Những vướng mắc của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã được cơ bản hoàn thiện trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Thêm vào đó là sự chỉ đạo sát sao của Bộ Công an và Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh nên cơ quan cảnh sát điều tra luôn thực hiện tốt việc bắt người phạm tội vừa đúng luật, vừa đảm bảo quyền công dân cho họ.
Trong luận văn này, tác giả lấy số liệu thống kê của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Hồ Chí Minh trong 05 năm (từ năm 2014, 2015, 2016, 2017 và 2018).
Bảng 2.1. Bảng thống kê số người bị bắt trên địa bàn TPHCM năm
2014
Năm Tổng số Trường hợp bắt
người bị bắt Quả tang Khẩn cấp Tạm giam Truy nã
2014 12.453 4.999 4.801 2.636 17
(Nguồn: Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TP. Hồ Chí Minh)
Trong năm 2014, có 12.453 người bị bắt. Trong đó, số lượng bị bắt quả tang là 4.999 (chiếm 40% số lượng bị bắt giữ). Số lượng bị bắt khẩn cấp là 4.801 (chiếm 38,5 % số lượng bị bắt giữ). Số lượng bị bắt tạm giam là 2.636 (chiếm 21,2 % số lượng bị bắt giữ). Số lượng bị bắt truy nã là 17 (chiếm 0,3% số lượng bị bắt giữ).
Bảng 2.2. Bảng thống kê số người bị bắt trên địa bàn TPHCM năm
2015
Năm Tổng số Trường hợp bắt
người bị bắt Quả tang Khẩn cấp Tạm giam Truy nã
Trong năm 2015, có 11.554 người bị bắt. So với năm 2014, số người bị bắt giảm 899 người, giảm 7,2% số lượng người phạm tội. Trong đó, số lượng bị bắt quả tang là 4.684 (chiếm 40% số lượng bị bắt giữ). Số lượng bị bắt khẩn cấp là 3.730 (chiếm 32,5 % số lượng bị bắt giữ). Số lượng bị bắt tạm giam là 3.129 (chiếm 27 % số lượng bị bắt giữ). Số lượng bị bắt truy nã là 11 (chiếm 0,5% số lượng bị bắt giữ).
Bảng 2.3. Bảng thống kê số người bị bắt trên địa bàn TPHCM năm
2016
Năm Tổng số Trường hợp bắt
người bị bắt
Quả tang Khẩn cấp Tạm giam Truy nã
2016 11.185 4.423 3.728 3.000 34
(Nguồn: Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TP. Hồ Chí Minh)
Trong năm 2016, có 11.185 người bị bắt. So với năm 2015, người bị bắt giảm 369 đối tượng, giảm 3,2% số lượng người phạm tội bị bắt. Trong đó, số lượng bị bắt quả tang là 4.423 (chiếm 39,5 % số lượng bị bắt giữ). Số lượng bị bắt khẩn cấp là 3.728 (chiếm 33,3 % số lượng bị bắt giữ). Số lượng bị bắt tạm giam là 3.000 (chiếm 26,8 % số lượng bị bắt giữ). Số lượng bị bắt truy nã là 34 (chiếm 0,4% số lượng bị bắt giữ).
Bảng 2.4. Bảng thống kê số người bị bắt trên địa bàn TPHCM năm
2017
Tổng số Trường hợp bắt
Năm người bị bắt
Quả tang Khẩn cấp Tạm giam Truy nã
Trong năm 2017, có 11.216 người bị bắt. So với năm 2016, số người bị bắt tăng 31 đối tượng, tăng 0,28% số lượng người bị bắt. Theo đó, số lượng bị bắt quả tang là 4.562 (chiếm 40 % số lượng bị bắt giữ). Số lượng bị bắt khẩn cấp là 4.001 (chiếm 35,6 % số lượng bị bắt giữ). Số lượng bị bắt tạm giam là 2.632 (chiếm 23,4 % số lượng bị bắt giữ). Số lượng bị bắt truy nã là 22 (chiếm 1% số lượng bị bắt giữ).
Bảng 2.5. Bảng thống kê số người bị bắt trên địa bàn TPHCM năm
2018
Trường hợp bắt Tổng số
Năm Quả Giữ người trong Tạm
người bị bắt trường hợp khẩn Truy nã
tang giam
cấp
2018 11.479 4.151 3.767 3.531 30
(Nguồn: Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TP. Hồ Chí Minh)
Năm 2018 có tổng cộng 11.479 đối tượng bị bắt. Cụ thể, bắt quả tang có 4.151 đối tượng (chiếm 36,2%). Xếp thứ hai là giữ người trong trường hợp khẩn cấp với 736 đối tượng (chiếm 32,8%.). Xếp thứ ba là bắt bị can để tạm giam có 3.531 người (chiếm 30,7%). Cuối cùng, việc bắt người theo lệnh truy nã chiếm tỉ lệ thấp nhất trong bốn trường hợp, với 30 đối tượng (chiếm 0,3%). Căn cứ vào số liệu thống kê, trong 05 năm (từ năm 2014 đến năm 2018), toàn thành phố có 57.887 đối tượng bị bắt. Cụ thể, có 22.819 người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, chiếm 38,4%. Tiếp theo, số người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp là 20.026 người, chiếm 33,6%. Tiếp theo, số người bị bắt trong trường hợp bắt bị can để tạm giam là 14.928 người, chiếm
26,8%. Cuối cùng, số người bị bắt trong trường hợp truy nã là 114 người, chiếm 1,2%.
- Bắt người phạm tội quả tang chiếm tỷ lệ cao nhất:
Năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 11.479 đối tượng bị bắt. Cụ thể, bắt quả tang có 4.151 đối tượng, chiếm 36,2% số lượng người phạm tội bị bắt trong năm này.
Chẳng hạn: Chiều 30/8/2018, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP.Hồ Chí Minh khám phá đường dây mại dâm quy mô lớn quy tụ nhiều diễn viên, MC nổi tiếng đi khách. Đường dây này đi khách với giá được cho là "khủng" nhất từ trước đến nay từ 7.000 đến 25.000 USD/lượt. Đặc biệt, trong cuộc kiểm tra hành chính bất ngờ tại khách sạn ở quận 1 và quận 5, các trinh sát bắt quả tang bốn cặp nam nữ đang thực hiện hành vi mua bán dâm.
Từ khai báo của các đối tượng, cơ quan công an đã bắt giữ Kiều Đại Dũ (tự Pi, SN 1996, quê Bình Định, tạm trú huyện Hóc Môn), trùm chăn dắt của đường dây mại dâm cao cấp này. Thông tin điều tra sơ bộ xác định, Dũ kiếm nguồn khách thông qua các trang mạng. Khách có nhu cầu sẽ nhắn tin cho Dũ thông qua mạng xã hội zalo, đối tượng này sẽ gửi hình ảnh chân dài, giá cả cho khách lựa chọn. Nếu khách đồng ý, Dũ sắp xếp cho “chân dài” đến tận khách sạn “vui vẻ” với khách. Từ lời khai của Dũ và các 'chân dài', công an xác định còn nhiều người mẫu, diễn viên, MC nổi tiếng tham gia đường dây này.
- Giữ người trong trường hợp khẩn cấp chiếm tỷ lệ thứ hai:
Năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 11.479 đối tượng bị bắt. Cụ thể, bắt khẩn cấp có 20.026 người, chiếm 33,6% số lượng người phạm tội bị bắt trong năm này. Việc bắt khẩn cấp chiếm số lượng lớn thứ hai của Cơ
quan Cảnh sát điều tra – Công an TP. Hồ Chí Minh, chủ yếu là dành cho các các đối tượng: giết người, cướp tài sản… xảy ra trên địa bàn.
Chẳng hạn vụ thứ nhất: Ngày 24/10/2018, Phòng Cảnh sát Hình sự bắt khẩn cấp nghi can 15 tuổi đã sát hại một tài xế GrabBike để cướp chiếc xe máy hiệu Winner của sinh viên năm thứ 3 này. Nghi can tên Lê Minh Thuận (15 tuổi, ngụ quận 6) để điều tra về hành vi “giết người” và “cướp tài sản”.
Theo điều tra ban đầu, trước đó năm ngày, vào sáng 19/10/2018, người dân ở khu dân cư Phong Phú 4 (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) phát hiện có một thanh niên lái một máy Winner có biểu hiện nghi vấn nên đuổi theo nhưng không được. Kiểm tra tại hiện trường, họ phát hiện có một thanh niên bị thương tích nặng, trên người mặc đồng phục của GrabBike nên trình báo cơ quan công an. Qua khám nghiệm, công an xác định nạn nhân đã tử vong.
Tiến hành khám nghiệm hiện trường, tử thi, lấy lời khai những người có liên quan, cảnh sát tiến hành truy xét và xác định nạn nhân là anh L.N.H (SN 1998, quê tỉnh Bình Thuận, hiện là sinh viên năm thứ 3 của một trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh). Anh H bị hung thủ giết để cướp đi một số tài sản, trong đó có một chiếc xe máy hiệu Winner. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát Hình sự xác định Thuận đang làm công cho một công ty tại huyện Bình Chánh là nghi can số 1 nên tiến hành truy bắt.
Chẳng hạn vụ thứ hai: Một vụ giết người cũng xảy ra tại trung tâm TP. Hồ Chí Minh vào tối 13/5/2018 gây chú ý của nhiều người. Theo hồ sơ của cơ quan công an, nhóm “hiệp sĩ Tân Bình” bắt quả tang một nhóm bốn đối tượng đang trộm một xe máy SH tại số 648C đường Cách Mạng Tháng Tám (phường 10, Quận 3). Ngay lập tức nhóm ''hiệp sĩ Tân Bình'' tổ chức vây bắt
nhưng nhóm tội phạm rút dao tự chế tấn công lại rồi tẩu thoát khỏi hiện trường. Năm người bị thương được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng vì thương tích nặng nên có 2 người trong nhóm ''hiệp sĩ'' đã tử vong là anh Nguyễn Văn Thôi và Nguyễn Hoàng Nam.
Vào cuộc điều tra, công an đã trích xuất camera tuyến đường, đồng thời triệu tập một số người liên quan lên làm viêc. Từ những manh mối này, Công an đã xác định được những nghi can và tổ chức bắt giữ một đối tượng vào đêm 14-5-2018 là Nguyễn Hoàng Châu Phú (24 tuổi, ngụ Hóc Môn) để làm rõ các nghi vấn liên quan tới vụ án. Đến tối cùng ngày, Công an đã tổ chức vây bắt nghi can Nguyễn Tấn Tài (24 tuổi, tức Tài “mụn”) đang lẩn trốn tại quận Gò Vấp. Khám xét tại nơi ở của hai đối tượng, công an thu giữ xe Exciter màu đỏ, con dao hung khí. Trong phiên tòa của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh diễn ra ngày 30/11/2018, Tài “mụn” bị kết án tử hình.
- Bắt truy nã chiếm tỉ lệ thấp nhất:
Năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 11.479 đối tượng bị bắt. Cụ thể, số người bị bắt trong trường hợp truy nã là 30 người, chiếm 0,3% số lượng người phạm tội bị bắt giữ trong năm này.
Mỗi năm chỉ trên dưới hai, ba chục người bị bắt truy nã vì trước đây đội truy nã nằm trong Phòng Cảnh sát Hình sự. Từ năm 2008, Phòng Cảnh sát Truy nã được thành lập riêng với cơ sở, cán bộ từ các đơn vị mới về. Trong khi đó, các đối tượng bỏ trốn thường là có nhiều tiền án, tiền sự, đổi họ tên, sống lén lút ở các vùng sâu, vùng xa, gặp khó khăn rất lớn cho cảnh sát truy nã.
Mới đây, đơn vị này tái nhập vào Phòng Cảnh sát Hình sự, hứa hẹn việc chuyển giao đối tượng trốn án, trốn trại giam sẽ được chuyển giao cho đội truy nã nhanh hơn, thay vì là một đơn vị riêng biệt như mười năm qua.
Tóm lại, việc bắt người phạm tội về lĩnh vực trật tự xã hội của Cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an Tp. Hồ Chí Minh đều có căn cứ theo pháp luật. Tình trạng bắt oan sai đã hạn chế đến mức thấp nhất, tạo niềm tin cho người dân thành phố. Việc giám sát của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp bắt người phạm tội không có căn cứ, lạm dụng quyền lực. Chức năng của cơ quan này là kiểm tra và giám sát công tác điều tra nên có vai trò rất lớn trong việc bắt người.
Tuy nhiên, cũng có một vài vụ việc oan sai. Cụ thể như vụ thứ nhất, Mỹ Linh bị oan trong vụ án oan tàng trữ trái phép chất ma túy mà Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh hủy án từ tháng 8-2013 vì việc kết án của Tòa án nhân dân quận Tân Bình là không đúng quy định pháp luật.
Đến giữa năm 2017 thì Viện Kiểm sát nhân dân quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh đã ra các quyết định đình chỉ đối với Mỹ Linh theo khoản 2 Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự vì hành vi của Linh không cấu thành tội phạm. Như vậy, Mỹ Linh chính thức được minh oan sau bốn năm được Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh xác định hành vi chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo hồ sơ, tháng 1-2013, Linh cùng bạn bè đang sử dụng ma túy tại một khách sạn ở đường Phan Huy Ích (phường 15, quận Tân Bình) thì bị công an quận và công an phường đến kiểm tra. Qua giám định, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP. Hồ Chí Minh xác định những chất đã thu được tại khách sạn, bao gồm chất Methamphetamine (MA) có trọng lượng 0,1735 g và chế phẩm heroin có trọng lượng 0,0623 g.
Tháng 5-2013, Tòa án nhân dân quận Tân Bình đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ như Linh phạm tội lần đầu, chưa có tiền án tiền sự, khai báo thành
khẩn để xử phạt hai năm sáu tháng tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy đối với Linh. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã kháng nghị, yêu cầu hủy án của Tòa án nhân dân quận Tân Bình để điều tra lại với lý do “các chất ma túy mà Linh tàng trữ đều dưới mức để xử lý hình sự”. Theo Viện, như vậy việc kết án Linh là không đúng quy định pháp luật.
Vụ thứ hai là truy tố ông Nguyễn Văn Thành - chủ quán cà phê Xin Chào (H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) cũng từng xôn xao dư luận cả nước.
Theo nội dung vụ án, tháng 3/2013, Công an huyện Bình Chánh kiểm tra hộ kinh doanh của ông Nguyễn Văn Thành, tạm giữ 12 máy phát điện (trị giá hơn 2,7 tỷ đồng) đã qua sử dụng với lý do "mua bán không có hóa đơn chứng từ".
Ông Thành sau đó bị khởi tố về hành vi Kinh doanh trái phép. Kết luận điều tra do đại tá Nguyễn Văn Quý (người sai phạm trong vụ án Xin Chào) ký được Viện Kiểm sát nhân dân huyện Bình Chánh chấp thuận. Hồ sơ vụ án chuyển qua tòa cùng cấp nhưng bị trả lại.
Quá trình điều tra bổ sung, Công an huyện Bình Chánh phát hiện năm 2008-2012, ông Thành mua bán 17 máy phát điện có giá trên 100 triệu đồng. Việm Kiểm sát nhân dân huyện Bình Chánh ra cáo trạng mới, truy tố ông Thành về hành vi mua bán 12 máy và 17 máy (đã bán trước đó theo lời khai của ông Thành).
Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh xử phạt ông Thành 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo và tuyên tịch thu 12 máy còn lại để xử lý. Bản án được Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên khi xử phúc thẩm. Cho rằng mình bị oan, ông Thành tiếp tục kháng nghị xin giám đốc thẩm xem xét lại vụ án.