luật tố tụng hình sự 2015
Ngày 27-11-2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS). BLTTHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.01.2018 được xác định là sửa đổi căn bản, toàn diện gồm 510 điều, trong đó, bổ sung mới 176 điều, sửa đổi 317 điều, bãi bỏ 26 điều. Bộ luật ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện NN pháp quyền XHCN Việt Nam và thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác
điều tra, truy tố, xét xử và bảo đảm QCN, trong đó có các quy định về bị cáo trong TTHS Việt Nam, cụ thể như sau:
1.3.1. Quy định về quyền của bị cáo
Theo quy định tại khoản 2 Điều 61 BLTTHS năm 2015, bị cáo có những quyền sau đây:
a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
b) Tham gia phiên tòa;
c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
Từ quy định của khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 nêu trên, học viên nhận thấy bị cáo có tổng cộng 14 quyền (hơn 4 quyền so với khoản 2 Điều 50 BLTTHS 2003, sẽ phân tích ở mục 1.3.4.1 của luận văn), các quyền đó cụ thể như sau:
1.3.1.1. Bị cáo được quyền nhận các văn bản tố tụng
Các văn bản tố tụng gồm: Quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định … Đây là một quyền rất quan trọng của bị cáo, bởi vì thông qua quyền này bị cáo được biết minh đang ở vị trí, giai đoạn nào của qúa trình giải quyết xét xử VAHS, và biết được bản thân được làm gì và phải làm gì.
Trong đó khi bị can được nhận quyết định đưa vụ án ra XXST của TAND, thì đây chính là văn bản TTHS chính thức xác định người bị nghi ngờ thực hiện hành vi VP, TP hình sự bị VKSND ra cáo trạng buộc tội trước đó, sẽ chuyển từ bị can sang bị cáo. Quyết định này chính là văn kiện đánh dấu sự việc được thay đổi tư cách tham gia tố tụng, hay còn gọi là được hưởng địa vị pháp lý mới (quyền và nghĩa vụ của bị cáo). Đi kèm theo quyết định đưa vụ án ra XXST thì theo quy định tại khoản 1 Điều 255 BLTTHS 2015 [29] trong nội dung quyết định đưa vụ án ra XXST đã thể hiện rất rõ ràng những nội dung như: Tội danh và điều khoản của BLHS mà VKSND áp dụng để truy tố, buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa; thông báo về thời gian, địa điểm mở phiên tòa; những người THTT (họ và tên TP, HTND, KSV …); những người tham gia phiên tòa khác ngoài bị cáo (bị hại, người bào chữa, người phiên dịch, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan …) và những vật chứng cần đưa ra xem xét công khai tại phiên xét xử. Đây là những thông tin giúp cho bị cáo thực hiện được quyền tham gia phiên tòa, quyền yêu cầu thay đổi người người THTT ... và chuẩn bị tâm lý cũng như tài liệu để tự bản thân bào chữa, gỡ tội để bảo vệ lợi ích chính đánh, hợp pháp cho bản thân mình.
Còn đối với bản án, quyết định của HĐXX, thì tại Điều 260 BLTTHS 2015 [29] quy định: Bản án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa; họ tên các thành viên HĐXX, TKTA, KSV; người bào chữa, người phiên dịch, dịch thuật, ...; Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần xã hội, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của bị cáo; họ tên của
người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ ... Trong bản án phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định không có tội, xác định bị cáo có phạm tội hay không và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều, khoản nào của BLHS, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ TNHS và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không phạm tôi thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của Tòa án và quyền kháng cáo đối với bản án. Như vây, bản án, quyết định chính là văn bản mà TAND nhân danh NN để ban hành. Bên cạnh việc xác định lý lịch của bị cáo cũng như những người tham gia và người THTT thì bản án còn rình bày sự việc phạm tội, phân tích và đánh giá những chứng cứ, đối chiếu với các quy định của PL để đưa ra phán xét về hành vi của bị cáo, ghi những quyết định của TAND đối với những hành vi của bị cáo và quyền kháng cáo. Ngoài ra, đối với bị cáo mà có những căn cứ xác định họ không có tội thì bản án phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Do đó, việc nhận được bản án bên cạnh giúp bị cáo thực hiện các quyền khác như quyền kháng cáo, quyền bào chữa,…., việc nhận bản án còn giúp các bị cáo nhận thức đúng đắn về hành vi mà mình đã thực hiện, qua đó có thể giúp bị cáo sửa chữa sai lầm và nhận thức đúng đắn về hành vi của mình và các quy định PL hình sự hiện hành .
1.3.1.2. Bị cáo được quyền tham gia phiên tòa
Đây là quyền vô cùng quan trọng của bị cáo trong TTHS, bởi lẽ phiên tòa là nơi diễn ra toàn bộ hoạt đồng xét xử, từ việc xác minh lý lịch của bị cáo cho đến quá trình xét hỏi, tranh luận. Bản án, quyết định của cơ quan TAND phải dựa trên những chứng cứ được thẩm tra tại phiên tòa, dựa trên những diễn biến thực tế tại phiên tòa. Do đó, quyền được tham gia phiên tòa trực tiếp hỗ trợ cho quyền bào chữa của bị cáo, ngoài ra con hỗ trợ các quyền khác như quyền được giải thích quyền và nghĩa vụ, quyền kháng cáo… Bên cạnh đó việc tham gia phiên tòa sẽ giúp bị cáo nhận thức sâu sắc hơn về hành vi của mình, về mức độ lỗi và mức độ nguy hiểm của hành vi của mình. Ngoài ra, theo tinh thần nghị quyết 49/NQ - TW [8], về đảm bảo tính công khai minh bạch, quyền bình đẳng trước Tòa án thì việc bị cáo được tham gia phiên tòa sẽ khẳng định
được tính công khai, minh, rõ rang trong việc phán xét hành vi của bị cáo và thể hiện sự bình đẳng của bị cáo trước PL và sự bình đẳng đối với những người tham gia tố tụng khác.
1.3.1.3. Bị cáo được quyền thông báo, giải thích về quyền và và nghĩa vụ
Như đã biết các quy định của BLTTHS đã rất rõ ràng và dễ hiểu, tuy nhiên, cùng một vấn đề lại được quy định ở nhiều Điều luật, nhiều chương khác nhau nên nếu một người không có kiến thức PL tổng hợp thì sẽ không thể nắm được toàn diện và hiểu đầy đủ các quy định TTHS. Hơn thế nữa, đa phần các bị cáo lại là những người có trình độ hạn chế, do đó nên việc các bị cáo biết được quyền và nghĩa vụ của mình như thế nào là điều dễ hiểu, chưa kể giữa việc biết được mình có những quyền và nghĩa vụ đó lại là cả một khoảng cách lớn. Chính vì vậy việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị cáo là một quyền quan trọng của bị cáo đồng thời cũng là một trách nhiệm lớn của TAND.
1.3.1.4. Bị cáo được quyền đề giám định, đình giá tài sản, đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, và một số người tham gia phiên tòa
Bị cáo là người bị đưa ra xét xử, là người trực tiếp làm việc với những người THTT, gồm: TP, TKTA, HTND, KSV là những người cho bị cáo thực hiện quyền lợi của mình đồng thời họ lại là người trực tiếp xét xử, đưa ra nhưng câu hỏi, đưa ra những đánh giá về chứng cứ, đưa ra những phán xét về hành vi của bị cáo, do đó vai trò của những người THTT là rất quan trọng. Thái độ làm việc và tinh thần trách nhiệm của những người THTT là yếu tố quan trọng trong việc giải quyết vụ án theo quy định.
Đối với người phiên dịch và người giám định, đây không phải là những người THTT và là những người phải xuất hiện trong tất cả các VAHS. Nhưng trong một số vụ án cụ thể thì những người này chính là những người quan trọng trong việc xác minh sự thật của VAHS và góp phần đánh giá đúng tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà bị cáo đã thực hiện. Do đó để đảm bảo cho bị cáo quyền được xét xử công bằng thì khi có những bằng chứng rõ ràng chứng tỏ những người THTT, giám định viên, phiên dịch viên có thể không đảm bảo khách quan, công bằng thì bị cáo có quyền yêu cầu thay đổi những người này. Nhưng quyền này không phải là không có giới hạn, không phải bị cáo muốn thay đổi ai và thay đổi như thế nào cũng được, mà chi khi nào bị cáo có đủ căn cứ để khẳng định người bị đề nghị thay đổi là thật sự không thể khách quan khi làm nhiệm hoặc những người này đã vi phạm các về các trường hợp phải từ chối
hoặc thay đổi người THTT, giám định viên, phiên dịch viên ..., quy định tại các Điều luật trong BLTTHS 2015, như: Điều 49 (Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền THTT); Điều 52 (thay đổi KSV, KTV); Điều 53 (Thay đổi TP, HTND); Điều 54 (Thay đổi TKTA); Điều 68 (Người giám định); Điều 69 (Người định giá tài sản) và Điều 70 (Người phiên dịch, người dịch thuật) [29].Thì bị cáo mới có quyền được đề nghị, yêu cầu thay đổi. Nếu bị cáo yêu cầu thay đổi trước khi mở phiên tòa XXST thì thẩm quyền quyết định là của Chánh án TAND, còn yêu cầu thay đổi tại phiên tòa thị quyền quyết định thuộc về HĐXX, biểu quyết và được thông qua trong phòng nghị án.
1.3.2.5. Bị cáo được quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu
Đây là quyền được thực xuyên suốt trong qúa điều tra giải quyết VAHS (kể từ giai đoạn thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm), nghĩa là khi chưa có tư cách là bị cáo thì người bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội cũng đã có quyền được đưa ra tài liệu, đồ vật và yêu cầu. Tuy nhiên đến giai đoạn xét xử nhà làm luật vẫn quy định cho bị cáo được hưởng quyền này bởi lẽ đây là một quyền quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc đến một số các quyền quan trọng khác. Trong suốt giai đoạn xét xử, bị cáo có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật và yêu cầu vào bất cứ lúc nào từ khi bắt đầu giai đoạn xét xử cho đến khi kết thúc phiên tòa và HĐXX có nhiệm vụ là phải kiểm tra, xác minh và đánh giá các đồ vật, tài liệu đó, chúng có phải là chứng cứ của vụ án hay không và giá trị sử dụng của chúng đối với VAHS.
1.3.2.6. Bị cáo được quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên
quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá
Thường thì những chứng cứ, tài liệu, đồ vật này có ý nghĩa gỡ tội cho bị cáo, chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc chứng minh những tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Do vậy, HĐXX khi nhận được các chứng cứ, tài liệu, đồ vật do bị cáo cung cấp thì phải tiến hành kiểm tra, đánh giá khách quan để xác định các chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó có phải là chứng cứ trong vụ án hay không? và giá trị của nó trong việc xác định sự thật của vụ án.
1.3.2.7. Bị cáo được quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa
Đây là quyền mà bị cáo được sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, tại phiên tòa bị cáo thực hiện tự quyền bào
chữa thông qua việc tự đưa ra tài liệu đồ vật, yêu cầu, ý kiến tranh luận hoặc các nguồn chứng cứ để chứng minh và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của bân thân. Tuy nhiên nếu bị cáo không tự bào chữa được hoặc nết thấy không đủ khả năng để tự bào chữa và có nguyện vọng muốn nhờ người bào chữa thì luật tố tụng luôn tạo điều kiện để bị cáo được quyền nhờ (thuê) người bào chữa, và trong một số trường hợp nếu bị cáo không tự nhờ (thuê) người bào chữa thì TAND sẽ chỉ định người bào chữa (là Luật sư hoặc Trợ giúp viên pháp lý).
1.3.2.8. Bị cáo được quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội
Đây là quyền cho phép bị cáo đưa ra những ý kiến, lập luận để đối đáp với quan điểm của những người tham gia tố tụng khác và KSV được VKS phân công thực hành quyền công tố tại phiên xét xử. Ngoài ra khi bị cáo đối diện với những câu hỏi khó mang tính buộc tội và tăng nặng TNHS thì luật TTHS có những quy định không bắt buộc bị cáo phải trả lời (có thể giữ quyền im nặng trước câu hỏi, thực ra quyền im nặng chưa được quy định trong BLTTHS 2015, học viên sẽ phân tích và kiến nghị tại mục 3.2. của luận văn) và đưa ra lời khai mang nội dung chống lại bản thân bị cáo và có thể làm tăng nặng thêm tình tiết định tội, định khung hình phạt cho hành vi phạm tội của bị cáo.
1.3.2.9. Bị cáo được quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa
Việc đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa sẽ làm tăng tính chủ động cho bị cáo, giúp bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình được tốt hơn, việc hỏi cũng như đối chất trực tiếp tại phiên tòa sẽ là căn cứ quan trọng