3.3.1. Tăng cường hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về bị cáo
Luật tổ chức TAND 2014 quy định, Uỷ ban thẩm phán TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ: “Bảo đảm việc áp dụng thống nhất PL tại TAND cấp mình và TAND dưới”; “Tổng kết kinh nghiệm xét xử” [36].
Như vậy, có thể thấy nhiệm vụ của Uỷ ban thẩm phán TAND tỉnh Bình Định trong việc bảo đảm áp dụng PL thống nhất là rất quan trọng. Thông qua công tác hướng dẫn giải quyết các VAHS của TAND huyện sẽ giúp cho việc phát hiện những
sai sót trong việc đảm bảo QCN, quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong hoạt động xét xử hình sự để kịp thời uốn nắn và rút kinh nghiệm.
Để phát huy vai trò của Uỷ ban thẩm phán TAND tỉnh trong việc bảo đảm áp dụng PL thống nhất và giải quyết tốt các VAHS đảm bảo được QCN, quyền và nghĩ của bị cáo trong hoạt động xét xử hình sự cần thực hiện các vấn đề sau:
- Kiện toàn lại tổ chức của Uỷ ban thẩm phán TAND tỉnh Bình Định theo hướng tăng cường lực lượng. Ngoài các chức danh bắt buộc theo qui định của pháp PL là Chánh án, phó Chánh án, thì cần có thêm các TP giỏi, có năng lực và kinh nghiệm xét xử các VAHS là thành viên của Uỷ ban thẩm phán TAND tỉnh.
- Hàng năm, thông qua việc giải quyết, xét xử các VAHS, Uỷ ban thẩm phán cần tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình xét xử để rút kinh nghiệm trong toàn tỉnh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự của Toà án.
- Kết hợp với việc tổng kết kinh nghiệm xét xử, Uỷ ban TP cần chủ trì tổ chức các Hội nghị chuyên đề, các cuộc Hội thảo và nghiên cứu khoa học ở cấp cơ sở về việc đảm bảo QCN, quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong xét xử hình sự của các cấp TAND tỉnh Bình Định nói chung và TAND huyện Hoài Nhơn nói riêng.
- Với ưu tiên hiện tại là cần tập trung hướng dẫn quy định tại điểm o, khoản 2 Điều 61 BLTTHS 2015 quy định bị cáo có các quyền khác theo quy định của PL [29]. Các quyền này có thể là quyền im lặng của bị cáo hay không? Có thể là quyền của bị cáo yêu cầu không đăng bản án lên trương Thông tin điện tử của ngành Tòa án?. Đề nghị các ban ngành trung ương cần tập trung thảo luận và sớm đưa ra các văn bản hướng dẫn.
3.3.2. Nâng cao năng lực của người tiến hành tố tụng…
3.3.2.1. Kiện toàn đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và tổ chức, hoạt động của Toà án.
Để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay, TP và HTND cần có nhận thức thống nhất về khái niệm, nội dung và ý nghĩa của thuật ngữ "bị cáo” về “quyền và nghĩa vụ của bị cáo” trong tố tụng hình sự. Thẩm phán và HTND cần phải ý thức được rằng mình chính là người trọng tài vô tư, khách quan thay mặt Nhà nước để đảm bảo áp dụng đúng các quy định của luật tố tụng hình sự về bị cáo trong giai đoạn xét
xử nói chung và tại phiên tòa xét xử VAHS nói riêng. Các thành viên trong HĐXX của TAND huyện Hoài Nhơn cần xác định nghĩa vụ là làm rõ sự thật khách quan của vụ án, chứng minh căn cứ và lý do cho phán quyết trong bản án hoặc quyết định đối với hành vi vi phạm tội của bị cáo tại phiên tòa.
Ngành Toà án cần có biện pháp xây dựng đội ngũ TP đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Trình độ, năng lực của TP dù có giỏi đến đâu nhưng số lượng không đủ, công việc quá tải, áp lực công việc đè nặng thì hiệu quả chắc chắn không cao. Do đó, cần có quy định về việc mở rộng nguồn bổ nhiệm thẩm phán không chỉ đối với cán bộ đang công tác trong ngành mà còn cả những người là luật gia, Luật sư nếu họ đáp ứng được các điều kiện theo quy định của PL. Khi đảm bảo đủ số lượng TP cần thay đổi số lượng TP trong thành phần HĐXX theo hướng nâng từ một lên hai TP, giảm số lượng Hội thẩm từ hai xuống một (nếu HĐXX có 3 người). Nâng TP từ hai lên ba người, giảm số lượng Hội thẩm từ ba xuống hai người (nếu HĐXX có 5 người).
Cần thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ cho TP trước và sau khi bổ nhiệm, công việc này cần tiến hành thường xuyên. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường cần phải đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng xét xử chuyên sâu cho thẩm phán đối với các vụ án trong các lĩnh vực tham nhũng, chứng khoán, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, xây dựng …
Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ công tác thì việc giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ TP là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Cần chú ý đến văn hóa ứng xử khi điều khiển tranh tụng của thẩm phán tại phiên tòa. Vấn đề này tuy không được điều chỉnh bởi pháp luật nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của phiên tòa cũng như uy tín, vị thế của thẩm phán nói riêng, của ngành Tòa án nói chung.
3.3.2.2. Kiện toàn đội ngũ KSV và tổ chức, hoạt động của VKS
Qua thực tiễn xét xử cho thấy, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ kiểm sát viên nói chung và KSV - VKSND huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”. Vì vậy, các cơ quan hữu quan cần phối hợp chặt chẽ với nhau để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ KSV. Có như vậy mới kịp thời trang bị cho đội ngũ
Kiểm sát những kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài trong giai đoạn mới.
Về tổ chức bộ máy của VKS, chức năng của Viện kiểm sát cần sớm tổ chức VKS theo mô hình Viện công tố với chức năng duy nhất trong TTHS là thực hành quyền công tố (buộc tội), bảo đảm cho các Công tố viên hoạt động một cách khách quan, không thiên vị và trên cơ sở pháp luật.
Ngoài ra, đối với ĐTV (là người trực tiếp thực hiện việc điều tra tội phạm) thì ngoài kiến thức PL cần phải giỏi về nghiệp vụ điều tra, khám phá tội phạm, hiểu và sử dụng thành thạo các quy định của BLTTHS về hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ. Đặc biệt trong quá trình THTT bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác thực hiện đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.
3.3.3. Nâng cao năng lực của những người tham gia tố tụng khác
3.3.3.1. Nâng cáo Trợ giúp viên pháp lý
Một là, tiếp tục tổ chức tập huấn, quán triệt các quy định pháp luật liên quan
đến Trợ giúp pháp lý để thống nhất nhận thức về vai trò của TGPL khi tham gia bào chữa tại phiên tòa hình sự;
Hai là, nâng cao chất lượng đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý thông qua tổ chức
nhiều lớp tập huấn kỹ năng TGPL trong lĩnh vực TTHS nói chung và hoạt động bào chữa tại phiên tòa hình sự nói riêng nhằm rút ngắn khoảng cách về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp với đội ngũ luật sư. Đặc biệt nâng cao trình độ kỹ năng hỏi, tranh luận tại phiên tòa đối với các TGPL, chú trọng vào bản chất của hoạt động bào chữa của TGPL tại phiên tòa hình sự là vụ việc hỗ trợ miễn phí theo tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo vệ lẽ phải và những đối tượng yếu thế trong xã hội để từ đó có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được bào chữa, qua đó cũng góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng trong xét xử.
Ba là, cần nâng cao hoạt động tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh TGPL đảm bảo
yêu về số lượng, chất lượng, nhất là đối với các địa phương đang thiếu. Bên cạnh đó, cần huy động các luật sư có kinh nghiệm, trình độ, các tổ chức hành nghề luật sư có uy tín tham gia thực hiện TGPL để người dân có quyền tiếp cận dịch vụ TGPL có chất
lượng theo hai hình thức là ký hợp đồng và đăng ký tham gia theo các nội dung: điều kiện, tiêu chuẩn và việc thù lao, chi phí khi thực hiện vụ việc.
Bốn là, cần nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động TGPL theo hướng chủ
động, tinh gọn về con người và tổ chức, đảm bảo hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh TGPL phù hợp với thực tiễn hoạt động này, đáp ứng yêu cầu mở rộng tranh tụng tại tòa án, bảo đảm thực thi quyền bào chữa, quyền bình đẳng trước pháp luật, đáp ứng nhu cầu giúp đỡ pháp luật của công dân.
Năm là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS sự theo hướng bổ sung
thêm các quy định bảo đảm quyền bào chữa, quyền của người bào chữa, khi tham gia TTHS; nhận thức và xác định đúng vai trò, vị trí của người bào chữa trong hoạt động TTHS; xây dựng cơ chế bảo đảm cho các quy định của PL về quyền của TGPL được thực hiện trên thực tế.
Như vậy, trong thời gian qua thể chế về TGPL nói chung và vai trò của TGPL nói riêng đã được Đảng và NN ngày càng quan tâm; các quy định về TGPL trong TTHS đã được bổ sung, hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao vai trò của TGPL lý khi tham gia bào chữa cho bị cáo thuộc đối tượng TGPL, đặc biệt nâng cao hiệu quả và hiệu lực trong việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp thông qua các quy định của PL trong cả quá trình giải quyết vụ án. Điều đó cho thấy vị thế quan trọng của TGPL khi thực hiện chức năng bào chữa trong mối quan hệ biện chứng với các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội và chức năng xét xử. Đồng thời, cũng cần khẳng định sự tham gia của TGPL lý tại phiên tòa hình sự đã góp phần bảo đảm cho các nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS được thực hiện nghiêm túc, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được
3.3.3.2. Kiện toàn đội ngũ Luật sư.
Luật Luật sư ra đời năm 2006 và đã được sửa đổi bổ sung năm 2012. Cùng với việc thành lập tổ chức Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã khắc phục nhiều sơ hở, bất cập trong quản lý và xây dựng đội ngũ Luật sư. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ Luật sư nhằm đáp ứng sự phát triển của xã hội cần phát triển đội ngũ Luật sư cả về số lượng và chất lượng theo hướng: đáp ứng yêu cầu tham gia bào chữa đối với tất cả các vụ án trên phạm vi toàn quốc, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp. Các cơ quan THTT cần tạo điều kiện để Luật sư thực hiện
các hoạt động tranh tụng có hiệu quả. Đồng thời với việc tăng cường số lượng cần quan tâm đến chất lượng, chế độ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tuyển phải bảo đảm các tiêu chuẩn về năng lực và đạo đức nghề nghiệp của Luật sư; chế độ miễn cho những người THTT (TP, KSV, ĐTV …) cũng phải có tiêu chí cụ thể chứ không phải ai cũng được miễn như quy định hiện nay. Cần có quy định bảo vệ Luật sư khi hành nghề, đồng thời xử lý nghiêm minh đối với Luật sư vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
Để nâng cao chất lượng của đội ngũ Luật sư hiện nay cần quy định rõ tiêu chuẩn chuyên môn của người hành nghề Luật sư phải có bằng cử nhân luật, có thời gian làm thực tiễn từ 4 đến 6 năm trở lên, tuổi đời cũng cần giới hạn không quá 65 tuổi và phải qua sát hạch thi tuyển trước khi cấp giấy phép hành nghề Luật sư. Được như vậy thì trình độ của Luật sư mới được nâng lên, đảm bảo hoàn thành được một cách tốt nhất nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo.
3.3.4. Các giải pháp khác…
3.3.4.1. Bảo đảm chế độ tiền lương và chính sách ưu đãi cho cán bộ
Để đảm bảo công tác xét xử nói chung và xét xử sơ thẩm VAHS nói riêng, ần đảm bảo đủ cơ sở vật chất cần thiết về chế độ tiền lương, trụ sở, trang thiết bị làm việc, phương tiện kỹ thuật...Ở một số nước đang phát triển như Brazil lương thẩm phán cao gấp 33 lần mức lương trung bình; tại Ecuador là 18 lần; tại Pêru là 14 lần... Với sự đảm bảo về vật chất này sẽ hạn chế được tối đa những tác động tiêu cực đối với Thẩm phán trong vấn đề độc lập xét xử.
Thực tế còn cho thấy, công tác tuyển chọn, bổ nhiệm TP ở các huyện vùng sâu, vùng xa hiện nay còn nhiều khó khăn. Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức ngành Toà án còn thấp, điều kiện sinh hoạt và làm việc còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, cộng với áp lực và trách nhiệm đối với công việc rất lớn. Đối với đội ngũ KSV cũng tương tự. Họ đều là người thực hiện những hoạt động nghề nghiệp đặc thù. Do đó, cần có chính sách đãi ngộ đặc biệt để đảm bảo tốt nhất hiệu quả công việc mà họ thực hiện.
Hiện nay lương và chế độ chính sách đối với cán bộ công chức ngành Toà án rất thấp cụ thể như khi được bổ nhiệm mới TP sơ cấp khi được bổ nhiệm hệ số lương so với công việc trước đó là thư ký hay thẩm tra viên vẫn giữ nguyên không
có sự thay đổi, trong khi đó trách nhiệm và áp lực trong công việc của TP rất cao, nhân danh NN ra các phán quyết và chịu trách nhiệm về các phán quyết của mình. Với mức lương như vậy thì không đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt bình thường của mình và gia đình. Vì vậy cần được tăng lên đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, để TP tránh những hiện tượng tiêu cực trong xét xử cũng như giải quyết các loại án.
Để góp phần độc lập trong xét xử và tận tâm công tác của TP cần nghiên cứu chế độ bổ nhiệm TP suốt đời, (hiện nay nhiệm kỳ thứ 2 của TP đã được nâng lên 10 năm), với chế độ chính sách lương cao để tránh những cám dỗ của cuộc sống khi xét xử, đồng thời quy định việc bãi miễn chỉ có thể được thực hiện thông qua việc cáo buộc. Có như vậy mới đảm bảo đội ngũ cán bộ công chức nói chung tận tâm toàn ý với công việc của mình mà thực hiện nhiệm vụ được giao hiệu quả nhất.
3.3.4.2. Tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và ngành toà án nói riêng
Hiện nay một số trụ sở TAND cấp huyện thuộc tỉnh Bình Định nói chung và TAND huyện Hoài Nhơn nói riêng rất chật hẹp, các trụ sở chủ yếu là do mẫu cũ từ thời BTP quản lý và xây dựng đã lâu nên đã xuống cấp trầm trọng, có những trụ sở phòng xét xử và phòng làm việc không đảm bảo diện tích phần nào ảnh hưởng đến việc giải quyết các vụ án. Vì vậy các cấp ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ, đề ra kế hoạch chi tiết từng bước giao đất và cấp kinh phí để xây dựng các cơ quan tư pháp tại các địa phương ngang tầm với vị thế theo như tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW. Vì thế đây không những là những đòi hỏi cấp bách của các cơ quan tư pháp nói chung và cơ quan xét xử nói riêng, nên việc sớm xây dựng các trụ sở khang trang, sạch sẽ, uy nghiêm sẽ tạo điều kiện rất lớn cho các cơ quan đó hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Cần tăng cường phương tiện và những thiết bị thiết yếu cho các