gây tai nạn. Hậu quả, bà Nguyễn Thị Ng chết tại bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn cùng ngày.